Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phú Bài
lượt xem 1
download
Thông qua tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phú Bài này các bạn học sinh dễ dàng hệ thống kiến thức đã được học trong học kì 2, từ đó chuẩn bị chu đáo kiến thức để vượt qua kì thi gặt hái nhiều thành công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phú Bài
- SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II TRƯỜNG THPT PHÚ BÀI NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Địa lí 10 Câu 1.1. Vai trò chủ đạo của ngành sản xuất công nghiệp được thể hiện A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất. B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Câu 1.2. Điểm giống nhau cơ bản của hai giai đoạn sản xuất công nghiệp là A. cùng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu. B. cùng chế biến nguyên liệu để tạo ra sản phẩm tiêu dùng. C. đều sản xuất bằng thủ công. D. đều sản xuất bằng máy móc. Câu 1.3. Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp là A. khí hậu. B. khoáng sản C. biển. D. rừng Câu 2.1. Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là A. Nâng cao đời sống dân cư. B. Cải thiện quản lí sản xuất. C. Xoá đói giảm nghèo. D. Công nghiệp hoá nông thôn. Câu 2.2. Trình độ phát triển công nghiệp hoá của một nước biểu thị ở A. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế. B. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật. C. Trình độ lao động và khoa học kĩ thuật của một quốc gia. D. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của một quốc gia. Câu 2.3. Tính chất tập trung cao độ trong công nghiệp được thể hiện rõ ở việc A. làm ra tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng. B. phân phối sản phẩm công nghiệp trên thị trường. C. tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. D. tập trung nhiều điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp. Câu 3.1. Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây? A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. Câu 3.2. Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây? A. Bắc Mĩ. B. Châu Âu. C. Trung Đông. D. Châu Đại Dương. Câu 3.3. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm A. thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy. B. dệt - may, chế biến sữa, sành - sứ - thủy tinh. C. nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát. D. dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. Câu 4.3. Ý nào sau đây không phải vai trò của ngành công nghiệp điện lực? A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật. B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. C. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người. D. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Câu 5.1. Ngành được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là A. công nghiêp cơ khí. B. công nghiệp điện tử - tin học. C. công nghiệp năng lượng. D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 5.2. Sự phát triển của công nghiệp thực phẩm có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành nào sau đây? A. Luyện kim. B. Xây dựng. C. Nông nghiệp. D. Khai khoáng.
- Câu 5.3. Ở nước ta, vùng than lớn nhất đang khai thác thuộc tỉnh A. Lạng Sơn. B. Hòa Bình. C. Cà Mau. D. Quảng Ninh. Câu 6.1. Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 6.2. Ngành công nghiệp nào sau đây có khả năng giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ? A. Công nghiệp luyện kim. B. Công nghiệp dệt may. C. Công nghiệp hóa chất. D. Công nghiệp năng lượng. Câu 6.3. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi ( Hiểu ) A. việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển. B. thời gian và chi phí xây dựng tốn kém. C. lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. D. nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Câu 7.1. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hình thành có vai trò A. nhằm sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, vật chất và lao động. B. nhằm hạn chề tối đa các tác hại do hoạt động công nghiệp gây ra. C. nhằm phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng. D. nhằm áp dụng có hiệu quả thành tựu KHKT vào sản xuất. Câu 7.2. Về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau: A. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. B. Điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp. C. Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp. Câu 7.3. Phát biểu nào sau đây không đúng về điểm công nghiệp? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. C. Được đặt ở những nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu, nông sản. D. Có xí nghiệp nòng cốt, một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa. Câu 8.1. Cơ sở hạ tầng thiết yếu của một khu công nghiệp là có A. các loại hình giao thông. B. nhiều nhà máy xí nghiệp. C. bãi kho, bến cảng và hệ thống giao thông. D. điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc. Câu 8.2. Ở Việt Nam, trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất về giá trị sản xuất công nghiệp? A. Biên Hòa. B. Thủ Dầu Một. C. TP.Hồ Chí Minh. D. Vũng Tàu. Câu 8.3. Khu công nghiệp tập trung phổ biến ở nhiều nước đang phát triển vì A. thúc đẩy đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế. B. phù hợp với điều kiện lao động và nguồn vốn. C. có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao. D. thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 9.1. Cho bảng số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG THAN, ĐIỆN CỦA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2010 – 2017 (Đơn vị tính: %) Năm 2010 2017 Than 100 154 Điện 100 127 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
