Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lê Lợi
lượt xem 6
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lê Lợi” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lê Lợi
- TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 10 CUỐI KÌ II Tổ Hóa- Sinh-CNNN Năm học 2022-2023 A. MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng số câu Tổng Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % Nhận biết điểm Nội dung/đơn vị TT Chủ đề kiến thức Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) Nội dung 1 2 2 5 Xác định số oxi hoá Nội dung 2 Xác định chất khử, Chủ đề 4 3 1 3 1 17,5 chất oxi hoá. Quá Phản trình oxi hoá, quá 1 ứng OXI trình khử HOÁ – KHỬ Nội dung 3 Lập PTHH của 1 1 10 phản ứng OXH-K Nội dung 4 Ý nghĩa của phản 2 1 2 1 15 ứng
- OXH – K Nội dung 1 Chủ đề 5 Phản ứng toả nhiệt, 2 Năng phản ứng thu nhiệt 3 1 3 1 17,5 lượng hoá học Nội dung 1 Tính tốc độ trung 1 1 10 Chủ đề 6 bình của phản ứng Tốc độ Nội dung 2 phản Các yếu tố ảnh 3 3 1 3 1 17,5 ứng hoá hưởng đến tốc độ học phản ứng Nội dung 3 Ý nghĩa thực tiễn 3 3 7,5 của tốc độ phản ứng Tổng 16 3 2 1 Tỉ lệ % Tổng hợp chung 40% 30% 20% 10% 16 6 100%
- B-NỘI DUNG ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ Nhận biết - Xác định số oxi hoá -Xác định chất khử, chất oxi hoá. Quá trình oxi hoá, quá trình khử -Ý nghĩa của phản ứng OXH – K Thông hiểu -Xác định được số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất và ion. -Xác định đúng chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử. Vận dụng - Lập được và cân bằng được các phản ứng oxi hóa khử đơn giản bằng pp thăng bằng electron. Vận dụng cao - Bài toán sử dụng phương pháp bảo toàn số mol electron CHỦ ĐỀ 5. NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC Nhận biết - Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt Thông hiểu 0 -Dựa vào dấu và giá trị ∆ 𝑟 𝐻298 để xác định phản ứng đó là tỏa nhiệt hay thu nhiệt. 0 -Tính giá trị ∆ 𝑟 𝐻298 dựa vào nhiệt tạo thành chuẩn và vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng CHỦ ĐỀ 6.TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC Nhận biết - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng - Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng Thông hiểu - Từ hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét về yếu tố ảnh hưởng Vận dụng -Áp dụng biểu thức để tính được tốc độ trung bình và tốc độ tức thời cho một số phản ứng cụ thể.
- C - CÂU HỎI ÔN TẬP I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Nhận biết Nội dung 1: Xác định số oxi hoá Câu 1: Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử? A. Hóa trị. B. Điện tích. C. Khối lượng.D. Số hiệu nguyên tử. Câu 2: Cho các chất sau: Cl2, HCl, NaCl, KClO3, HClO4. Số oxi hóa của nguyên tử Cl trong phân tử các chất trên lần lượt là A. 0, +1, +1, +5, +7. B. 0, –1, –1, +5, +7. C. 1, –1, –1, –5, –7. D. 0, 1, 1, 5, 7. Câu 3: Hãy cho biết dãy nào sau đây số oxi hóa của nguyên tố hydrogen luôn là +1? A. CsH, MgH2, NaH, LiH. B. C2H2, KH, H2S, PH3. C. HF, H2O2, C2H2, NH3. D. HCl, CaH2, H2O, CH4. Câu 4: Cho các hợp chất sau: NH3, NH4Cl, HNO3, NO2. Số hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hóa –3 là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 5: Ammonia (NH3) là nguyên liệu để sản xuất nitric acid và nhiều loại phân bón. Số oxi hóa của nitrogen (N) trong ammonia là A. +3. B. –3. C. +1. D. –1. Nội dung 2: Xác định chất khử, chất oxi hoá. Quá trình oxi hoá, quá trình khử Câu 6 : Chất khử là chất: A. Cho điện tử (electron), chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. Cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Câu 7 : Chất oxi hóa là chất: A. Cho điện tử (electron), chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. Cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Câu 8: Quá trình oxy hoá là A. quá trình cho electron. B. quá trình nhận electron. C. quá trình tăng electron. D. quá trình giảm số oxy hoá. Câu 9: Quá trình khử là A. quá trình cho electron. B. quá trình nhận electron. C. quá trình tăng electron. D. quá trình giảm số oxy hoá. Câu 10: Trong phản ứng sau: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl. Vai trò của H2S là A. chất oxi hóa. B. chất khử. C. acid. D. vừa oxi hóa vừa khử. Câu 11: Cho quá trình: Fe+2 → Fe+3+ 1e. Đây là quá trình A. oxi hóa. B. khử . C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử. +5 +2 Câu 12: Cho bán phản ứng: N + 3e N . Đây là quá trình gì? A. Oxi hóa. B. Tự oxi hóa – khử. C. Nhận proton. D. Khử. Câu 13: Cho các phản ứng sau (ở đk thích hợp) : (1) SO2 + Na2SO3 + H2O 2NaHSO3 (2) SO2 + O3 SO3 + H2O (3) SO2 + H2S 3S + 2H2O (4) SO2 + C S + CO2 (5) 2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 Hãy cho biết những phản ứng nào SO2 đóng vai trò chất oxi hóa ? A. 1, 3, 5. B. 2, 3, 5. C. 3, 4. D. 2, 4. Nội dung 3: Ý nghĩa của phản ứng OXH – K Câu 14: Phản ứng được sử dụng để kiểm tra nồng độ ethanol trong hơi thở của tài xế dựa trên hiện tượng gì?
- A. Sự chuyển màu từ da cam (Cr2O72 - ) sang xanh (Cr3+). B. Sự chuyển màu từ xanh (Cr3+) sang da cam (Cr2O72 - ). C. Sự chuyển màu từ da cam (CrO3 ) sang xanh (Cr3+). D. Sự chuyển màu từ xanh (Cr3+) sang da cam (CrO3 ). Câu 15: Đinh ốc để lâu trong không khí bị gỉ sét (Fe2O3.nH2O), vì gỉ sắt xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ kim loại đều bị gỉ bong từng lớp. Phản ứng diễn ra theo trình tự sau: (1) 2Fe + 2H2O +O2 2Fe(OH)2 (2) 2Fe(OH)2 + H2O + ½ O2 2Fe(OH)3 (3) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O. Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử? Hình. Đinh ốc để lâu trong không khí bị gỉ sét. A. (1). B. (1), (2). C. (1), (3). D. (2). Câu 16: Hiện nay một số kĩ thuật điều chế kim loại đòi hỏi áp dụng phản ứng oxi hóa khử. Sản xuất gang xảy ra qua nhiều giai đoạn, trong đó có 1 phản ứng hóa học sau: Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 Khí CO có vai trò gì? A. Chất oxi hóa. B. Chất khử. C. Tạo môi trường. D. Vừa là chất khử vừa tạo môi trường. Câu 17: Khí gas trong dân dụng và công nghiệp chủ yếu có thành phần propane (C3H8) butane (C4H10) và một số thành phần khác. Tỷ lệ pha trộn thông thường của propane và butane là 30:70; 40:60; 50:50. Quá trình đốt cháy gas xảy ra theo các phương trình phản ứng sau:
- C3H8 + 5O2 → 3CO2 + 4H2O. 2C4H10 + 13O2 → 8CO2 + 10H2O. Xác định chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng hóa học trên. Hình. Gas cháy trong không khí toả nhiệt lớn. A. Chất khử là C3H8, C4H10; chất oxi hóa là O2. B. Chất khử là C3H8, C4H10; chất oxi hóa là CO2. C. Chất khử là O2; chất oxi hóa là C3H8, C4H10. D. Chất khử là CO2; chất oxi hóa là C3H8, C4H10. Nội dung 4: Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt Câu 18: Trong các quá trình sao quá trình nào là quá trình thu nhiệt: A. Vôi sống tác dụng với nước B. Đốt than đá. C. Đốt cháy cồn. D. Nung đá vôi. Câu 19: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thu nhiệt? A. Quá trình chạy của con người. B. Hàn đường ray xe lửa bằng phản ứng nhiệt nhôm. C. Quang hợp. D. Cho 5 gam CaO vào cốc chứa 25 ml nước. Câu 20: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt? A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3. B. Băng tan C. Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể. D. Hòa tan muối ăn vào nước thấy cốc nước trở nên mát. Câu 21: Cho các phản ứng dưới đây: (1) CO(g) +O2 (g) — CO2 (g) ΔrHo298 = -283 kJ (2) C (s) + H2O (g) + CO (g) + H2 (g) ΔrHo298 = +131,25 kJ (3) H2 (g) + F2 (g) → 2HF (g) ΔrHo298 = -546 kJ (4) H2 (g) + Cl2 (g)— 2HCI (g) ΔrHo298 = -184,62 kJ Phản ứng xảy ra thuận lợi nhất là: A. Phản ứng (1). B. Phản ứng (2). C. Phản ứng (3). D. Phản ứng (4). Câu 22: Cho các phản ứng sau đây: (a) Khi thả viên vitamin C sủi vào cốc nước để giải khát. (b) Cồn cháy trong không khí. (c) Nhiệt phân potassium chlorate (KClO3). Chọn kết luận đúng nhất. A. (a) thu nhiệt, (b) tỏa nhiệt, (c) thu nhiệt. B. (a) tỏa nhiệt, (b) thu nhiệt, (c) thu nhiệt. C. (a) thu nhiệt, (b) tỏa nhiệt, (c) tỏa nhiệt. D. (a) tỏa nhiệt, (b) tỏa nhiệt, (c) thu nhiệt. Câu 23: Biến thiên enthalpy của phản ứng nào sau đây có giá trị âm? A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Phản ứng thu nhiệt. C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng phân hủy. Câu 24: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: N2(g) + O2(g) 2NO(g) r H o = +179,20 kJ 298 Phản ứng trên là phản ứng A. thu nhiệt. B. tỏa nhiệt.
- C. không có sự thay đổi năng lượng. D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường. Câu 25: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau: CO2(g) CO(g) + 1/2O2(g) r H o = + 280 kJ 298 Giá trị r H 298 của phản ứng: 2CO2(g) 2CO(g) + O2(g) là o A. +140 kJ. B. –1120 kJ. C. +560 kJ. D. –420 kJ. Câu 26: Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen. B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen. C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó. D. bằng 0. Nội dung 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng Câu 27: Một phản ứng hóa học được biểu diễn như sau: Các chất phản ứng → Các sản phẩm. Yếu tố nào sau đây không ảnh hướng đến tốc độ phản ứng? A. Chất xúc tác B. Nồng độ các chất phản ứng C. Nồng độ các sản phẩm D. Nhiệt độ Câu 28: Đại lượng đặc trưng cho độ giảm nồng độ của chất phản ứng hoặc tăng nồng độ sản phẩm phản ứng trong một đon vị thời gian được gọi là A. cân bằng hoá học. B. tốc độ tức thời. C. tốc độ phản ứng. D. quá trình hoá học. Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng về xúc tác? A. Xúc tác giúp làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng. B. Khối lượng xúc tác không thay đổi sau phản ứng. C. Xúc tác không tương tác với các chất trong quá trình phản ứng. D. Xúc tác kết hợp với sản phẩm phản ứng tạo thành hợp chất bền. Câu 30: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nhiệt độ chất phản ứng. B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ,…). C. Nồng độ chất phản ứng. D. Tỉ trọng của chất phản ứng. Câu 31: Phương trình hóa học của phản ứng: CHCl3(g) + Cl2(g) CCl4(g) + HCl(g). Khi nồng độ của CHCl3 giảm 4 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ A. tăng gấp đôi. B. giảm một nửa. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần. Câu 32: Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì A. tốc độ phản ứng tăng. B. tốc độ phản ứng giảm. C. không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng. Câu 33: Tốc độ của một phản ứng hóa học A. chỉ phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia phản ứng. B. tăng khi nhiệt độ phản ứng tăng. C. càng nhanh khi giá trị năng lượng hoạt hóa càng lớn. D. không phụ thuộc vào diện tích bề mặt. Câu 34: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do A. nồng độ của các chất khí tăng lên. B. nồng độ của các chất khí giảm xuống. C. chuyển động của các chất khí tăng lên. D. nồng độ của các chất khí không thay đổi. Nội dung 6: Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng Câu 35: Khi cho cùng một lượng aluminium (Al) vào cốc đựng dung dịch acid HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây? A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn, khuấy đều. C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng nhôm dây.
- Câu 36: Sử dụng tủ lạnh để giữ cho thực phẩm được tươi lâu là chúng ta đã vận dụng yếu tố nào để làm thay đổi tốc độ của phản ứng? A. Nồng độ. B. Áp suất. C. Bề mặt tiếp xúc. D. Nhiệt độ Câu 37: Cách nào sau đây sẽ làm củ khoai tây chín nhanh nhất? A. Luộc trong nước sôi. B. Hấp cách thủy trong nồi cơm. C. Nướng ở 180 ℃. D. Hấp trên nồi hơi. Câu 38: Để sản xuất vôi sống miệng lò hở, có thể nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 9000 - 950oC nhằm mục đích? A. Miêng lò hở để tăng áp suất để tăng tốc độ phản ứng. B. Tăng áp suất để tăng tốc độ phản ứng. C. Tăng nhiệt độ để tăng tốc độ phản ứng. D. Tăng diện tích tiếp xúc đá vôi với lò nung. Câu 39: Trong việc sản xuất xi măng (clanhke), việc nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung nhằm mục đích? A. Để tăng diện tích tiếp xúc giữa nguyên liệu với nhau. B. Để tăng lượng nguyên liệu và nhiệt độ. C. Để giảm tốc độ phản ứng. D. Tăng diện tích tiếp xúc giữa nguyên liệu và nhiệt độ cao, tăng tốc độ phản ứng. Câu 40: Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng giữa hydrogen và oxygen tăng lên khi đưa bột platin vào hỗn hợp phản ứng? A. Nồng độ oxygen tăng lên. B. Chất xúc tác. C. Nhiệt độ. D. Kích thước hạt. II/ PHẦN TỰ LUẬN: CHỦ ĐỀ 4. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ Thông hiểu Nội dung 7: Xác định được số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất và ion. Câu 41: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các chất và ion sau:
- a) Fe, FeO, Fe2O3, Fe(OH)3, Fe3O4. b) S, H2S, SO2, SO3, H2SO4, Na2SO3. c) Br2, O3, HClO3, KClO4, NaClO, NH4NO3, N2O, NaNO2. d) MnO2, K2MnO4, K2Cr2O7, K2CrO4, Cr2(SO4)3, NaCrO2. e) Br , PO3 , MnO 4 , ClO3 , H 2 PO 4 , SO 4 , NH 4 4 2 Nội dung 8: Xác định đúng chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử. Câu 42: Xác định chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử trong các phản ứng sau: a) Ag+ + Fe+2 Ag + Fe+3 b) 3Hg + 2Fe 3Hg + 2Fe+3 +2 c) 2As + 3Cl2 2AsCl3 d) Al + 6H + 3NO3 Al 3 + 3NO 2 + 3H 2O Vận dụng Nội dung 9: Lập được và cân bằng được các phản ứng oxi hóa khử đơn giản bằng pp thăng bằng electron. Câu 43: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau ♦ (dạng cơ bản) (1) Fe2O3 + CO Fe + CO2 (2) NH3 + O2 NO + H2O (3) NaBr + Cl2 NaCl + Br2 (4) C + HNO3 CO2 + NO + H2O (5) SO2 + Br2 + H2O H2SO4 + HBr ♦ (dạng môi trường): (1) KMnO4 + HCl KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O (2) HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + H2O (3) Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O (4) H2C2O4 + KMnO4 + H2SO4 CO2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O (5) Zn + HNO3 Zn(NO3)2 + NO + H2O (6) Al + H2SO4 (đặc) Al2(SO4)3 + SO2 + H2O 0 t ♦ (phản ứng tự oxi hóa – khử và nội oxi hóa – khử): (1) Cu(NO3)2 CuO + NO2 + O2 (2) Cl2 + KOH KCl + KClO3 + H2O (3) NO2 + NaOH NaNO2 + NaNO3 + H2O ♦ (dạng phức tạp): (1) FexOy + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O (2) FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2 (3) FeS2 + HNO3 Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O (4) M + HNO3 M(NO3)n + NO + H2O (5) Al + HNO3 Al(NO3)3 + NxOy + H2O Vận dụng cao Nội dung 10: Bài toán sử dụng phương pháp bảo toàn số mol electron Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn 2,52 gam hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,479 lít hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2 (đkc), thu được 8,84 gam chất rắn. a) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong X. b) Xác định số mol electron các chất khử cho và số mol electron các chất oxi hóa nhận trong quá trình phản ứng. Câu 45: Cho 1,12 gam kim loại R tác dụng với dung dịch sulfuric acid đặc, nóng, dư thu được 0,7437 lít khí SO2 (đkc, là sản phẩm khử duy nhất) và muối R2(SO4)3. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng xảy ra bằng phương pháp thăng bằng electron.
- b) Xác định kim loại R. Câu 46: Cho 40 gam hỗn hợp Fe – Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 17,353 lít khí SO2 (đkc, là sản phẩm khử duy nhất). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 47: Cho 12,6 gam hỗn hợp X chứa Mg và Al được trộn theo tỉ lệ mol 3: 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí SO2 (đkc, là sản phẩm khử duy nhất). a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b) Tính thể tích khí SO2 thu được ở điều kiện chuẩn. Câu 48: Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Theo luật định, hàm lượng ethanol trong máu người lái xe không vượt quá 0,02% theo khối lượng. Để xác định hàm lượng ethanol trong máu của người lái xe cần chuẩn độ bằng K2Cr2O7 trong môi trường acid. Khi đó Cr+6 bị khử thành Cr+3, ethanol (C2H5OH) bị oxi hóa thành acetaldehyde (CH3CHO). a) Lập phương trình hóa học của phản ứng xảy ra bằng phương pháp thăng bằng electron. b) Khi chuẩn độ 25 gam huyết tương máu của một lái xe cần dùng 20 mL dung dịch K2Cr2O7 0,01M. Người lái xe đó có vi phạm luật hay không? Tại sao? Giả sử rằng trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K2Cr2O7. CHỦ ĐỀ 5. NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC Thông hiểu Nội dung 11: Dựa vào dấu và giá trị ∆ 𝒓 𝑯 𝟎 để xác định phản ứng đó là tỏa nhiệt hay thu 𝟐𝟗𝟖 nhiệt. Câu 49: Cho các phản ứng sau và biến thiên enthalpy chuẩn: (1) 2NaHCO3(s) Na2CO3(s) + H2O(l) + CO2(g) f H o = +20,33 kJ 298 (2) 4NH3(g) + 3O2(g) 2N2(g) + 6H2O(l) f H o = –1531 kJ 298 (1) CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g) r H o = +176,0 kJ 298 (2) C2H4(g) + H2(g) C2H6(g) r H o = –137,0 kJ 298 (3) Fe2O3(s) + 2Al(s) Al2O3(s) + 2Fe(s) r H 298 = –851,5 kJ o Phản ứng nào tỏa nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt? Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng. Câu 50: Viết phương trình nhiệt hóa học ứng với sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của hai phản ứng sau: Câu 51: Cho hai phương trình nhiệt hóa học sau: (1) CO(g) + 1/2O2(g) CO2(g) r H 0 = –283,00 kJ 298 (2) C2H5OH(l) + 3O2(g) 2CO2(g) + 3H2O(l) r H 298 = –1366,89 kJ 0 Khi đốt cháy cùng 1 mol CO và C2H5OH thì phản ứng nào tỏa ra lượng nhiệt lớn hơn? Vận dụng Nội dung 12: Tính giá trị ∆ 𝒓 𝑯 𝟎 dựa vào nhiệt tạo thành chuẩn và vẽ sơ đồ biểu diễn biến 𝟐𝟗𝟖 thiên enthalpy của phản ứng
- Câu 52: Nhiệt tạo thành (kJ/mol) của CO(g) và hơi nước lần lượt là -111 và -244. Nhiệt của phản ứng: C(gr) + H2O(g) CO(g) + H2(g) là bao nhiêu? Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng? Câu 53: Cho phản ứng: CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(l) có nhiệt phản ứng chuẩn là -890,35 kJ. Biết Nhiệt tạo thành chuẩn (kJ/mol) của CH4 và CO2 lần lượt là -78,4 và -393,51. Nhiệt tạo thành chuẩn của H2O là bao nhiêu? Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng? CHỦ ĐỀ 6.TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC Thông hiểu 13/ Nội dung 13: Từ hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét về yếu tố ảnh hưởng Câu 54: Hoàn thành bảng sau, cho biết mỗi thay đổi sẽ làm tăng hay giảm tốc độ của phản ứng? Yếu tố ảnh hưởng Tốc độ phản ứng Đun nóng chất tham gia Thêm chất xúc tác phù hợp Pha loãng dung dịch Ngưng dùng enzyme (chất xúc tác) Giảm nhiệt độ Tăng nhiệt độ Giảm diện tích bề mặt Tăng nồng độ chất phản ứng Chia nhỏ chất phản ứng thành mảnh nhỏ Câu 55: Hoàn thành bảng sau, cho biết yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong từng trường hợp. Tình huống Yếu tố ảnh hưởng Duy trì thổi không khí vào bếp để than cháy đều Than đá được nghiền nhỏ dùng trong quá trình luyện kim loại Thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày nhờ acid và enzyme Xác của một số loài động vật được bảo quản nguyên vẹn ở Bắc cực và Nam cực hàng ngàn năm Than củi đang cháy, dùng quạt thổi thêm không khí vào, sự cháy diễn ra mạnh hơn Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5 Aluminium (Al) dạng bột phản ứng với dung dịch hydrochloric acid nhanh hơn so với Al dạng lá Để thực phẩm trong tủ lạnh giúp cho thực phẩm được tươi lâu hơn Sử dụng nồi áp suất để hầm thức ăn giúp thức ăn nhanh chín Sử dụng các loại men thích hợp để làm sữa chua, lên men rượu, giấm,…
- Câu 56: Cho khoảng 2 gam zinc (Zn) dạng hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 2 M (dư) ở nhiệt độ phòng. Nếu chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây (các điều kiện khác giữ nguyên) thì tốc độ phản ứng sẽ thay đổi thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)? a) Thay Zn hạt bằng Zn bột cùng khối lượng và khuấy đều. b) Thay dung dịch H2SO4 2 M bằng dung dịch H2SO4 1 M có cùng thể tích. c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50 ℃). Vận dụng Nội dung 14: Áp dụng biểu thức để tính được tốc độ trung bình và tốc độ tức thời cho một số phản ứng cụ thể. Câu 57: Hai phương trình hóa học của phản ứng xảy ra với cùng một lượng Cl2 như sau: Mg(s) + Cl2(g) MgCl2(s) (1) 2Na(s) + Cl2(g) 2NaCl(s) (2) Sau 1 phút, khối lượng MgCl2 được tạo ra 2 gam. a) Tính tốc độ trung bình (mol/s) của phản ứng (1). b) Nếu tốc độ trung bình xảy ra trong phản ứng (2) tương đương (1), thì khối lượng sản phẩm NaCl thu được là bao nhiêu? Câu 58: Xét phản ứng phân hủy N2O5 theo phương trình hóa học: 2N2O5(g) 4NO2(g) + O2(g), xảy ra ở 56 ℃ cho kết quả theo bảng: Thời gian (s) N2O5 (M) NO2 (M) O2 (M) 240 0,0388 0,0315 0,0079 600 0,0196 0,0699 0,0175 Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên. Câu 59: Xét phản ứng hóa học đơn giản giữa hai chất A và B theo phương trình: A + B C. Từ thông tin đã cho, hoàn thành bảng dưới đây: Tốc độ phản ứng Thực nghiệm Nồng độ chất A (M) Nồng độ chất B (M) (M/s) 1 0,20 0,050 0,24 2 ? 0,030 0,20 3 0,40 ? 0,80 Câu 60: Cho phản ứng của các chất ở thể khí: H2 + I2 2HI Biết tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ của các chất tham gia phản ứng với số mủ là hệ số tỉ lượng của chất đó trong phương trình hóa học. a) Hãy viết phương trình tốc độ của phản ứng này. b) Ở một nhiệt độ xác định, hằng số tốc độ của phản ứng này là 2,5.10–4 L/(moL.s). Nồng độ đầu của I2 và H2 lần lượt là 0,02 M và 0,03 M. Hãy tính tốc độ phản ứng: b1) Tại thời điểm đầu. b2) Tại thời điểm đã hết một nửa lượng I2.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 136 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn