intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội” được chia sẻ trên đây. Hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

  1. Vật lý 8 Đề cương ôn tập học kỳ 2 THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN VẬT LÝ 8 CHỦ ĐỀ 1. CƠ HỌC Câu 1:Tính công trong các trường hợp sau: a. Một đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe đi được 1km. Tính công lực kéo của đầu tàu. b. Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Tính công của lực kéo khi ô tô đi được 15 phút. Biết lực kéo của máy là 1000N. c. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360kJ. Tính vận tốc chuyển động của xe. Câu 2:Để đưa một vật có trọng lượng P = 420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, người ta phải kéo đầu dây đi một đoạn 8m. a. Bỏ qua ma sát, hãy tính lực kéo và độ cao đưa vật lên. b. Thực tế có ma sát, và lực kéo dây là 250N. Tính hiệu suất của ròng rọc. Câu 3: a. Một cần trục nâng một vật có trọng lượng 25000N lên cao 4m trong thời gian 5 giây. Tính công suất của cần trục. b. Máy thứ nhất sinh được một công là 300kJ trong 1 phút; máy thứ hai sinh công 250kJ trong 45 giây. So sánh công suất của hai máy trên. c. Một ô tô có công suất 8kW. Ô tô đó chuyển động đều và đi hết quãng đường 200m trong thời gian 10 giây. Tính lực kéo tác dụng lên ô tô. CHỦ ĐỀ 2. NHIỆT HỌC Câu 1: Câu nào sau đây nói đúng về cấu tạo của chất: A. Chất được cấu tạo từ các hạt xếp chặt vào nhau. B. Chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt đứng yên và nối liền với nhau. Trường THCS Dương Nội
  2. Vật lý 8 Đề cương ôn tập học kỳ 2 C. Chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. D. Chất là một khối liền với nhau. Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử: A. Chuyển động không ngừng. B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên. C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. Câu 3: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan tới đại lượng nào sau đây: A. Khối lượng của vật. B. Nhiệt độ của vật. C. Thể tích của vật. D. Trọng lượng riêng của vật. Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. A. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra đối với chất lỏng và chất khí, không xảy ra đối với chất rắn. B. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không chuyển động. C. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. D. Các vật được cấu tạo liền một khối. Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không phải do chuyển động không ngừng của nguyên tử, phân tử: A. Sự hòa tan của muối vào nước. B. Sự tạo thành gió. C. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước. D. Đường tan vào nước nhanh hơn khi nhiệt độ của nước tăng. Trường THCS Dương Nội
  3. Vật lý 8 Đề cương ôn tập học kỳ 2 Câu 6: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây: A. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Giữa chúng có khoảng cách. C. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. D. Chuyển động không ngừng. Câu 7: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán? A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu. B. Miếng sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ. C. Nhỏ một giọt mực đen vào một cốc nước, một thời gian sau cả cốc nước có màu đen. D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm. Câu 8: Chỉ ra sự thay đổi năng lượng trong quá trình dùng búa đập vào miếng kim loại làm kim loại nóng lên: A. Cơ năng thành nhiệt năng. B. Nhiệt năng thành nhiệt năng. C. Nhiệt năng thành cơ năng. D. Cơ năng thành cơ năng. Câu 9: Một viên đạn đang bay trên cao, có những dạng năng lượng nào mà em đã được học? A. Nhiệt năng. B. Động năng, thế năng, nhiệt năng. C. Thế năng. D. Động năng. Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật? A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng. C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng. D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng. Trường THCS Dương Nội
  4. Vật lý 8 Đề cương ôn tập học kỳ 2 Câu 11:Thả đồng xu bằng kim loại vào cốc nước nóng thì: A.Nhiệt năng của đồng xu tăng. B. Nhiệt năng của đồng xu giảm. C. Nhiệt năng của đồng xu không thay đổi. D. Nhiệt độ của đồng xu giảm. Câu 12: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến dẫn nhiệt? A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay. B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác nóng lên. C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên. D. Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt. C. Thép, nhôm, đồng. D. Đồng, thép, nhôm. Câu 13: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt? A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò. C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất. D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn. Câu 14: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu? A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn. B. Vì các nguyên tử, phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được. Trường THCS Dương Nội
  5. Vật lý 8 Đề cương ôn tập học kỳ 2 C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm. D. Vì các nguyên tử, phân tử trong chất rắn không chuyển động. Câu 15: Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng khoảng thì nhiệt năng của thỏi kim loại và nước thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm. B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng. C. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm. D. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng. Câu 16: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng trong những trường hợp nào sau đây: A. Nối bóng đèn vào hai cực của pin acquy, bóng đèn cháy sáng. B. Dùng búa đập vào miếng kim loại, kim loại nóng lên. C. Dùng đinamo xe đạp (bình điện xe đạp) để thắp sáng bóng đèn. D. Để miếng kim loại ngoài nắng, kim loại nóng lên. Câu 17: Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác. B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà. C. Để tăng thêm bề dày của kính. D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà. Câu 18: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật? A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu. B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu. Trường THCS Dương Nội
  6. Vật lý 8 Đề cương ôn tập học kỳ 2 C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu. D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu. Câu 19: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào chứng tỏ khi thực hiện công lên vật thì vật sẽ nóng lên? A. Cọ xát miếng đồng nhiều lần lên mặt sàn xi măng, nhám, khi đó miếng đồng sẽ nóng lên. B. Dùng búa đập lên miếng đồng nhiều lần làm miếng đồng nóng lên. C. Quẹt diêm để tạo ra lửa. D. Các thí nghiệm trên đều chứng tỏ khi thực hiện công lên vật thì vật đều nóng lên. Câu 20: Chỉ ra sự thay đổi năng lượng trong quá trình để miếng kim loại ngoài nắng, kim loại nóng lên: A. Cơ năng thành nhiệt năng. B. Nhiệt năng thành nhiệt năng. C. Nhiệt năng thành cơ năng. D. Cơ năng thành cơ năng. Câu 21:Giải thích các hiện tượng sau : a. Khi dùng bơm tay để bơm xe đạp, thân chiếc bơm lại bị nóng lên vànó nóng lên càng nhanh khi lốp xe đã gần căng hơi? Tại sao? b. Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày? c. Tại sao rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng ? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm như thế nào ? d. Vì sao để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín? e. Vì sao trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao? f. Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở dưới, gần sát đáy ấm, không được đặt ở trên? g. Tại sao các bể chứa xăng lại thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc? Trường THCS Dương Nội
  7. Vật lý 8 Đề cương ôn tập học kỳ 2 Câu 22: a. Cần cung cấp cho 2 lít nước ở một nhiệt lượng là bao nhiêu để nó sôi? Biết khối lượng riêng của nước là và nhiệt dung riêng của nước là . b. Một thùng bằng nhôm có khối lượng 500 g chứa quả cầu bằng đồng khối lượng 1 kg và 2 kg nước ở nhiệt độ . Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đưa thùng nước lên đến nhiệt độ ? Biết nhiệt dung riêng của nhôm, đồng và nước lần lượt là , và Câu 23:Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở nhiệt độ . Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng thau khối lượng 500 g được nung nóng tới? Cho biết nhiệt dung riêng của đồng thau là 380 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng truyền cho nhiệt lượng kế và môi trường bên ngoài. Trường THCS Dương Nội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2