- Căn cứ bản số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng sản lượng than, điện cả Ấn Độ năm 2010 và năm 2017? A. Than tăng nhanh hơn điện. B. Điện tăng nhanh, than không tăng. C. Điên tăng nhanh hơn than. D. Than và điện đều không tăng Câu 9.2. Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 – 2013 Năm Sản phẩm 1950 1960 1990 2003 2010 2013 Than (triệu tấn) 1820 2603 3387 5300 6025 6859 Dầu mỏ (triệu tấn) 523 1052 3331 3904 3615 3690 Điện (tỉ kWh) 967 2304 11832 14851 21268 23141 Thép (triệu tấn) 189 346 770 870 1175 1393 (Nguồn: số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới, thời kì 1950 - 2013, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? A. đường B. cột C. tròn D. miền Câu 9.3. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A NĂM 2010 VÀ NĂM 2016 (đơn vị tính: tỉ kwh) Năm 2010 2015 2016 Sản lượng điện 17,5 23,9 25,1 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018) Theo bảng số liệu, sản lượng điên của In-đô-nê-xi-a năm 2016 so với năm 2010 tăng A. 7,6 tỉ kwh. B. 6,5 tỉ kwh. C. 5,6 tỉ kwh. D. 7,2 tỉ kwh. Câu 10.1. Đâu không phải đặc điểm ngành dịch vụ? A. Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. B. Góp phần giải quyết việc làm. C. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. D. Làm tăng giá trị hàng hóa nhiều lần. Câu 10.2. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng? A.Hoạt động đồn thể B. Hành chính công C. Hoạt động buôn, bán lẻ D.Thông tin liên lạc Câu 10.3. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ? A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh B. Trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất C. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên D. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động Câu 11.1. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành A. dịch vụ công. B. dịch vụ tiêu dùng. C. dịch vụ kinh doanh. D. dịch vụ cá nhân. Câu 11.2. Những ngành nào sau đây không thuộc ngành dịch vụ? A. Ngành thông tin liên lạc. B. Ngành bảo hiểm. C. Ngành du lịch. D. Ngành xây dựng. Câu 11.3. Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu của ngành dịch vụ là A. quy mô, cơ cấu dân số. B. mức sống và thu nhập thực tế. C. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. D. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. Câu 12.1. Ở nhiều nước, các ngành dịch vụ được chia ra thành các nhóm nào sau đây?
- A. Dịch vụ nghề nghiệp, dịch vụ công, dịch vụ kinh doanh. B. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ du lịch, dịch vụ cá nhân. C. Dịch vụ cá nhân, dịch vụ hành chính công, dịch vụ buôn bán. D. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công. Câu 12.2. Nhân tố truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ thông qua A. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ. B. Sức mua, nhu cầu dịch vụ. C. phân bố mạng lưới ngành dịch vụ. D. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. Câu 12.3. Đối với các việc hình thành các điểm du lịch, đâu là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng? A. Sự phân bố tài nguyên du lịch. B. Sự phân bố các điểm dân cư. C. Trình độ phát triển kinh tế. D. Cơ sở vật chất, hạ tầng. Câu 13.1. Ý nào sau đây không nói về vai trò của ngành giao thông vận tải? A. Tham gia cung ứng nguyên liệu, vật tư, kĩ thuật cho sản xuất. B. Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện. C. Cùng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng. D. Góp phần phân bố dân cư hợp lí. Câu 13.2. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là A. chất lượng của dịch vụ vận tải. B. khối lượng vận chuyển. C. khối lượng luân chuyển. D. sự chuyển chở người và hàng hóa. Câu 13.3. Ý nào sau đây thể hiện giao thông vận tải là ngành kinh tế độc đáo vừa mang tính sản xuất vật chất, vừa mang tính dịch vụ? A. Vai trò của ngành giao thông vận tải. B. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải. C. Điều kiện để phát triển giao thông vận tải. D. Trình độ phát triển giao thông vận tải. Câu 14.1. Sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải phụ thuộc vào A. điều kiện tự nhiên. B. điều kiện kinh tế - xã hội. C. tiến bộ khoa học kĩ thuật. D. sự phân bố dân cư. Câu 14.2. Phương tiện vận tải đặc trưng của vùng hoang mạc thường sử dụng là A. ô tô B. đường sắt C. Lạc đà D. đường sông Câu 14.3. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến A. khối lượng luân chuyển của người và hàng hóa. B. kế hoạch phát triển các công trình giao thông vận tải. C. khối lượng vận chuyển người và hàng hóa. D. công tác thiết kế, thi công các công trình giao thông vận tải. Câu 15.1. Tiêu chí nào không để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải? A. Cước phí vận tải thu được. B. Khối lượng vận chuyển. C. Khối lượng luân chuyển. D. Cự li vận chuyển trung bình. Câu 15.2. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng A. khối lượng luân chuyển.
- B. sự an toàn cho hành khách và hàng hóa. C. sự kết hợp của các loại hình giao thông vận tải. D. khối lượng vận chuyển. Câu 15.3. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là A. phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải. B. xây dựng mạnh lưới y tế, giáo dục. C. cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm. D. mở rộng diện tích trồng rừng. Câu 16.1. Khi lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải, nhân tố cần chú ý đầu tiên là A. điều kiện tự nhiên B. dân cư C. nguồn vốn đầu tư D. điều kiện kĩ thuật Câu 16.2. Nhân tố ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển, phân bố và hoạt động của các ngành giao thông vận tải là A. địa hình, khí hậu. B. khí hậu, thuỷ văn. C. sự phát triển kinh tế. D. sự phân bố dân cư. Câu 15.1. Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải ? A. là tiêu chí để đặt yêu cầu về tốc độ vận chuyển. B. quyết định sự phát triển và phân bố mạng lưới giao thông vận tải. C. quy định mật độ, mạng lưới các tuyến đường giao thông. D. quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải. Câu 15.2. Tác động của các ngành kinh tế đến ngành giao thông vận tải dưới góc độ là khách hàng được biểu hiện ở A. sự có mặt của một số loại hình vận tải. B. yêu cầu về khối lượng, cư li, tốc độ vận chuyển. C. yêu cầu về thiết kế công trình giao thông vận tải. D. chi phí vận hành phương tiện lớn. Câu 15.3. Sự phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn, các chùm đô thị ảnh hưởng sâu sắc đến A. vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô. B. môi trường và sự an toàn giao thông. C. giao thông vận tải đường bộ và đường sắt. D. cường độ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải. Câu 16.1. Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải nào sau đây? A. đường ô tô. B. đường sắt. C. đường sông. D. đường ống. Câu 16.2. Nhược điểm chính của ngành vận tải đường sắt là A. đòi hỏi đầu tư lớn để lắp đặt đường ray. B. đầu tư lớn để xây dựng hệ thống nhà ga. C. chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray. D. tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn cao. Câu 16.3. Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là A. sự tiện lợi, tính cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình. B. các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại. C. chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa.
- D. tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn. Câu 17.1. Hạn chế lớn nhất của sự bùng nổ trong việc sử dụng phương tiện ô tô là A. tắc nghẽn giao thông. B. gây ra vấn đề nghiêm trọng về môi trường. C. gây thủng tần ô dôn. D. chi phí cho sửa chữa đường hằng năm rất lớn. Câu 17.2. Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển A. than. B. nước. C. dầu mỏ, khí đốt. D. quặng kim loại. Câu 17.3. Giao thông đường thủy nói chung có ưu điểm là A. cước phí vận tải rẻ, thích hợp với chở hàng nặng, cồng kềnh. B. tiện lợi, thích nghi cao với mọi điều kiện địa hình. C. vận chuyển được hàng nặng, đi xa, tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ. D. có hiệu quả với cự li vận chuyển ngắn và trung bình. Câu 18.1. Hạn chế của ngành vận tải đường hàng không là A. tốc độ chậm, thiếu an toàn. B. cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp . C. không cơ động, chi phí đầu tư lớn. D. chỉ vận chuyển được chất lỏng. Câu 18.2. Trên các tuyến đường biển quốc tế, sản phẩm được chuyên chở nhiều nhất là A. sản phẩm công nghiệp nặng. B. các loại nông sản. C. dầu thô và sản phẩm của dầu mỏ. D. các loại hàng tiêu dùng. Câu 18.3. Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là A. ít gây ra những vấn đề về môi trường. B. vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn. C. tốc độ vận chuyển nhanh nhất. D. an toàn và tiện nghi cao nhất. Câu 19.1. Cho bảng số liệu sau: Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta năm 2014. Khối lượng hàng hóa vận Khối lượng hàng hóa Loại hình chuyển (triệu tấn) luân chuyển (triệu tấn) Đường sắt 7,2 4311,5 Đường bộ 821,7 48189,8 Đường sông 190,6 40099,9 Đường biển 58,9 130015,5 Đường hàng không 0,2 534,4 Tổng số 1078,6 223151,1 Căn cứ vào bảng số liệu trên cho biết, ngành giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất là A. Đường bộ. B. Đường sắt. C. Đường sông. D. Đường biển. Câu 19.2. Cho bảng số liệu sau: Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta năm 2014. Khối lượng hàng hóa vận Khối lượng hàng hóa luân Loại hình chuyển (triệu tấn) chuyển (triệu tấn.km) Đường sắt 7,2 4311,5
- Đường bộ 821,7 48189,8 Đường sông 190,6 40099,9 Đường biển 58,9 130015,5 Đường hàng không 0,2 534,4 Tổng số 1078,6 223151,1 Căn cứ vào bảng số liệu trên cho biết, ngành giao thông vận tải có cự li vận chuyển lớn nhất là A. Đường bộ. B. Đường hàng không. C. Đường sông. D. Đường biển. Câu 19.3. Cho bảng số liệu: SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014 Nước Khách du lịch Doanh thu đến (triệu lượt) ( tỉ USD) Hoa Kì 75,0 220,8 Căn cứ bảng số liệu trên, Hoa Kì có doanh thu du lịch trung bình là A. 2744 USD/lượt khách. B. 2820 USD/lượt khách. C. 2900 USD/lượt khách. D. 2944 USD/lượt khách. Câu 20.1. Thị trường được hiểu là A. nơi tập trung nhiều sản phẩm hàng hóa. B. nơi gặp gỡ giữa bên bán bên mua. C. nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ. D. nơi có các chợ và siêu thị. Câu 20.2. Theo quy luật cung-cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả A. có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đình trệ. B. có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đình trệ. C. có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất. D. có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất. Câu 20.3. Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ A. trong một quốc gia. B. trong một khu vực. C. giữa các quốc gia. D. thị trường thế giới. Câu 21.1. Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ nào sau đây? A. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. B. Xuất khẩu hàng hóa ra các nước trên thế giới. C. Nhập khẩu hàng hóa từ các nước trên thế giới. D. Quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Câu 21.2. Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua việc A. vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua. B. luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. C. luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng. D. trao đổi các loại hàng hóa, dịch vụ giữa các địa phương với nhau. Câu 21.3. Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả khi có xu hướng A. tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn. B. giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn. C. hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất. D. giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
- Câu 22.1. Cán cân xuất nhập khẩu là A. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng nhập khẩu so với hàng xuất khẩu B. sự chênh lệch giữa ngành nội thương và ngoại thương C. giá trị đo được của một khối lượng hàng hoá nhập khẩu D. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu so với hàng nhập khẩu Câu 21.2. Nội thương phát triển góp phần thúc đẩy A. chuyên môn hóa sản xuất, phân công lao động theo lãnh thổ. B. mở rộng thị trường quốc tế, mở rộng thị trường. C. kim ngạch nhập khẩu, phục vụ phát triển kinh tế. D. kim ngạch xuất khẩu, đa dạng hoạt động kinh tế. Câu 21.3. Biểu hiện nào sau đây cho thấy xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đã trở thành một xu hướng quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay? A. các nước tăng cường giao lưu, hợp tác. B. sự ra đời của nhiều tổ chức kinh tế thế giới, đặc biệt là WTO. C. nền kinh tế của các nước ngày càng phát triển. D. ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến. Câu 22.1. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế trong nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển? A. hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tạo đầu ra cho sản phẩm. B. tăng hiệu quả kinh tế của nhiều ngành sản xuất. C. tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. D. chỉ có lợi cho các nhà sản xuất, không có lợi cho người tiêu dùng. Câu 22.2. Làm nhiệm vụ cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng là ngành A. hàng hóa. B. tiền tệ. C. thị trường. D. thương mại. Câu 22.3. Xuất siêu là tình trạng A. khối lượng hàng xuất khẩu quá lớn làm cho hàng hóa bị ứ đọng. B. giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu. C. khối lượng hàng xuất khẩu lớn trong khi khối lượng hàng nhập khẩu nhỏ. D. xuất khẩu rất lớn của các nước phát triển tràn ngập thị trường thế giới. Câu 23.1. Môi trường sống của con người bao gồm môi trường A. không khí, nước, đất. B. tự nhiên, nhân tạo, xã hội. C. tự nhiên, không khí, nước. D. sinh vật, địa chất, nước. Câu 23.2. Đặc điểm nào dưới đây thuộc về môi trường tự nhiên? A. Xuất hiện trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào con người. B. Bị hủy hoại nếu không có bàn tay chăm sóc của con người. C. Phát triển theo quy luật tự nhiên. D. Là kết quả lao động của con người. Câu 23.3. Đặc điểm nào dưới đây thuộc về môi trường nhân tạo? A. Môi trường nhân tạo không phụ thuộc vào con người. B. Mỗi trường nhân tạo phát triển theo quy luật riêng của nó. C. Môi trường nhân tạo phát triển theo các quy luật tự nhiên. D. Các thành phần của môi trường nhân tạo chịu tác động của con người. Câu 24.1. Chức năng nào dưới đây không phải của môi trường địa lí? A. Là không gian sinh sống của con người. B. Là nơi tồn tại các quy luật tự nhiên. C. Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên. D. Là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra.
- Câu 24.2. Môi trường tự nhiên không phải là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội loài người vì môi trường tự nhiên A. không cung cấp đầy đủ nhu cầu của con người. B. phát triển không phụ thuộc vào tác động của con người. C. phát triển chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. D. phát triển nhanh hơn sự phát triển của xã hội loài người. Câu 24.3. Phải bảo vệ môi trường vì A. không con người thì môi trường sẽ bị hủy hoại. B. con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường. C. ngày nay không nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người. D. môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Câu 25.1. Việc phân chia tài nguyên thiên nhiên thành tài nguyên đất, nước,khí hậu, sinh vật, khoáng sản là sự phân loại dựa vào A. thuộc tính tự nhiên. B. công dụng kinh tế. C. khả năng hao kiệt. D. sự phân loại của các ngành sản xuất. Câu 25.2. Theo công dụng kinh tế người ta chia tài nguyên thành các loại như sau: A. Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản. B. Tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch. C. Tài nguyên không phục hồi được và tài nguyên phục hồi được. D. Tài nguyên có thể bị hao kiệt và tài nguyên không bị hao kiệt. Câu 25.3. Loại tài nguyên không khôi phục được là A. khoáng sản. B. năng lượng mặt trời. C. đất trồng. D. khí hậu. Câu 26.1. Nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người là A. môi trường tự nhiên. B. môi trường xã hội. C. môi trường nhân tạo. D. phương thức sản xuất. Câu 26.2.Tài nguyên không bị hao kiệt là A. khoáng sản. B. rừng. C. động vật. D. năng lượng Mặt Trời. Câu 26.3. Làm thế nào để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế? A. Hạn chế khai thác các khoáng sản trong lòng đất. B. Phải sử dụng thật tiết kiệm, sản xuất các vật liệu thay thế. C. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc là khoáng sản. D. Hạn chế khai thác các tài nguyên thiên nhiên. Câu 27.1. Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có A. đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh. B. đời sống vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ. C. sức khỏe và tuổi thọ ngày càng cao. D. môi trường sống an toàn, mở rộng. Câu 27.2. Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với hoạt động phát triển A. du lịch. B. nông nghiệp. C. công nghiệp. D. ngoại thương. Câu 27.3. Đâu là những vòng luẩn quẩn mà các nước đang phát triển bị trói buộc, cần phải tháo gỡ để có thể thoát nghèo A. dịch bệnh, đói nghèo, ô nhiễm môi trường. B. sự chậm phát triển, ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số. C. chiến tranh và xung đột, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. D. Sự chậm phát triển, chiến tranh và xung đột, bùng nổ dân số. Câu 28.1. Đâu không phải là hướng giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay? A. Chấm dứt chạy đua vũ trang,chấm dứt chiến tranh. B. Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo. C. Phải thực hiện các công tác quốc tế về môi trường, luật môi trường. D. Hạn chế sử dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khai thác tài nguyên.
- Câu 28.2. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng? A. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo. B. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật. C. Thiên tai lũ lụt, động đất, sóng thần. D. Gánh nặng nợ nước ngoài, sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói. Câu 28.3. Giải pháp nào sau đây có ý nghĩa hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường? A. Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh B. Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường. C. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường. D. Nâng cao trình độ công nghệ trong khai thác, chế biến. II. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Vì sao ở các nước đang phát triển ở châu Á, trong đó có Việt Nam lại phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung? Câu 2. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 (Đơn vị: tỉ kwh) Năm 2010 2015 2016 Sản lượng 176 240 251 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) a) Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của In-đô-nê-xi-a qua các năm ( Lấy năm 2010 làm năm gốc bằng 100%). b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của In-đô-nê-xi-a giai đoạn 2010 – 2016. Câu 3. Tại sao để phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội ở miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước? Câu 4 . Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1995 – 2014 Sản phẩm Năm 1995 2000 2005 2011 2014 Điện (Tỉ kWh) 14,7 26,7 52,1 101,5 140,2 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất điện ở nước ta giai đoạn 1995 – 2014 b. Nhận xét và giải thích. Câu 5. Cho bảng số liệu: Tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới từ năm 2017 (Đơn vị: triệu tấn quy đổi) Năm 2017 Củi gỗ 1274 Than 3469 Dầu mỏ, khí tự nhiên 6841 Nguyên tử, thủy điện 1018 Năng lượng mới 115 Tông 12717 a. Tính tỉ trọng cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới năm 2017 b. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng năm 2017.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn