Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
lượt xem 4
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 2, MÔN SINH HỌC 10 NĂM HỌC 2022-2023 I. NỘI DUNG ÔN TẬP Bài 12 Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào. Dựa vào sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình: + Tiếp nhận: Một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng; + Truyền tin: các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các phân tửđích trong tế bào; + Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà hoạt động của tế bào. Bài 13,14,15 Nêu được khái niệm chu kì tế bào. Dựa vào sơ đồ, trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào. Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào. Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư. Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một số biện pháp phòng tránh ung thư. Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình giảm phân, thụ tinh cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật. Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. Lập được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân. Vận dụng kiến thức về nguyên phân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn. Thực hành làm được tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân (hành tây, hành ta, đại mạch, cây tỏi, lay ơn, khoai môn,...). Làm được tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật, thực vật (châu chấu đực, hoa hành,...). Bài 16 Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật. Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu công nghệ tế bào động vật. II. MỘT SỐ CÂU HỎI LUYỆN TẬP Bài 12 1. Thành phần nào của tế bào có vai trò tiếp nhận phân tử tín hiệu? A. thụ thể B. màng tế bào C. tế bào chất D. nhân tế bào 2. Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào diễn ra gồm bao nhiêu bước? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 3. Điều nào sau đây là ý nghĩa của quá trình truyền tin giữa các tế bào? A. giúp các tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất. B. giúp điều hòa các hoạt động sống trong cơ thể. C. giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống một cách chính xác. D. giúp tế bào đáp ứng với các kích thích từ môi trường bên ngoài. 4. Tế bào đáp ứng với tín hiệu thông qua các hoạt động nào sau đây? 1) Phiên mã 2) Tổng hợp protein 3) Điều hòa hoạt động của tế bào 4) Điều hòa trao đổi chất 5) Vận chuyển phân tử tín hiệu qua màng sinh chất 5. Hoạt động nào sau đây của tế bào khởi động cho quá trình truyền tin? A. Phân tử tín hiệu này liên kết với protein thụ thể B. Phân tử tín hiệu hoạt hóa chuỗi các phân tử truyền tin. C. Tế bào thực hiện phiên mã và dịch mã. 1
- D. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể. 6. Quá trình truyền thông tin tế bào gồm ba giai đoạn: A. truyền tin nội tiết, truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse. B. tiếp nhân tín hiệu, truyền tin và đáp ứng. C. tiếp nhận tín hiệu, phân rã nhân và tạo tế bào mới. D. tiếp nhận tín hiệu, đáp ứng và phân chia tế bào. 7. Quá trình truyền tin nội bào thường bắt đầu khi A. phân tử tín hiệu làm protein thụ thể thay đổi. B. tín hiệu hóa học được giải phóng từ tế bào alpha. C. tế bào đích thay đổi hình dạng. D. hormone được giải phóng từ tuyến nội tiết vào máu. 8. Sự truyền tín hiệu qua synapse giữa các tế bào thần kinh lân cận giống như truyền tín hiệu hormone (truyền tin nội tiết) ở đặc điểm nào sau đây? A. Các phân tử tín hiệu được tiết vào máu. B. Các phân tử tín hiệu được truyền ở khoảng cách xa. C. Các phân tử tín hiệu có cấu trúc giống nhau. D. Cần có sự liên kết của phân tử tín hiệu với thụ thể. 9. Khi một tế bào giải phóng phân tử tín hiệu vào môi trường, một số tế bào trong môi trường xung quanh trả lời, đây là A. kiểu truyền tín đặc trưng của hormone. B. truyền tin nội tiết. C. truyền tin cận tiết. D. truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào. 10. Phát biểu nào sau đây mô tả đúng về quá trình truyền thông tin giữa các tế bào? A. Các tế bào truyền thông tin với nhau thường ở gần nhau. B. Các thụ thể giữ nguyên hình dạng khi liên kết với phân tử tín hiệu. C. Lipid màng bị biến đổi trong quá trình truyền tin. D. Hoạt động enzyme trong tế bào chất hoặc sự tổng hợp RNA của tế bào nhận tín hiệu có thể biến đổi. 11. Xác định thứ tự đúng của các sự kiện xảy ra trong quá trình tương tác của một tế bào với một phân tử tín hiệu: I. Thay đổi hoạt động của tế bào đích. II. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể. III. Phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào tiết. IV. Truyền tin nội bào. A. I → II → III → IV. B. II → III → I → IV. C. III → II → IV → I. D. IV → II → I → III. 12. Các phân tử tín hiệu ưa nước như insulin, adrenaline A. được vận chuyển qua màng và liên kết với thụ thể bên trong tế bào (thụ thể nội bào). B. liên kết với phospholipid màng. C. liên kết với thụ thể màng. D. không đi qua màng nên không gây đáp ứng ở tế bào đích. 13. Phân tử tín hiệu kị nước như hormone steroid thường liên kết với A. thụ thể bên trong tế bào. B. phospholipid màng. C. kênh ion. D. thụ thể màng. 14. Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là có A. lipid màng liên kết với tín hiệu. B. con đường truyền tin nội bào. C. phân tử truyền tin nội bào. D. thụ thể đặc hiệu. 15. Điều gì có thể xảy ra với các tế bào đích của một động vật khi thiếu thụ thể của con đường truyền tín hiệu cận tiết? A. Chúng có thể đáp ứng bình thường với các chất dẫn truyền thần kinh qua synapse. B. Chúng không thể phân chia khi đáp ứng với các yếu tố tăng trưởng được tiết ra từ các tế bào lân cận. C. Chúng có thể phân chia nhưng không bao giờ đạt kích thước bình thường. D. Hormone nội tiết không thể tương tác với các tế bào đích. 16. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các phân tử tín hiệu ngoại bào ưa nước phải liên kết với một thụ thể màng để truyền tín hiệu đến một tế bào đích làm thay đổi hoạt động của nó. B. Để hoạt động, tất cả các phân tử tín hiệu ngoại bào phải được vận chuyển bởi các thụ thể của chúng qua màng sinh chất vào bào tương. C. Một thụ thể màng chỉ có khả năng gắn với một loại phân tử tín hiệu dẫn đến chỉ một loại đáp ứng tế bào. D. Bất kì chất lạ nào liên kết với thụ thể của một phân tử tín hiệu bình thường sẽ luôn tạo ra đáp ứng tương tự phân tử tín hiệu trên cùng loại tế bào. 17. Sự ức chế phân tử truyền tin nội bào có thể dẫn đến kết quả nào sau đây? A. Ức chế đáp ứng với tín hiệu. B. Ức chế sự hoạt hóa thụ thể. C. Kéo dài đáp ứng tế bào. D. Làm giảm số lượng phân tử truyền tin nội bào. 2
- 18. Các phân tử tín hiệu kị nước như testosterone đi qua màng của tất cả các tế bào nhưng chỉ ảnh hưởng đến các tế bào đích bởi vì A. chỉ các tế bào đích mới có các đoạn DNA thích hợp. B. chỉ các tế bào đích có các enzyme vận chuyển testosterone. C. thụ thể nội bào chỉ có ở tế bào đích. D. chỉ trong các tế bào đích testosterone mới có thể bắt đầu chuỗi truyền tin nội bào dẫn đến kích hoạt sự phiên mã gene. 19. Sự kết thúc quá trình truyền thông tin giữa các tế bào đòi hỏi điều gì sau đây? A. Loại bỏ thụ thể. B. Đảo ngược sự liên kết giữa phân tử tín hiệu và thụ thể. C. Hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin khác. D. Phân hủy phân tử truyền tin cuối cùng. 1. Tùy theo bản chất của phân tử tín hiệu mà nó sẽ gắn vào các thụ thể đặc trưng: Chất gắn tan trong nước: thụ thể nằm trên màng tế bào. Chất gắn tan trong lipid: thụ thể nằm bên trong tế bào chất hoặc trong nhân. Dựa vào thông tin trên, em hãy xác định thụ thể phù hợp với các loại phân tử tín hiệu sau đây: estrogen, testosterone, kháng thể, Ca2+. 2. Endorphin là một chất giảm đau tự nhiên do tuyến yên và các tế bào não khác tiết ra. Khi chất này liên kết vào thụ thể của nó trên bề mặt các tế bào não sẽ có tác dụng giảm đau. Trong y học, người ta có thể dùng morphine với hàm lượng nhất định, tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương để giảm cảm giác đau mạnh khi lượng endorphin tiết ra không đủ. Bằng cách nào mà morphine có tác dụng giống endorphin? 3. Nếu tế bào không diễn ra quá trình đáp ứng sau khi đã được truyền tin thì nguyên nhân có thể là do đâu? 4. Sơ đồ sau minh họa quá trình truyền tin từ tế bào tuyến tụy (tế bào tiết glucagon) đến tế bào gan. Em hãy: a) Nêu các yếu tố tham gia quá trình truyền tin này. Các phân tử A, B, C, D thuộc loại nào? b) Trình bày các giai đoạn của quá trình truyền tin này. c) Nếu phân tử C bị biến đổi không tham gia được con đường truyền tin, quá trình truyền tin này sẽ thay đổi như thế nào? Bài 13,14,15 1. Tên gọi khoảng thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp của tế bào nhân thực là gì? A. Quá trình phân bào B. Chu kì tế bào C. Phát triển tế bào D. Phân chia tế bào 2. Trong một chu kì tế bào, thời gian dài nhất là của giai đoạn nào? A. Kì cuối B. Kì giữa C. Kì đầu D. Kì trung gian 3. Trong một chu kì tế bào, kì trung gian được chia làm mấy pha? A. 1 pha B. 2 pha C. 3 pha D. 4 pha 4. Hoạt động nào xảy ra trong pha G1 của kì trung gian? A. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan, chuẩn bị các nguyên liệu để nhân đôi DNA, nhiễm sắc thể. B. Trung thể tự nhân đôi. C. DNA tự nhân đôi. D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi. 5. Trình tự lần lượt 3 pha của kì trung gian trong chu kì tế bào là trình tự nào? A. G1, G2, S B. S, G1, G2 C. S, G2, G1 D, G1, S, G2. 3
- 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về chu kì tế bào? A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình phân bào. C. Trong chu kì tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng nhiễm sắc thể. D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau. 7. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào. B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình phân bào. C. Trong chu kì tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng nhiễm sắc thể. D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau. 8. Tế bào nào ở người có chu kì tế bào ngắn nhất? A. Tế bào ruột B. Tế bào gan C. Tế bào phôi D. Tế bào cơ. 9. Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi: A. sinh tổng hợp đầy đủ các chất B. nhiễm sắc thể hoàn thành nhân đôi C. có tín hiệu phân bào D. kích thước tế bào đủ lớn. 10. Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia? A. Tế bào niêm mạc B. Tế bào gan C. Bạch cầu D. Tế bào thần kinh 11. Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể sẽ dẫn tới A. bệnh đãng trí B. các bệnh, tật di truyền C. bệnh ung thư D. Cả A, B và C. 12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bệnh ung thư? A. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hòa rất tinh vi. B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể. C. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể. D. Chu kì tế bào diễn ra ổn đinh. 13. Nguyên phân không xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây? A. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào sinh dưỡng C. Tế bào sinh dục sơ khai D. Tế bào nấm 14. Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào trải qua mấy kì? A. 1 kì B. 3 kì C. 2 kì D. 4 kì 15. Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân? A. Kì đầu, kì sau, kì cuối, kì giữa B. Kì sau, kì giữa, kì đầu, kì cuối C. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối D. Kì giữa, kì sau, kì đầu, kì cuối 16. Quá trình nguyên phân không bao gồm kì nào sau đây? A. Kì trung gian B. Kì giữa C. Kì đầu D. Kì cuối 17. Trong kì đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào? A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép B. Bắt đầu co xoắn lại C. Co xoắn tối đa D. Bắt đầu dãn xoắn 18. Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng cho loài và dễ quan sát nhất ở kì nào sau đây? A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối 19. Ở kì giữa của nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép sắp xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào? A. 4 hàng B. 3 hàng C. 2 hàng D. 1 hàng 20. Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kì nào? A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối 21. Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia vật chất di truyền được thực hiện nhờ A. màng nhân B. nhân con C. trung thể D. thoi phân bào 22. Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể phân li về hai cực của tế bào nhờ hoạt động của yếu tố nào? A. Nhân B. Các bào quan C. Thoi phân bào D. Vách tế bào 23. Trong quá trình nguyên phân, thoi phân bào dần xuất hiện ở kì nào? A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối 24. Trong quá trình nguyên phân, thoi phân bào đóng vai trò gì? A. Nơi gắn nhiễm sắc thể. B. Nơi xảy ra quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể. C. Nơi gắn vào tâm động của nhiễm sắc thể và kéo nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào. D. Hình thành màng nhân và nhân con cho các tế bào con. 25. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào của nguyên phân? A. Kì cuối B. Kì sau C. Kì giữa D. Kì đầu 26. Trong phân bào, tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách nào? 4
- A. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. Kéo dài màng tế bào. C. Màng tế bào thắt eo ở chính giữa tế bào chất. D. Tạo màng mới giữa tế bào. 27. Trong phân bào, phân chia thế bào chất bằng các thắt eo màng tế bào ở giữa tế bào chất cs ở tế bào nào? A. Vi khuẩn B. Động vật C. Thực vật D. Cả A, B, C. 28. Trong phân bào, tế bào thực vật phân chia tế bào chất bằng cách nào? A. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. Kéo dài màng tế bào. C. Màng tế bào thắt eo ở chính giữa tế bào chất. D. Tạo màng mới giữa tế bào. 29. Từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân sẽ tạo ra A. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n giống tế bào mẹ. B. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội n khác tế bào mẹ. C. 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội n. D. nhiều cơ thể đơn bào. 30. Sự khác nhau trong nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật là gì? A. Tế bào chất ở động vật phân chia bằng eo thắt, ở thực vật bằng vách ngăn tế bào. B. Ở thực vật không có trung tử và thoi phân bào. C. Sự di chuyển của nhiễm sắc thể về hai cực. D. Cả A và B đúng. 31. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về điểm giống nhau giữa quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật? 1) Chúng đều diễn ra các giai đoạn tương tự nhau. 2) Ở kì cuối, tế bào có sự co thắt tế bào chất ở giữa chia tế bào mẹ thành hai tế bào con. 3) Từ một tế bào mẹ, tạo tành hai tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ. 4) Quá trình nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào trong cơ thể động vật và thực vật. 5) Nhờ nguyên phân mà cơ thể sinh vật lớn lên được. 6) Ở kì cuối, tế bào không có co thắt ở giữa tế bào chất mà hình thành một vách ngăn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con. A. (1); (2); (3); (4); (5) B. (1); (3); (5) C. (1); (2); (3); (5); (6) D. (1); (2); (3); (4); (5); (6) 32. Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng: A. thời gian sống và phát triển của tế bào. B. thời gian các pha của chu kì tế bào (G1 + S + G2 + M). C. thời gian của quá trình nguyên phân. D. thời gian phân chia của tế bào chất. 33. Phát biểu nào sau đây không đúng về chu kì tế bào? A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào. D. Thời gian chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau. 34. Một học sinh quan sát tế bào đầu rễ củ hành tây dưới kính hiển vi và đếm số lượng tế bào trong mỗi pha của chu kì tế bào. Học sinh đã thu thập dữ liệu trong khi quan sát ba vị trí khác nhau của đầu rễ hành tây và ghi lại trong bảng dưới đây. Dựa vào số liệu của bảng có thể nhận thấy: 5
- A. Phần lớn các nhiễm sắc thể đang co ngắn. B. Phần lớn các nhiễm sắc thể không phân biệt rõ được. C. Phần lớn các nhiễm sắc thể xếp thẳng hàng ở mặt phẳng xích đạo. D. Các sợi tơ vô sắc đang kéo các nhiễm sắc thể rời ra. 34. Những phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Hai nhiễm sắc tử thuộc hai nhiễm sắc thể khác nhau của cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng được gọi là hai nhiễm sắc tử chị em B. Các vi ống trong thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực của tế bào. C. Vùng gắn với vi ống của nhiễm sắc thể được gọi là tâm động. D. Ở kì đầu của nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép đều nằm thẳng hàng, cái nọ nối đầu cái kia trên mặt phẳng xích đạo. 35. Những khẳng định nào dưới đây là đúng? A. Trong chu kì tế bào, có nhiều điểm kiểm soát, đảm bảo cho các tế bào con có được số lượng nhiễm sắc thể giống hệt tế bào mẹ. B. Nếu DNA bị hư hỏng mà không được sửa chữa, trong khi tế bào vẫn tiếp tục hoàn thành các giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào thì các tế bào con sinh ra có thể trở thành các tế bào ung thư. C. Tế bào sẽ dừng lại ở điểm kiểm soát M khi phát hiện thấy quá trình nhân đôi DNA chưa hoàn tất. D. Nhiễm sắc thể bị mất tâm động vẫn có thể được các thoi vô sắc kéo về cực của tế bào. 36. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Kì giữa là kì dài nhất trong các kì của nguyên phân. B. Ở kì giữa của giảm phân I, mỗi nhiễm sắc thể kép chỉ đính vi ống ở một phía của tâm động. C. Các nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì giữa của giảm phân I. D. Trong giảm phân, sau mỗi lần phân bào, nhiễm sắc thể đều phải nhân đôi. 37. Câu nào dưới đây nói về bệnh ung thư là đúng? A. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên luôn được di truyền từ bố mẹ sang con. B. Những tác nhân đột biến lí, hóa học có thể gây nên bệnh ung thư. C. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên không thể chữa được. D. Virus không thể gây bệnh ung thư. 38. Phát biểu nào dưới đây về quá trình giảm phân là đúng? A. Tất cả các sinh vật nhân thực đều có thể phân chia giảm phân. B. Sự trao đổi chéo xảy ra trong kì đầu của giảm phân II. C. Mỗi nhiễm sắc thể kép phân li về các cực của tế bào trong kì sau của giảm phân II. D. Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng tập trung thành hàng ở mặt phẳng xích đạo trong kì giữa của giảm phân I. 39. Những phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Kết quả của giảm phân luôn tạo ra 4 loại giao tử. B. Trao đổi chéo là cơ chế tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất trong giảm phân. C. Loài nào có số lượng nhiễm sắc thể càng lớn thì qua giảm phân càng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. D. Chỉ những cá thể có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội mới có thể phân chia giảm phân. 40. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Tế bào gốc là tế bào có thể phân chia tạo ra tế bào giống hệt nó và tế bào chuyên hóa. B. Tế bào gốc phôi là loại tế bào gốc đa tiềm năng. C. Tế bào gốc chỉ có thể phân lập được từ các phôi sớm. D. Tế bào gốc có thể truyền từ người này sang người khác mà không bị hệ miễn dịch đào thải. 41. Câu nào dưới đây nói về nhân bản vô tính vật nuôi là đúng? A. Nhân bản vật nuôi là hình thức sinh sản nhân tạo, không xảy ra trong tự nhiên. B. Con vật được nhân bản giống hệt con vật cho nhân về mọi đặc điểm. C. Nhân bản vô tính giúp tạo ra nhiều cá thể có cùng kiểu gene quý hiếm. D. Con vật nhân bản thường có tuổi thọ cao hơn so với các con vật sinh sản hữu tính cùng loài. 1. Một loài sinh vật vừa có khả năng sinh sản vô tính vừa có khả năng sinh sản hữu tính. Hãy cho biết: Trong điều kiện nào chúng sẽ sinh sản vô tính và trong điều kiện nào chúng sẽ sinh sản hữu tính? Giải thích. 2. Vẽ đồ thị biểu hiện sự biến thiên hàm lượng DNA từ kì trung gian qua giảm phân I, giảm phân II. 3. Các biện pháp chữa bệnh ung thư hiện nay là gì? 4. Tại sao các khối u thường tiêu thụ nhiều glucose hơn các mô bình thường? 5. Sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu và kì giữa của giảm phân I có ý nghĩa gì? 6. Quan sát hình (1) đến hình (8), xác định giai đoạn phân bào nguyên phân, số nhiễm sắc thể (NST), số chromatid, số tâm động, bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. 6
- 7. Một tế bào sinh dưỡng của người có khối lượng DNA là 6,6.10-12 gam và có 46 nhiễm sắc thể. Hãy điền vào bảng sau về khối lượng DNA và số lượng nhiễm sắc thể đơn và nhiễm sắc thể kép ở mỗi giai đoạn trong một chu kì tế bào. Các giai đoạn Khối lượng Số lượng nhiễm sắc thể/ 1 tế bào (gam)/ 1 tế bào Pha G1 Pha S Pha G2 Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối 8. Phân tích hàm lượng DNA trong một tế bào qua các kiểu phân bào và qua các kì phân bào người ta vẽ được đồ thị dưới đây: (1) Hãy đặt tên cho đồ thị. (2) Xác định a, b, c, d, e, g, h, i thuộc kì nào của kiểu phân bào nào? (3) Cho biết bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 46, hãy xác định số NST và số chromatid của mỗi nhiễm sắc thể trong các kì a, b, c, d, e, g, h, i rồi điền vào bảng dưới đây: 7
- 9. Tại sao các nhiễm sắc thể kép lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử nhưng sai khi phân chia xong, nhiễm sắc thể đơn lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh? 10. Vì sao người lớn tuổi hay bị đãng trí? 11. Từ các kiến thức về phân bào, hãy cho biết ung thư có phải là bệnh dễ lây không? Có phải bệnh gây chết không? 12. Điện thoại di động có gây ung thư không? Sử dụng thuốc nhuộm tóc có làm tăng nguy cơ ung thu không? Bài 16 1. Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp nào sau đây? A. Tách rời tế bào hoặc mô rồi giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành. B. Tách rời tế bào thực vật, nuôi cấy trong môi trường chất dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh. C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới. D. Tách tế bào thực vật nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào thực vật sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh. 2. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào dựa trên tính chất nào của tế bào thực vật? A. Tính toàn năng B. Tính ưu việt C. Tính năng động D. Tính đa dạng 3. Tế bào phôi sinh là những tế bào nào? A. Tế bào đã được biệt hóa B. Tế bào có tính toàn năng C. Tế bào hình thành ở giai đoạn đầu tiên của hợp tử D. Tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt. 4. Đặc điểm của tế bào chuyên hóa là gì? A. Mang hệ gene giống nhau, có màng cellulose, có khả năng phân chia. B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tín C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa. D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi trong môi trường thích hợp thì sẽ phân hóa thành cơ quan. 5. Cho biết tên gọi quá trình chuyển hóa các tế bào phôi thành các tế bào biệt hóa khác nhau? A. Phân hóa tế bào B. Phản phân hóa tế bào C. Phân chia tế bào D. Nảy mầm 6. Tên gọi của quá trình chuyển hóa các tế bào chuyên hóa thành tế bào phôi sinh, có khả năng phân chia mạnh mẽ là gì? A. Phân hóa tế bào B. Phản phân hóa tế bào C. Phân chia tế bào D. Nảy mầm 7. Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm gì? A. Không sạch bệnh, đồng nhất về di truyền B. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền. C. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền. D. Hệ số nhân giống cao. 8. Ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào là gì? A. Các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truỳen B. Có hệ số nhân giống thấp C. Các sản phẩn đồng nhất về mặt di truyền D. Luôn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết 9. Trong môi trường tạo rễ cho mô sẹo có bổ sung chấtt kích thích sinh trưởng nào? A. Chất dinh dưỡng B. Các chất auxin nhân tạo (αNAA và IBA). C. Các nguyên tố vi lượng D. Các chất cytokinin nhân tạo 8
- 10. Các loại cây lâm nghiệp nào thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô? A. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, thông, tùng. B. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, trầm hương. C. Cây keo lai, bạch đàn, mía, tùng, trầm hương. D. Cây keo lai, bạch đàn, thông, tùng, trầm hương. 11. Công nghệ tế bào bao gồm các chuyên ngành nào? A. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ sản xuất các chất hoạt tính từ tế bào động vật, thực vật. B. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ di truyền tế bào. C. Công nghệ vi sinh vật, công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật. D. Công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật. 12. Công nghệ tế bào không dựa trên nguyên lí nào? A. Tính toàn năng của tế bào. B. Khả năng biệt hóa của tế bào. C. Khả năng phản biệt hóa của tế bào. D. Khả năng phân bào giảm nhiễm của tế bào. 13. Sắp xếp nào dưới đây theo thứ tự giảm dần về tính toàn năng của các dòng tế bào là đúng? A. Dòng tế bào mô phân sinh đỉnh, dòng tế bào mô phân sinh bên, dòng tế bào mô mềm. B. Dòng tế bào mô phân sinh bên, dòng tế bào mô phân sinh đỉnh, dòng tế bào mô mềm. C. Dòng tế bào mô mềm, dòng tế bào mô phân sinh bên, dòng tế bào mô phân sinh đỉnh. D. Dòng tế bào mô mềm, dòng tế bào mô phân sinh đỉnh, dòng tế bào mô phân sinh bên. 14. Sắp xếp nào dưới đây theo thứ tự tăng dần về tính toàn năng của các dòng tế bào là đúng? A. Dòng tế bào gốc phôi, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào mô cơ. B. Dòng tế bào mô cơ, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào gốc phôi. C. Dòng tế bào mô cơ, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào gốc phôi. D. Dòng tế bào gốc phôi, dòng tế bào gốc cơ tim, dòng tế bào gốc cuống rốn, dòng tế bào mô cơ. 15. Nguyên liệu nào sau đây không dùng làm nguyên liệu đầu vào của công nghệ vi nhân giống cây trồng? A. Mô phân sinh đỉnh B. Lá cây C. Thân cây D. Mô bần 16. Để sản xuất mô sụn thay thế cho các đệm khớp bị thoái hóa ở người, người ta không dùng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào nào dưới đây? A. Kĩ thuật nuôi cấy mô sụn trưởng thành in vitro. B. Kĩ thuật nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc tủy. C. Kĩ thuật phản biệt hóa mô tế bào soma trưởng thành và biệt hóa thành mô sụn. D. Kĩ thuật nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc phôi. 17. Việc sử dụng các tế bào gốc phôi để thay thế các mô bị tổn thương ở người thường gặp trở ngại sinh học nào dưới đây? A. Tế bào phôi có thể không đến được đúng mô cần thay thế trong cơ thể người thường. B. Hệ thống miễn dịch của người có phản ứng đào thải các tế bào ghép. C. Khó có thể nhân đủ lượng tế bào phôi để thay thế mô bị tổn thương. D. Có thể tế bào gốc phôi không biệt hóa đúng thành tế bào của mô phải thay. 18. Công nghệ nuôi cấy tế bào vi khuẩn được chuyển gene sản sinh protein của người được thực hiện nhằm mục đích chính là A. tạo ra một lượng lớn protein của người. B. tạo ra loại vi khuẩn có đặc điểm mới lạ chưa từng có trong tự nhiên. C. để nghiên cứu sự hoạt động của gene người trong tế bào vi khuẩn. D. để biến vi khuẩn có hại thành vi khuẩn vô hại. 1. Để sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật, người ta thường dùng kĩ thuật nào? Nêu một ví dụ cụ thể. 2. Người ta thường sử dụng kĩ thuật nào trong công nghệ tế bào động vật để tạo ra các động vật chuyển gene ứng dụng trong sản xuất thuốc, vaccine cho người? 3. Để nhân được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì? 4.Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gene như dạng gốc? 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 87 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 44 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
6 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn