intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính Việt Nam – Phần 3

Chia sẻ: Thiuyen3 Thiuyen3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

754
lượt xem
340
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xử phạt vi phạm hành chính: Xử phạt VPHC là một loại hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có VPHC; biểu hiện ở vệc áp dụng các chế tài hành chính mang tính chất trừng phạt, gây cho đối tượng bị áp dụng thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần và do các chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật. Hi vọng tài liệu sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin bổ ích trong quá trình học tập của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính Việt Nam – Phần 3

  1. Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính Việt Nam – Phần 3 Câu 12. Xử phạt vi phạm hành chính. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính. Phân biệt xử phạt hành chính với các biện pháp xử lý hành chính khác? TRẢ LỜI: 1. Xử phạt vi phạm hành chính: Xử phạt VPHC là một loại hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có VPHC; biêủ hiện ở vệc áp dụng các chhế tài hành chính mang tính chất trừng phạt, gây cho đối tượng bị áp dụng thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần và do các chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính: a. Các nguyên tắc phân định thẩm quyền:
  2. - UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt các VPHC trong các lĩnh vực quản lý nh à nước ở địa phương. - Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt các VPHC thuộc lĩnh vực hoặc ngành mình quản lý. - Trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện. b. Các nguyên tắc xử phạt các vi phạm hành chính: - Mọi VPHC phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý phải được tiến hành nhanh chóng, công minh; mọi hậu quả do VPHC gây nên phải được khắc phục theo đúng pháp luật. - Việc xử phạt VPHC phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. - Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt VPHC khi có hành vi vi phạm do pháp luật quy định. - Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung.
  3. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. - Việc xử lý VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. - Không xử lý VPHC trong các trường hợp tuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc VPHC trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. c. Nguyên tắc về thời hiệu xử phạt VPHC, thời hạn ra quyết định xử phạt VPHC: - Thời hiệu xử phạt VPHC là một năm kể từ ngày VPHC được thực hiện; thời hạn này là hai năm đối với các VPHC trong các lĩnh vực tài chính, xây dựng, môi trường, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, buôn bán hàng giả, nếu quá thời hạn nêu trên thì không xử phạt nhưng có thể bị áp dụng các biện pháp nh ư: buyôc khôi phục tình trạng ban đầu, khắc phục tình trạng ô nhiểm môi trường sống, lây lan dịch bệng do hành vi VPHC gây ra, buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại. - Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đ ưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì
  4. bị xử phạt hành chính nếu hành vi có dấu hiệu VPHC; thời hiệu xử phạt là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ. Trong thời hạn nêu trên nếu cá nhân, tổ chức, có VPHC mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nêu trên. - Trong thời hạn mười lăm nghày, kể từ ngày lập biên bản về VPHC, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt; nếu có nhiều tình tiết phức tạp thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không được quá ba mươi ngày. - Cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC phải thi hành quyết định trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. d. các nguyên tắc xử lý khác: Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính thuộc các nhóm xử lý khác cần phải tuân thủ triệt để những nguyên tắc sau: - Chỉ được phép áp dụng các biện pháp c ưỡng chế khác khi văn bản pháp luật quy định về xử phạt VPHC cho phép được áp dụng. - Chỉ đựơc áp dụng biện pháp cưỡng chế khác kèm theo hình thức xử phạt mà không áp dụng những biện pháp này một cách độc lập.
  5. - Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác phải triệt để tuân thủ các thủ tục được pháp luật quy định: Cơ quan, người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác của mình. 3. Phân biệt xử phạt hành chính với các biện pháp xử lý hành chính khác: Xử phạt VPHC có bốn hình thức là cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng gấy phép và tịch thu tang vật, phương tiện VPHC. Còn các biện pháp xử lý hành chính khác là: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; dưa vào cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính. Câu 13. Cưỡng chế hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính? TRẢ LỜI: 1. Cưỡng chế hành chính: Cưỡng chế hành chính bao gồm toàn bộ các biện pháp hạn chế uyền, bổ sung nghiã vụ mới và thực hiện bắt buộc nghĩa vụ đã không được thực hiện do luật hành chính quy định, được áp dụng trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, nhằm mục đích bảo vệ trật tự pháp luật. Cưỡng chế hành chính là loại hình cưỡng chế độc lập trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Nó có những đặc điểm riêng phân biệt nó với các loại hình cưỡng chế nhà nước khác. Đó là:
  6. - Cưỡng chế hành chính là loại cưỡng chế nhà nước được áp dụng trong quản lý hành chính nhà nước. - Các biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng chủ yếu bỡi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. - Các biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính. - Các biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng để bảo vệ các quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau. - Mọi biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước được áp dụng đều trong quan hệ mà ở đó, giữa các chủ thể không có quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức. 2. Các biện pháp cưỡng chế hành chính: - Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm khắc của các biện pháp cưỡng chế được áp dụng, các biện pháp cưỡng chế hành chính được chia thành hai loại: + Các biện pháp cưỡng chế đặc biệt, bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính. Đặc điểm của biện pháp này là chúng có mức độ nghiêm khắc cao. + Các biện pháp cưỡng chế hành chính thông thường: được quy định chủ yếu trong pháp lệnh xử lý VPHC và các văn bản pháp luật cụ thể hoá pháp lệnh này.
  7. Một bộ phận không nhỏ các biện pháp này được quy định trong một số văn bản pháp luật khác. - Theo cách thức bảo vệ pháp luật, các biện pháp cưỡng chế hành chính được phân thành các nhóm: + Nhóm các biện pháp phòng ngừa hành chính: mục đích của biện pháp này là đề phòng các vi phạm pháp luật có thể xảy ra, bảo đảm an toàn cho xã hội và vì các lợi ích công cộng, tyrong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, địch hoạ .... + Các biện pháp ngăn chặn hành chính: được áp dụng trên cơ sở vi phạm pháp luật, gắn liền với nhân tố vi phạm pháp luật. nhóm các biện pháp ngăn chặn đ ược áp dụng theo đuổi hai mục đích là chấm dứt sự tiếp diễn vi phạm và bảo đảm truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm có lỗi. Các biện pháp ngăn chặn hành chính có thể được áp dụng trong các giai đoạn khác nhu của thủ tục hành chính xử lý VPHC. + Các biện pháp khôi phục hành chính: được áp dụng trên cơ sở vi phãm pháp luật. Mục đích của chúng là khôi phục lại các quan hệ pháp luật, các quyền bị vi phạm trở lại trạng thái ban đầu, buộc thực hiện nghĩa vụ đã không được thực hiện. Trong luật hành chính, các biện pháp khôi phục hành chính nhiều và đa dạng: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bi thay đổi do VPHC, buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế ... Nhóm các biện
  8. pháp khôi phục hành chính thực chất là chế tài hành chính. Bởi vì nó giải quyết vvề thực chất vi phạm pháp luật và thể hiện là hậu quả kết cục của vi phạm pháp luật. + Các biện pháp phạt hành chính: chúng được áp dụng trên cơ sở VPHC đã xảy ra, nhằm mục đích trừng trị người vi phạm Trong các nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính này chỉ có biện pháp phòng ngừa hành chính được áp dụng một cách độc lập. ba biện pháp còn lại nói chung được áp dụng trong các mối quan hệ với nhau. Câu 14. Địa vị pháp lý hành chính của Chính phủ. Quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ? TRẢ LỜI: 1. Địa vị pháp lý hành chính của Chính phủ: Theo hiến pháp năm 1992: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành
  9. Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. 2. Quyền hạn của Chính phủ: Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1- Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước; 2- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân; 3- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội; 4- Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài
  10. sản thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước; 5- Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường; 6- Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước; 7- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; 8- Thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; 9- Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;
  11. 10- Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 11- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả. 3. Quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1- Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính ph ủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ; 2- Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ t ướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; 3- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 4- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân
  12. dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên; 5- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ; 6- Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết. Câu 15. Cơ quan hành chính địa phương? TRẢ LỜI: Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là một loại cơ quan của chính quyền địa phương do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp bầu ra; vừa là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp vừa phục tùng cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, có chức năng cơ bản là quản lý hành chính nhà nước trong phạm vi địa phương. Theo Hiến pháp năm 1992: Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đ ược phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  13. Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Việc thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở các đơn vị hành chính do luật định. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu l à cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các c ơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
  14. Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân. Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân và các văn bản sai trái của Uỷ ban nhân dân cấp dưới; đình chỉ thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ những nghị quyết đó. Về tổ chức: UBND do Hội đồng nhân dân bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó chủ tịch và Uỷ viên. Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND. Các thành viên khác không nhất thiết là đại biểu HĐND. Số lượng thành viên UBND mỗi cấp được quy định: - UBND cấp tỉnh có từ chín đến mười một thành viên; UBND thành phố Hà Nội và thành phố HCM có không quá mười ba uỷ viên. - UBND cấp huyện có từ bảy đến chín thành viên.
  15. - UBND cấp xã có từ năm đến bảy thành viên. UBND mỗi tháng họp ít nhất một lần. UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau: - Chương trình làm việc của UBND. - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình HĐND. - Các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND về kinh tế - xã hội, thông qua báo cáo của UBND trước HĐND. - Đề án thành lập mới, sát nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và việc phân vạch địa giới đơn vị hành chính ở địa phương. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp mình, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghgiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên.
  16. Câu 16. Cán bộ, công chức. Quy chế cán bộ, công chức? TRẢ LỜI: 1. Cán bộ, công chức: Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách. Các nguyên tắc hoạt động của Cán bộ, công chức: - Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác được giao. - Cán bộ, công chức ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức còn phải tuân theo các quy định có liên quan về chống tham nhũng thực hành tiết kiệm. - Công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của ng ười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. 2. Quy chế cán bộ, công chức: a. Nghĩa vụ của CBCC:
  17. Cán bộ, công chức có một số nghĩa vụ cơ bản sau: - Trung thành với nhà nước CHXHCNVN; bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia. - Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật. - Tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân. - Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. - Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng. - Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghi6m chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật. - Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tố nhiệm vụ, công vụ được giao. - Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  18. Và các nghĩa vụ khác do pháp luật quy định. b. CBCC có các quyền lợi sau: - Được nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng theo quy định của Luật lao động. - Trong trường hợp có lý do chính đáng đ ược nghỉ không hưởng lương sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng CBCC. - Được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và chế độ tử tuất theo quy định của bộ luật lao động. - Được hưởng chhế độ hưu trí, thôi việc theo quy định. - CBCC là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định của bộ luật lao động. - Được hưởng các quyền lợi do pháp luật quy định. c. Khen thưởng và xử lý vi phạm: CBCC có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng theo các hình thức sau: 1) Giấy khen; 2) bằng khen; 3) danh hiệu vinh dự nhà nước; 4) huy chương; 5) Huân chương. Việc khen thưởng CBCC được thực hiện theo quy định của pháp luật. CBCC lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét nnâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn.
  19. CBCC vi phạm các quy định của pháp luật nếu chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau; 1) khiển trách; 2) cảnh cáo; 3) hạ bậc l ương; 4) hạ ngạch; 5) cách chức; 6) buộc thôi việc. Việc xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức quản lý CBCC. Ngoài ra quy chế về CBCC còn có những quy định về; Những việc CBCC không được làm; Bầu cử, tuyển dụng, sử dụng CBCC và quản lý CBCC.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2