Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
lượt xem 2
download
Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng làm bài, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
- Họ và tên: ………………………………… Lớp: ……………………………………… ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 – NH 20212022 MÔN: NGỮ VĂN 10 Đề 1: Cảm nhận 8 câu thơ đầu trong đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ( Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm). “Dạo hiên vắng…bóng người khá thương” I. Mở bài : “Chinh phụ ngâm” nguyên văn chữ Hán do Đặng Trần Côn sáng tác đã được hóa thân kì diệu qua bản diễn Nôm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm có thể coi là một kiệt tác trong nền văn học Trung đại Việt Nam. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận mà không có tin tức. Câu thơ nào cũng đầy ắp tâm trạng nhớ nhung sầu muộn của nàng chinh phụ, nhất là tám câu đầu đoạn trích. Trích đoạn thơ: “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, … Hoa đèn kia với bóng người khá thương.” II. Thân bài : Đoạn trích là nỗi than thở, cô đơn triền miên của người chinh phụ có chồng ra trận. 1. Tâm trạng cô đơn, lẻ loi thể hiện qua hành động (2 câu đầu) “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”. Hành động lặp đi lặp lại: dạo hiên vắng, buông kéo rèm trông ngóng tin xa. Thời gian khắc khoải > nỗi nhớ mong triền miên vô vọng. Hết ngồi lại đứng, hết đứng lại đi, tâm trạng bồn chồn, buông rèm xuống lại kéo rèm lên, chỉ một mình một bóng giữa đêm khuya. Nhịp thơ chậm: thời gian ngưng đọng. Giữa không gian tịch mịch, tiếng bước chân như gieo vào lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc. + Dáng thơ thẩn, ngao ngán, bề ngoài gầy gò, khắc sâu, hằn nếp nỗi đau trong nội tâm người chinh phụ. + Dáng vẻ buồn rầu, ủ ê không nói nên lời > Hành động vô nghĩa, bế tắc của người chinh phụ. Nỗi lòng không biết tỏ cùng ai. 2 . Tâm trạng cô đơn, lẻ loi thể hiện qua ngoại cảnh (4 câu tiếp) “ Ngoài rèm thước chẳng mách tin … Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.” Hình ảnh chim “thước”: loài chim báo tin > tâm trạng chờ mong, trông ngóng. 1
- Từ phủ định “chẳng mách tin”: chờ mong trong vô vọng. Nghệ thuật đối: “ngoài rèm trong rèm”: nỗi cô đơn bủa vây NCP ở mọi nơi, mọi lúc. > Người chinh phụ mong có người đồng cảm và chia sẻ tâm tình nhưng đáp lại là sự im lặng đến rợn người. Hình ảnh “đèn”:+ Gợi về thời gian, gợi nỗi nhớ “Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt” + Như người bạn để tâm sự, chia sẻ “Trong rèm…biết chăng?” Câu hỏi tu từ kết hợp với điệp ngữ bắc cầu: “Đèn có biết, Đèn biết chăng?” > NCP chỉ có ngọn đèn bầu bạn trong đêm khuya canh vắng nhưng ngọn đèn lại vô tri vô giác nên không thể tỏ bày. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn của NCP. > Nội tâm của nhân vật gần như được lột tả trọn vẹn từ dáng vẻ bên ngoài đến những xáo trộn bên trong, đáp lại những mong mỏi của nàng chỉ có một sự im lặng, im lặng đến rợn người. Nàng không khóc mà ta như cảm được bao dòng lệ chứa chan tủi hờn đã cạn,đã thấm sâu vào nỗi buồn mênh mang không lối thoát. 3. Tâm trạng cô đơn, lẻ loi bộc lộ trực tiếp (2 câu cuối) “ Buồn rầu nói chẳng nên lời Hoa đèn kia với bóng người khá thương.” Tính từ “buồn rầu”: trực tiếp diễn tả tâm trạng NCP Hình ảnh “Hoa đèn bóng người”: giàu sức gợi hình biểu cảm: + Gợi sự tàn lụi, héo úa > sức tàn phá ghê gớm của thời gian làm thay đổi diện mạo NCP + Gợi bước đi của thời gian đêm chuyển dần về sáng . Nhìn ngọn đèn tàn bấc nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh của mình. Một mình đối diện với nỗi đau của chính mình. Thương cho đèn rồi lại thương cho lòng mình bi thiết. 4. Tiểu kết: Không gian, thời gian, nghệ thuật, giá trị nhân đạo của đoạn trích. III.Kết bài : Đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế các cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ luôn khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phục lứa đôi. Chất nhạc lôi cuốn trong thơ song thất lục bát, khả năng lớn lao của tiếng Việt trên lĩnh vực trữ tình. Đoạn thơ giàu giá trị nhân văn, đã thể hiện sâu sắc và cảm động sự oán ghét chiến tranh phong kiến và niềm khao khát tình yêu,hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ giữa thời chiến tranh loạn lạc trong xã hội cũ. Đề 2: Cảm nhận 8 câu thơ trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”; ( Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm). “Gà eo óc gáy sương năm trống … Dây uyên kin đứt phím loan ngại chùng.” I. Mở bài: 2
- “ Chinh phụ ngâm” là tác phẩm được viết vào khoảng thế kỉ XVIII, nguyễn tác chữ Hán của Đặng Trần Côn và được Đoàn Thị Điểm diễn Nôm. “ Tình Cảnh lẻ loi…” là đoạn trích tiêu biểu thể hiện diễn biến tâm trạng của người chinh phụ. Tám câu thơ sau trong đoạn trích đã đặc tả tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ khi trông ngóng người chồng chinh chiến nơi xa: Trích thơ: “ Gà eo óc gáy sương năm trống … Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng” II. Thân bài: 1.Tóm lược nội dung đoạn 1 ( 8 câu đầu) 2. Nội dung đoạn trích: a. Tâm trạng cô đơn, lẻ loi của NCP (4 câu đầu) * 2 câu đầu: “ Gà eo óc gáy sương năm trống Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên” Âm thanh tiếng gà “ eo óc” : thưa thớt, văng vẳng >gợi không gian mênh mông, vắng vẻ, ghê rợn > thời gian chuyển dần từ đêm về sáng, chứng tỏ người chinh phụ đã thức cả đêm dài. Hình ảnh“ Hòe phất phơ”: từ tượng hình gợi không gian vắng vẻ,cô quạnh, gợi nỗi sợ hãi, tăng nỗi cô đơn, lẻ loi. So sánh với cây hòe trong “Cảnh ngày hè”: “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.” ta thấy cây hòe của Nguyễn Trãi tươi tốt, căng tràn sức sống, còn cây hòe của Đặng Trần Côn lại được đặt trong đêm khuya thanh vắng, thấm đượm nỗi buồn. > Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tâm cảnh chi phối ngoại cảnh. => Ngóng trông người chinh phu, người chinh phụ thức trắng đêm, vùi mình vào nỗi cô đơn hiu quạnh trong không gian lạnh lẽo, hoang vắng. Cả âm thanh và hình ảnh trong đêm khuya càng khiến nàng tủi thân, chán chường và lo lắng, sợ hãi. Đảo ngữ “ Gà eo óc gáy/ Hòe phất phơ” > không gian thêm rộng dù có âm thanh, hình ảnh nhưng không thể xua đi không khí cô quạnh đìu hiu. Nỗi buồn bủa vây,bám riết lấy NCP. > Đặng Trần Côn đã thành công trong việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Mượn sự vật âm thanh của tiếng gà gáy rạng sáng, mượn hình ảnh cây hòe rủ bóng để diễn tả tâm trạng cô đơn, buồn rầu của người chinh phụ. * 2 câu tiếp “ Khắc giờ đằng đẵng như niên, Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa” Hình ảnh so sánh “khắc giờ như niên. Mối sầu tựa biển” Nàng như đang đếm thời gian nhưng càng chờ càng thấy dài. Từ láy “đằng đẵng, dằng dặc”: gợi chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian và nỗi buồn của tâm trạng. Nếu ở trên không gian bị trống vắng hoá thì ở dưới thời gian tâm trạng lại bị kéo giãn ra vô tận không có điểm dừng. Từ láy “dằng dặc” đối với từ láy “đằng đẵng” ở trên cho ta thấy thêm một khía cạnh của tâm trạng, dường như không chỉ buồn chán mà còn tù túng, bế tắc. Câu thơ đã diễn tả đúng quy luật của nỗi nhớ: càng nhớ thời gian càng chậm, càng dài. b. Tâm trạng lo lắng, sầu muộn của NCP (4 câu cuối) “Hương gượng đốt hồn đà mê mải 3
- … Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng” Hành động” đốt hương, soi gương, gẩy đàn”: vốn là những thú vui tao nhã đượ c NCPdùng để giải tỏa nỗi lòng, những mong thoát khỏi tình cảnh đáng thương này. Nhưng tất cả chỉ là sự gượng ép: “hương gượng đốt, gương gượng soi, sắt cầm gượng gảy” Điệp từ “gượng” lặp lại 3 lần > nhấn mạnh sự miễn cưỡng, chán chường. > NCP tìm mọi cách để thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng kết quả lại phải đối mặt với nỗi lo lắng “hồn mê mải, lệ châu chan, kinh đứt, ngại trùng”. Tâm trạng của nàng không chỉ chán chường mà còn sợ hãi: sợ chia lìa đôi lứa. Hai từ “kinh”, “sợ” xuất hiện trong một dòng thơ như một cơn sóng dữ ào lên rồi lênh láng trong lòng người chinh phụ. Hình ảnh “gương đồng, đàn sắt, đàn cầm”: gợi hạnh phúc, kỷ niệm đẹp trong quá khứ,biểu tượng cho lứa đôi gắn bó, hòa hợp. Đối lập hoàn toàn với tình cảnh cô đơn, lẻ loi ở hiện tại của NCP. => Tác giả sử dụng loạt hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng nhằm nói lên nỗi lo lắng khôn nguôi của người chinh phụ về tình cảm vợ chồng, về người chinh phu đang cách xa ngàn dặm.. 3. Tiểu kết: nội dung, nghệ thuật, giá trị nhân đạo của đoạn trích. III.: Kết bài: Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến xa. Đoạn trích nói riêng, tác phẩm nói chung đã đề cao khát vọng tình yêu lứa đôi chân chính, phê phán, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã hủy hoại hạnh phúc gia đình. Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, câu hỏi tu từ, ẩn dụ; các bút pháp ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình. Đề 3: Cảm nhận 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn; diễn Nôm : Đoàn Thị Điểm). “ Lòng này gửi gió đông…tiếng trùng mưa phun” I. Mở bài: “ Chinh phụ ngâm” là tác phẩm được viết vào khoảng thế kỉ XVIII, nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn và được Đoàn Thị Điểm diễn Nôm. “ Tình Cảnh lẻ loi…” là đoạn trích tiêu biểu thể hiện diễn biến tâm trạng lẻ loi, cô đơn, người chinh phụ. Tám câu thơ cuối trong đoạn trích đặc tả nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ khi trông ngóng người chồng chinh chiến nơi xa: “ Lòng này gửi gió đông có tiện … Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun” II. Thân bài : 1. Tóm lược nội dung 16 câu đầu. 2. Nội dung đoạn trích: 4
- a. Niềm hi vọng gửi vào gió đông (Hai câu đầu): Hình thức: độc thoại nội tâm “ Lòng này gửi gió đông…. tới non Yên.” + Hình ảnh “ gió đông” : ngọn gió của mùa xuân, gợi sức sống > hi vọng mang tin đến với người chồng nơi chiến trận. + Hình ảnh ẩn dụ “nghìn vàng”: tấm lòng thủy chung son sắt của NCP Ngôn ngữ trang trọng, thái độ năn nỉ, nhún mình “gửi, xin, tiện” > NCP muốn nhờ gió đông đem tấm lòng vàng đá của mình gửi đến người chồng nơi biên ải. Lời nhắn gửi ấy như một lời khẳng định về tấm lòng thủy chung son sắt của nàng đối với chồng. b. Nỗi nhớ thương chồng của NCP (4 câu tiếp) Non yên dù chẳng tới miền…..đau đáu nào xong” Niềm hi vọng cứ tắt dần, tỉ lệ nghịch với chiều dài của sự xa cách “non yên dù chẳng tới miền” khiến nỗi nhớ thương chồng ngày càng định hình rõ nét: + Hình ảnh so sánh “ đường lên bằng trời”: cụ thể hóa nỗi nhớ. + Từ láy “thăm thẳm, đau đáu”: gợi chiều dài của nỗi nhớ, chiều rộng của nỗi nhớ và chiều sâu của tâm trạng. > Nỗi nhớ sâu sắc, kéo dài đến mức đã lặn vào tâm hồn người chinh phụ. Sự chia li, xa cách tăng dần, nỗi nhớ của người chinh phụ cũng sâu và xa như không gian vô tận đó. Phải yêu chồng, thương chồng đến mức nào mới có một nỗi nhớ da diết và đầy khắc khoải đến như vậy. c. Mối quan hệ giữa tâm cảnh và ngoại cảnh (2 câu cuối) “Cảnh buồn người thiết tha lòng Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”. Không gian buồn bã, lạnh lẽo bao trùm “Cảnh buồn người thiết tha lòng”. Cái lạnh đã ăn mòn mọi thứ. Biện pháp ẩn dụ kết hợp với động từ mạnh: giọt sương, tiếng trùng, mưa phun > ẩn tàng sức mạnh ghê gớm. Thiên nhiên và con người soi chiếu vào nhau cùng mang nỗi sầu. > Nỗi đau, nỗi nhớ dày vò, chà đi xát lại thể hiện mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa thiên nhiên > Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Nguyễn Du từng tổng kết về mối quan hệ giữa tâm cảnh và ngoại cảnh qua câu thơ “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” 3. Tiểu kết: Tám câu thơ là nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ ở nhiều cung bậc khác nhau. Nó là hình ảnh điện tâm đồ trong trái tim người chinh phụ. > Giá trị nhân đạo : đồng cảm với khát khao hạnh phúc lứa đôi, lên án chiến tranh phi nghĩa giữa các tập đoàn phong kiến đương thời. III. Kết bài : Cách dùng từ hình ảnh ước lệ ,đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ . Đồng thời thể hiện sự thương cảm sâu sắc của tác giả với ước mơ chính đáng của người phụ nữ ,cũng là lời tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa là biểu hiện của cảm hứng nhân văn cho toàn đoạn trích. Đề 4: 5
- Cảm nhận 12 câu đầu đoạn trích “Trao duyên”, trích Truyện Kiều – Tác giả Nguyễn Du. “ Cậy em em có chịu lời….còn thơm lây” I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích Giới thiệu vị trí, nội dung đoạn thơ cần phân tích, Trích thơ II. Thân bài: 1.Tóm lược nội dung đoạn trước ( xuất xứ đoạn trích) 2. Nội dung đoạn trích:Thúy kiều tìm cách trao duyên cho Thúy Vân a. T.Kiều thuyết phục T.Vân bằng ngôn ngữ, hành động (2 câu đầu): “Cậy em em có chịu lời,…Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.” Ngôn ngữ: +“Cậy” là nhờ vả với tất cả niềm tin tưởng, trông mong. +“ Chịu” là nhận về mình trách nhiệm, sự thiệt thòi. > Ngôn ngữ nài nỉ, ràng buộc khiến Vân không thể từ chối. Hành động “ngồi – lạy – thưa”: mức độ tăng tiến dần. Thái độ lạy thưa cung kính. Hành động có phần nghịch lý vì Kiều là chị mà phải lạy thưa cung kính với em nhưng lại hợp lý bởi hành động đó như báo hiệu mức độ hệ trọng của việc nhờ cậy, đồng thời thể hiện sự biết ơn của Kiều đối với Vân. Trong không khí trang nghiêm, Kiều đắn đo cân nhắc từng lời nói cử chỉ để thuyết phục em, chứng tỏ Kiều rất khéo léo, thông minh. b. T.Kiều thuyết phục T.Vân bằng sự đồng cảm, chia sẻ (6 câu tiếp): “Giữa đường đứt gánh tương tư….hai bề vẹn hai.” Dùng thành ngữ “ giữa đường đứt gánh”: Tình yêu của Kiều và Kim Trọng phải dang dở vì tai họa bất ngờ ập đến gia đình. Điển tích “keo loan” và “tơ thừa mặc em”: Kiều đành phó thác cho em, nhờ em thay mình chắp mối duyên cùng Kim Trọng. Lời lẽ của Kiều vừa tế nhị, vừa chân thành gợi sự cảm thông. Kiều nhắc đến kỉ niệm tình yêu và biến cố gia đình: “Kể từ khi gặp chàng Kim…Hiếu tính khôn lẽ hai bề vẹn hai.” + Nghệ thuật đối: giữa quá khứ tươi đẹp “ngày quạt ước, đêm chén thề” với hiện tại phũ phàng “sóng gió bất kỳ” > Sự tiếc nuối khi mối tình với KT đang độ đẹp nhất, nồng nàn nhất thì cũng là lúc phải chia ly, tan vỡ. + Sóng gió ập đến với gia đình, Kiều phải hy sinh tình yêu để làm tròn chữ hiếu “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”. Kiều hy vọng em sẽ thấu hiểu và chia sẻ cùng mình c. T.Kiều thuyết phục T.Vân bằng tình chị em, gia đình(2 câu tiếp) “Ngày xuân em hãy còn dài,..Xót tình máu mủ thay lời nước non” + T. Vân còn trẻ “ ngày xuân còn dài”, còn nhiều cơ hội tìm kiếm hạnh phúc cho mình. > Kiều hiểu và biết ơn sự hi sinh của Vân khi chấp nhận lời trao duyên này. + Vì tình chị em ruột thịt “ tình máu mủ” mà thay Kiều trả nghĩa trăm năm cho chàng Kim “thay lời nước non” >lời khẩn cầu tha thiết. d. Tấm lòng biết ơn của T.Kiều với T. Vân ( 2 câu cuối) “Chị dù thịt nát xương mòn….còn thơm lây” 6
- + Kiều dù có chết cũng được an ủi “thơm lây” vì không bị mang tiếng là kẻ phụ nghĩa với Kim Trọng. + Câu thơ vận dụng lối nói dân gian giàu sức thuyết phục thể hiện sự biết ơn của Kiều đối với em. > Kiều dù đang trong hoàn cảnh tan nát lòng vẫn bộc lộ sự khéo léo, tế nhị. Lời lẽ thuyết phục của Kiều vừa thấu tình đạt lí vừa gợi sự cảm thông sâu sắc khiến Vân không thể chối từ. Đoạn thơ cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả Nguyễn Du. 3. Tiểu kết: nội dung, nghệ thuật, giá trị nhân đạo của đoạn trích, tác phẩm II. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, tài năng nhân cách của Kiều khi trao duyên cho em Khẳng định tài năng nhân cách của tác giả khi thể hiện thành công đoạn trích Liên hệ bản thân, xã hội Đề 5: Cảm nhận 8 câu cuối đoạn trích “ Trao duyên””, trích Truyện Kiều – Tác giả Nguyễn Du. “Bây giờ trâm gẫy…phụ chàng từ đây” I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. Giới thiệu nội dung, vị trí đoạn thơ cần phân tích. Trích thơ II. Thân bài: 1. Tóm lược nội dung đoạn trước. 2. Nội dung đoạn trích: a. T.Kiều độc thoại nội tâm: “Bây giờ trâm gãy gương tan Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!” Sau khi trao duyên, Kiều như quên hẳn sự có mặt của Thúy Vân. Kiều độc thoại nội tâm hướng về Kim Trọng. Thành ngữ “trâm gẫy gương tan”: nhấn mạnh sự đổ vỡ không thể hàn gắn được > Nỗi đau, bi kịch ở hiện tại của T.Kiều Nghệ thuật đối : hiện tại phũ phàng “trâm gẫy gương tan” với quá khứ tươi đẹp “muôn vàn ái ân” > Sự tiếc nuối, đau đớn xót xa của T.Kiều. b. T.Kiều tự trách mình phận bạc: Hình ảnh ước lệ, so sánh: phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi, tơ duyên ngắn ngủi… > Nỗi bất hạnh ập đến bất ngờ, phi lý không thể lý giải được, chỉ biết trách trời, than trời bởi trót sinh ra là phận má hồng: “đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. c. T.Kiều hướng về Kim Trọng Cách xưng hô “tình quân, Kim lang, thiếpchàng”: lời lẽ tha thiết, thân mật như người vợ nói với chồng > Tấm chân tình sâu nặng của Kiều với K.Trọng. Hành động “gửi, lạy”: lạy để tạ lỗi, lạy để tiễn biệt hay cũng có thể là vĩnh biệt. 7
- > Trong tận cùng của nỗi đau T.Kiều vẫn rất chu toàn, vẫn nghĩ về người khác, lo lắng cho người khác. d. T.Kiều đau đớn đến ngất đi (2 câu cuối): “Ôi Kim lang!.... phụ chàng từ đây!” Câu thơ nhiều thán từ “Ơi! Hỡi!Thôi thôi!”: nỗi đau đớn xót xa cùng cực của T.Kiều. Nhịp thơ 3/3 ở câu cuối như một tiếng nấc nghẹn ngào, trong khi đó, điệp từ “thôi” vừa thể hiện sự dằn vặt, vừa xác nhận sự phụ bạc, nhịp thơ ngân dài như một tiếng than vọng mãi không lời đáp, tiếng kêu cứu trong tuyệt vọng. Kiều vẫn tự trách mình phụ Kim Trọng khi mà nàng đã phải hi sinh tình yêu để làm tròn đạo hiếu và trước khi ra đi Kiều đã trao duyên cho Thúy Vân > Kiều quả là cô gái giàu đức hi sinh và lòng vị tha, luôn đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết. 3. Tiểu kết: Đoạn trích kết lại bằng tiếng kêu xé lòng trong tột cùng đau đớn của Thúy Kiều khi nàng ý thức sâu sắc bi kịch tình yêu tan vỡ của mình. Kiều thương mình thì ít, thương cho chàng Kim thì nhiều. Nàng đã nhận hết mọi trách nhiệm của sự tan vỡ tình duyên về mình. Trong đau khổ tột cùng Kiều vẫn sáng lên vẻ đẹp của một nhân cách cao thượng: ân cần, chu đáo với Kim Trọng mà vẫn tự trách, nàng quên đi bất hạnh của mình để cảm thông cho người khác. Đây là giây phút độc thoại thật nhất, nhân bản nhất. III.Kết bài: Đoạn trích khắc hoạ những phẩm chất cao đẹp của Thúy Kiều: son sắt, thuỷ chung, giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha, quên mình vì hạnh phúc của người khác. Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã tỏ ra thấu hiểu, cảm thông với những khổ đau và khát vọng tình yêu của nàng Kiều Một con người vừa cao cả về mặt đạo đức, vừa nhân hậu về mặt con người. – Tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật (vừa sâu sắc, vừa phức tạp, vừa tinh tế), sử dụng ngôn từ chọn lọc, hàm súc đã được khẳng định qua đoạn trích). CHÚC CÁC EM HỌC TỐT, THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!!! 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 119 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn