Đề cương ôn tập Thị trường sản phẩm tài nguyên 2
lượt xem 4
download
Tài liệu "Đề cương ôn tập Thị trường sản phẩm tài nguyên 2" cung cấp cho học viên những câu hỏi và lời giải xoay quanh chương trình để bạn nắm được toàn bộ nội dung chính của môn học như: ưu nhược điểm của kênh tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cung sản phẩm hàng hóa,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập Thị trường sản phẩm tài nguyên 2
- lOMoARcPSD|14039314 Thị trường Sản phẩm Tài nguyên 2 Pháp luật tài nguyên (Đại học Kinh tế Quốc dân) StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 1. Hãy nêu ưu nhược điểm của kênh tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp? Cho ví dụ minh họa từng ưu, nhược điểm tương ứng. a, Kênh tiêu thụ trực tiếp: Người sản xuất => người tiêu dùng cuối cùng sản phẩm Kênh tiêu thụ trực tiếp là kênh tiêu thụ mà doanh nghiệp bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà không phải thông trung gian nào. - Ưu điểm: + Giảm chi phí trung gian, các sản phẩm được đưa nhanh vào tiêu thụ, doanh nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, từ đó hiểu rõ nhu cầu của thị trường và tình hình giá cả giúp doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để gây uy tín với khách hàng. - Nhược điểm: + Vì tiêu thụ sản phẩm diễn ra trên phạm vị rộng nên cần nhiều điểm bán hàng, khi đó yêu cầu vốn phải lớn để chi cho địa điểm bán hàng, người bán hàng, người quản lý, vận chuyển.... + Hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm, doanh nghiệp phải có mối quan hệ rộng, có thương hiệu tương đối trên thị trường, và khách hàng thì chủ yếu là khách quen. VD: về kênh tiêu thụ trực tiếp áp dụng cho thị trường trong nước Cửa hàng đầu thu kỹ thuật số VTC, dịch vụ truyền hình cáp,... vv b, Kênh tiêu thụ gián tiếp: người sản xuất => trung gian => người tiêu dùng. Kênh tiêu thụ gián tiếp là kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các trung gian bán hàng trước khi sản phẩm đến với người tiêu dùng cuối cùng. - Ưu điểm: + Doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm trong một thời gian ngắn nhất với khối lượng hàng lớn, thu hồi vốn nhanh tiết kiệm được chi phí bảo quản... - Nhược điểm: + Thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài, chi phí tiêu thụ tăng, doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu tiêu dùng VD: Cửa hàng tạp hóa, chợ, siêu thị,...bán các mặt hàng như: dầu gội đầu, mì ăn liền, nước giải khát, lương thực, thực phẩm....vv Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 2. Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cung sản phẩm hàng hóa? Lấy ví dụ minh họa (1) Giá cả của hàng hóa - dịch vụ Giá cả là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp muốn sản xuất và cung ứng. Nếu giá cả tăng lên thì khi bán sản phẩm doanh nghiệp sẽ có mức lãi cao hơn. Vì vậy doanh nghiệp sẽ làm việc nhiều hơn, mua thêm máy móc thiết bị, thuê thêm nhân công và sản lượng cung ứng cũng sẽ tăng lên. Ngược lại khi giá cả thấp thì mức lãi của bạn sẽ giảm xuống, vì vậy bạn phải thu hẹp sản xuất, thậm chí có thể ngừng sản xuất hoàn toàn và lượng cung của bạn sẽ giảm dần xuống 0. Ví dụ, nếu giá lúa mì tăng, nông dân sẽ có xu hướng trồng nhiều lúa mì hơn lúa gạo. Điều này có thể làm giảm nguồn cung gạo trên thị trường. Nhìn chung, giá cả là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sản phẩm. (2) Giá cả các yếu tố sản xuất (giá cả các yếu tố đầu vào) Để sản xuất ra sản phẩm doanh nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào khác nhau như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, lao động, nguyên vật liệu... Nếu giá của một trong các yếu tố đầu vào tăng lên thì chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sẽ cao hơn và do đó doanh nghiệp thu ít lợi nhuận hơn. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp sản xuất và lượng cung sản phẩm ra thị trường sẽ ít hơn. Ngược lại, nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm xuống thì chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cũng sẽ thấp hơn và việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ lãi nhiều hơn, do đó doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất và lượng cung sản phẩm ra thị trường sẽ nhiều hơn. Như vậy, cung về một mặt hàng hóa có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với các yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó. Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 Ví dụ, trong trường hợp chi phí nhân công cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi, chi phí nguyên liệu, thuế, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất tăng lên, các nhà quản lý sẽ quyết định cung cấp một lượng sản phẩm thấp hơn cho thị trường hoặc dự trữ sản phẩm cho đến khi giá thị trường ổn định. (3) Công nghệ Công nghệ sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng quyết định cung. Nếu sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại thì năng suất lao động sẽ tăng lên, chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ ít đi, chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn, vì vậy lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn và do đó lượng cung sản phẩm ra thị trường sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu công nghệ sản xuất lạc hậu thì năng suất lao động sẽ giảm, chi phí để sản xuất một sản phẩm sẽ nhiều hơn, chất lượng sản phẩm cũng thấp hơn, dẫn đến lợi nhuận thu về ít hơn và do đó lượng cung sản phẩm ra thị trường sẽ ít đi. VD: Máy tính, tivi và thiết bị chụp ảnh là những ví dụ điển hình về tác động của công nghệ tới đường cung. Một chiếc máy tính bàn kích thước lớn từng có giá vài nghìn đô giờ đây có thể được mua với giá vài trăm đô với sự cải tiến về lưu trữ và bộ xử lý. Trong trường hợp này, nguồn cung cho máy tính trong thời đại ngày nay sẽ cao hơn nhiều so với trước đây. (4) Số lượng người sản xuất Số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng hàng hoá sản xuất ra trên thị trường. Khi có nhiều người sản xuất, lượng cung hàng hóa tăng lên khiến đường cung hàng hoá dịch chuyển sang phải và ngược lại. (5) Kỳ vọng Lượng sản phẩm mà bạn cung ứng hôm nay cũng có thể bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng của bạn về tương lai. Nếu kỳ vọng mang tính tính cực doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất và do đó lượng cung sản phẩm ra thị trường sẽ nhiều hơn. Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 Ngược lại, nếu kỳ vọng mang tính tiêu cực doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp sản xuất và do đó lượng cung sản phẩm ra thị trường sẽ ít hơn. Chẳng hạn nếu dự kiến giá bán sản phẩm của bạn trong thời gian tới tăng lên thì bạn sẽ để lại một phần sản phẩm vào kho và hiện tại lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường sẽ ít hơn. Ví dụ: - Các doanh nghiệp lạc quan rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng vào thời gian tới => DN mở rộng sản xuất => cung hàng hóa tăng - Các doanh nghiệp bi quan rằng do dịch bệnh Covid làm cho nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng => DN thu hẹp sản xuất => cung hàng hóa giảm. (6) Chính sách của chính phủ Chính sách của chính phủ cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến lượng cung. Chẳng hạn như mức thuế cao sẽ làm chi phí sản xuất tăng lên, thu nhập của doanh nghiệp sẽ ít hơn và do đó doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng sản xuất. Ngược lại, chính phủ có sự ưu đãi về thuế thì thu nhập của doanh nghiệp sẽ tăng lên và doanh nghiệp sẽ muốn sản xuất nhiều hơn. 3. Tại sao cần sự can thiệp của nhà nước do độc quyền bán và độc quyền mua? Nêu các biện pháp điều tiết độc quyền. a, Cần sự can thiệp của nhà nước do độc quyền bán và độc quyền mua vì: + Độc quyền bán là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán nhưng nhiều người mua và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. + Độc quyền mua là thị trường trong đó có một người mua nhưng lại có nhiều người bán. Cần sự can thiệp vì: Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 Trong độc quyền bán chỉ có một người bán duy nhất đang cung ứng toàn bộ mức cung trên thị trường. Sản phẩm, hàng hóa trên thị trường đó k có sản phẩm thay thế gần gũi. Doanh nghiệp có thể điều hành giá cả để đạt được mục tiêu, hay doanh nghiệp độc quyền là người ấn định về giá. Có sự rào cản đối với việc xâm nhập thị trường của các doanh nghiệp mới. Trong độc quyền mua người mua có khả năng thay đổi giá của hàng hóa. nó cho phép người mua có thể mua hàng hóa với mức giá trị thấp hơn với giá thị trường cạnh tranh. Trên thị trường có duy nhất một người hay doanh nghiệp có nhu cầu, khả năng mua hàng hóa đó. => Do vậy nhà nước cần có sự can thiệp vào độc quyền bán và độc quyền mua để tạo ra sự cạnh tranh của người mua và người bán trong thị trường hàng hóa. b, Các biện pháp điều tiết độc quyền: - Điều tiết dựa vào biện pháp hành chính - Điều tiết dựa vào khuyến khích - Điều tiết dựa vào chi phí - Điều tiết dựa vào thị trường 4. Giả sử hoạt động sản xuất xi măng trên thị trường có hàm chi phí cận biên MC= 20 + 0,1Q, hàm lợi ích cận biên MB= 30 - 0,05Q và hàm chi phí ngoại ứng cận biên MEC= 4+ 0,01Q. (Q là sản phẩm tính bằng tấn, P là giá sản phẩm tính bằng USD). a) Xác định mức sản xuất hiệu quả cá nhân và mức sản phẩm tương ứng. Mức sản xuất hiệu quả của cá nhân là MB = MC → 20 + 0,1Q = 30 - 0,05Q → Q = 200/3 ( tấn) b) Xác định mức sản xuất hiệu quả xã hội và giá tương ứng. Có MSC = MPC + MEC mà MPC = MC Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 → MSC = MC + MEC điểm đạt hiệu quả xã hội khi MB = MSC ( vì ngoại ứng tiêu cực) 30 - 0,05Q = 20 + 0,1Q + 4 + 0,01Q → Q = 37,5 tấn → P =225/8 USD 5. Kênh tiêu thụ hỗn hợp có ưu điểm gì so với kênh tiêu thụ trực tiếp? Cho ví dụ minh họa về những ưu điểm đó. Kênh tiêu thụ hỗn hợp là Sự vận dụng cả hai phương thức kênh tiêu thụ trực tiếp và kênh tiêu thụ gián tiếp. Là kênh mà các thành phần tham gia trong việc tiêu thụ hàng hóa ngoại trừ nhà sản xuất đóng vai trò là trung gian tiêu thụ hoặc cũng có thể là người tiêu dùng. Ưu điểm so với kênh tiêu thụ trực tiếp: Việc sử dụng hai phương thức tiêu thụ này sẽ tận dụng được những ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm của hai phương thức trên Giúp nhà sản xuất nhanh chóng mở rộng thị trường nhờ việc người tiêu dùng có thể đồng thời là trung gian phân phối. Nhờ phương thức này mà quá trình phân phối tiêu thụ diễn ra linh hoạt và đem lại hiệu quả cao. Hệ thống bán hàng nhanh chóng mở rộng cả về chất lượng và số lượng. Một điều cần chú ý là giá cả trong phương thức phân phối hỗn hợp này phải được quy định cho phù hợp. Doanh nghiệp bán lẻ tại các cơ sở thì không nên bán giá quá rẻ vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của các đại lý. phần trả lời mẫu thứ 2: a. Kênh tiêu thụ hỗn hợp có ưu điểm so với kênh tiêu thụ trực tiếp ở chỗ: - Kênh tiêu thụ trực tiếp là: kênh tiêu thụ mà doanh nghiệp bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà không phải thông trung gian nào. Nhược điểm của tiêu thụ trực tiếp: + Vì tiêu thụ sản phẩm diễn ra trên phạm vị rộng nên cần nhiều điểm bán hàng, khi đó yêu cầu vốn phải lớn để chi cho địa điểm bán hàng, người bán hàng, người quản lí, vận chuyển... + Hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm, doanh nghiệp phải có mối quan hệ rộng, có thương hiệu tương đối trên thị trường, và khách hàng thì chủ yếu là khách quen. Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 - Kênh tiêu thụ hỗn hợp là loại kênh được tạo nên bởi doanh nghiệp sử dụng hỗn hợp cả hai loại trực tiếp và gián tiếp. Điều này có nghĩa là cũng một loại sản phẩm doanh nghiệp có thể tuỳ thuộc vào từng đối tượng khác nhau để sử dụng kênh khác nhau. Cụ thể là: người sử dụng thị trường gần doanh nghiệp có thể sử dụng kênh trực tiếp, còn các khách hàng ở các thị trường xa doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh gián tiếp dài hơn. b. Ví dụ minh họa: Đối với ngư dân ngoài việc bán trực tiếp sản phẩm thủy hải sản cho người tiêu dùng có thể kết hợp phân phối cho các chợ đầu mối, vừa có thể tiết kiệm chi phí bán hàng vừa có thể đẩy nhanh tốc độ bán. 6. Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu sản phẩm hàng hóa? Lấy ví dụ minh họa (1) Thu nhập của người tiêu dùng Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng. Thu nhập càng cao, nhu cầu càng lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập tới nhu cầu còn phụ thuộc vào bản chất hàng hóa đang được xem xét. Nếu một hàng hóa cụ thể là một hàng hóa thông thường, thì sự gia tăng thu nhập sẽ dẫn đến tăng nhu cầu của nó, thu nhập giảm sẽ làm giảm cầu. Nhưng đối với những hàng hóa thuộc mức kém, hay còn gọi là hàng hóa cấp thấp, thu nhập tăng sẽ làm giảm nhu cầu và ngược lại thu nhập giảm sẽ dẫn đến tăng cầu. Ví dụ, giữa sữa chua chưa qua chế biến – một sản phẩm kém chất lượng và sữa đặc – một hàng hóa bình thường. Nếu giá tăng, nhu cầu về sữa chua chưa qua chế biến sẽ giảm trong khi đó nhu cầu cho sữa đặc sẽ tăng. Điều này xảy ra bởi vì người tiêu dùng hiện có thu nhập cao hơn và có xu hướng chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn để sử dụng. (2) Giá cả hàng hóa có liên quan Cầu về hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thân hàng hóa đó mà nó còn phụ thuộc vào giá cả của các mặt hàng có liên quan. Hàng hóa thay thế thường là một cặp hàng hóa được sử dụng thay thế cho nhau và cùng đáp ứng một nhu cầu. Việc tăng giá với sản phẩm thay thế sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với một mặt hàng nhất định và ngược lại. Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 Ví dụ: cá và thịt lợn là 2 hàng hóa có thể thay thế cho nhau. Giá cá giảm đi thì người ta sẽ mua nhiều cá hơn. Đồng thời họ sẽ mua ít thịt lợn hơn, vì cá và thịt lợn là hai món hàng có thể thỏa mãn được những nhu cầu tương tự nhau. Hàng hóa bổ sung là một cặp hàng hóa được sử dụng cùng nhau để phát huy giá trị sử dụng của hàng hóa. Thông thường, hàng hóa bổ sung có ít hoặc không có giá trị khi được tiêu thụ một mình, nhưng khi kết hợp với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác, nó làm tăng thêm giá trị chung của sản phẩm. Việc tăng giá hàng hóa bổ sung dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng hóa nhất định và ngược lại. Ví dụ, nếu giá của một hàng hóa bổ sung như sữa đặc tăng, thì nhu cầu đối với cà phê sẽ giảm nhẹ vì sẽ tương đối tốn kém khi sử dụng cả hai hàng hóa với nhau. (3) Tâm lý, tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng Thị hiếu là sở thích của con người không phụ thuộc vào mức giá và thu nhập. Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt hàng. Khi bạn thích một loại hàng hóa nào đó thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn, chẳng hạn như bạn thích uống sữa tươi thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn. Ngược lại đối với hàng hóa mà bạn chưa quen dùng thì cầu về loại hàng đó sẽ thấp. VD: Cam là loại quả giàu vitamin C, lại mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, nên đây là mặt hàng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn và thường xuyên mua. (4) Chính sách của Chính phủ Các chính sách của Chính phủ trong từng thời kì có ảnh hưởng đến mức thu nhập của người tiêu dùng và giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Do đó ảnh hưởng đến cầu về hàng hóa. Chẳng hạn những mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng thì Nhà nước đặt mức thuế cao, do đó giá bán sẽ cao, vì vậy cầu giảm và ngược lại. (5) Dân số Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng hóa. Khi dân số tăng lên thì mức nhu cầu về hàng hóa cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên do khả năng sản xuất và mức thu nhập của người dân, nên quy mô dân số tăng lên thì cơ cấu của nhu cầu sẽ thay đổi. Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 Đối với các mặt hàng thiết yếu khi dân số tăng lên thì cầu về hàng hóa đó sẽ tăng lên ở mọi mức giá. Ví dụ: Nhu cầu gạo ở Việt Nam và Trung Quốc (6) Kỳ vọng Kỳ vọng của bạn về tương lai có thể tác động tới nhu cầu của bạn ở hiện tại. Chẳng hạn, nếu bạn dự kiến sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai thì bạn sẽ có thể sẵn sàng bỏ một số tiền tiết kiệm ra để mua hàng hóa. Hoặc bạn dự kiến giá một mặt hàng nào đó sẽ giảm trong thời gian tới thì bạn sẽ không mua hàng hóa đó ở hiện tại. 7. Tại sao cần sự can thiệp của nhà nước do hiện tượng Thông tin bất cân xứng? Nêu các biện pháp điều tiết. - Thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information – AI) là trạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin – giữa các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thông tin không ngang nhau. Một bên sẽ có thông tin nhiều hơn, đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại. Tình trạng chênh lệch về thông tin có thể xảy ra từ trước khi giao dịch được bắt đầu, hoặc cũng có thể khi giao dịch bắt đầu diễn ra thì mới xảy ra. Trong trường hợp thứ nhất thông tin bị che đậy, còn trong trường hợp thứ hai, hành động của một phía giao dịch bị che đậy. - AI là một thất bại của thị trường vì nó gây ra hậu quả: sự bất cân xứng thông tin trong trường hợp thứ nhất dẫn tới cái gọi là lựa chọn trái ý của phía giao dịch có ít thông tin hơn. Còn hậu quả của sự phi đối xứng thông tin theo trường hợp thứ hai dẫn tới cái gọi là rủi ro đạo đức ở phía giao dịch nhiều thông tin hơn và che đậy hành vi của mình. Những hậu quả này chính là các thất bại thị trường. Ø Lựa chọn ngược hay lựa chọn bất lợi (Adverse selection – AS) Ø Rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại (Moral hazard – MH) Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 Ø Vấn đề người ủy quyền – người thừa hành (Principal – Agent – PA) Cần sự can thiệp của nhà nước do hiện tượng Thông tin bất cân xứng vì: Ø Vai trò của nhà nước: Để đối phó với sự bất cân xứng thông về thông tin, các nhà kinh tế học đã phát triển hai loại biện pháp, một là báo tin, hai là dò tin. Biện pháp báo tin được thực hiện bởi bên có ưu thế thông tin. Còn biện pháp dò tin được thực hiện bởi bên kém ưu thế thông tin. Các biện pháp điều tiết: Ø Thành lập hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng. Ở Việt Nam, hiệp hội này đã tồn tại nhưng trên thực tế, hội này chỉ có trên danh nghĩa, còn người tiêu dùng vẫn bị thiệt thòi trong các giao dịch thị trường. Ø Cấp giấy phép chứng nhận (trước hoạt động): chứng nhận tư cách pháp nhân và chứng nhận chất lượng sản phẩm. Ø Kiểm tra, giám sát (trong quá trình hoạt động): kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng dấu chất lượng và cấp giấy phép lưu thông; kiểm tra đối chiếu với thực tế và tiêu chuẩn đã đăng ký. Ø Kiểm toán (sau hoạt động) Ø Chính phủ và các cơ quan chức năng nhà nước cần cung cấp thông tin một cách minh bạch và chính xác về: quy hoạch đô thị, về dịch bệnh, về nhà đầu tư, các doanh nghiệp, đưa ra các dự báo về cung cầu đối với các thị trường trong và ngoài nước… Ø Thiết lập và củng cố các thể chế, nhất là thể chế kinh tế (xây dựng khung pháp lý) để có các biện pháp xử phạt, chế tài mang tính răn đe nhằm hạn chế việc sử dụng thông tin bất cân xứng gây bất lợi cho người tiêu dùng. 8. Hãy so sánh kênh tiêu thụ hỗn hợp với kênh tiêu thụ gián tiếp? Cho ví dụ minh họa về ưu nhược điểm của kênh tiêu thụ hỗn hợp. Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 a. So sánh: - Kênh tiêu thụ gián tiếp: doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng qua khâu trung gian bao gồm người bán buôn, đại lý, người bán lẻ. Đại lý được sử dụng để phối hợp cung cấp sản phẩm với số lượng lớn cho nhà bán buôn, từ đó hàng hóa được phân phối tới các nhà hàng bán lẻ và tới tay người tiêu dùng. - Nhược điểm của kênh tiêu thụ gián tiếp: Thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài, chi phí tiêu thụ tăng, doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu tiêu dùng. - Kênh hỗn hợp về thực chất đây là loại kênh được tạo nên bởi doanh nghiệp sử dụng hỗn hợp cả hai loại kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Điều này có nghĩa là cũng một loại sản phẩm doanh nghiệp có thể tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau để sử dụng kênh khác nhau cụ thể là đối với các khách hàng trong một nhà sản xuất, trung gian marketing, người sử dụng thị trường gần doanh nghiệp có thể sử dụng kênh trực tiếp, còn các khách hàng ở các thị trường xa doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh gián tiếp dài hơn. b. Ví dụ: Đối với ngư dân ngoài việc bán trực tiếp sản phẩm thủy hải sản cho người tiêu dùng có thể kết hợp phân phối cho các chợ đầu mối, vừa có thể tiết kiệm chi phí bán hàng và đẩy nhanh tốc độ bán, vừa giảm thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài và giảm chi phí tiêu thụ. Tuy nhiên điều này đòi hỏi ngư dân phải có mối quan hệ rộng với các nhà phân phối tại chợ đầu mối và kiểm soát chặt chẽ các khâu tiêu dùng. 9. Phân tích những tác động thị trường khi Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế. Cơ hội: Mở rộng thị trường xuất khẩu; có thêm cơ hội thu hút FDI từ các nước Nam bán cầu; có thêm cơ hội thúc đẩy các quan hệ kinh tế khác: du lịch, hợp tác lao động, Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 Có thêm cơ hội từ sự gia tăng tính ổn định, bền vững của kinh tế thế giới; Có thêm cơ hội hợp tác giải quyết các thách thức chung, thảm họa chung. Có thể nói, các FTA đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19, các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA đã trở thành “liều thuốc” tiếp sức cho kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch. Ví dụ như với thị trường EU, nếu như trong 3 quý đầu năm 2020, xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 29,44 tỷ USD giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, sau 3 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, xuất khẩu sang thị trường EU đạt khoảng 11,08 tỷ USD như vậy là tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2019. Tính đến hết năm 2020, xuất khẩu sang thị trường EU đạt 40,05 tỷ USD. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi. Điển hình, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với trước khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hay giá gạo Việt xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80- 200 USD/tấn, tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác như điện thoại và linh kiện, máy móc, thiết bị phụ tùng, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, cà phê… cũng đang được nhận định kỳ vọng lớn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này thời gian tới. Cùng với việc trao đổi thương mại của Việt Nam với các quốc gia EU đạt nhiều tín hiệu khả quan ngay trong tháng khởi đầu năm 2021, tình hình xuất nhập khẩu với Vương quốc Anh tiếp tục cho thấy những hiệu ứng tích cực mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đem lại trong giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit. Với những cam kết cắt giảm thuế suất lên đến 99% theo lộ trình cùng tính chất tiếp nối, Hiệp định UKVFTA cũng hứa hẹn duy trì đà tăng trưởng thương mại bứt phá giữa Việt Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 Nam và Anh Quốc trong những năm tiếp theo.Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và quốc Anh đạt 1,024 tỷ USD, tăng 20,05% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy Hiệp định UKVFTA đã tạo ra động lực quan trọng trong việc phục hồi trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong năm nay. Trong khi đó, với Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam ngày 14/1/2019, chỉ trong vòng 2 năm (năm 2019 và 2020), kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và 10 nước CPTPP đã đạt 77,4 và 78,2 tỷ USD, tăng 3,9% và 5% so với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 10 nước CPTPP năm 2019 đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018 và năm 2020 đạt 38,7 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2018 khi chưa có Hiệp định. Kim ngạch nhập khẩu từ 10 nước CPTPP năm 2019 đạt 38,1 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2018 và 40,3 tỷ USD năm 2020, tăng 7,1% so với năm 2018 . Trong đó, nếu chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu sang 2 thị trường mới chưa có FTA là Canada và Mexico thì trong năm 2020 xuất khẩu sang Canada tăng 12,1%, Mexico tăng 11,8% so với năm 2019. Đây cũng chính là hai thị trường mới có FTA với Việt Nam có tỷ lệ sử dụng C/O mẫu CPTPP cao nhất trong số các thành viên. Các nước còn lại đã có quan hệ FTA (thậm chí như Nhật Bản đã có hai hiệp định FTA với các nước ASEAN và Việt Nam trước Hiệp định CPTPP) nên doanh nghiệp có thể sử dụng các mẫu C/O trong các FTA khác. Kết quả này càng khẳng định cho những dự báo về sự tăng trưởng tích cực khi Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP. Đối với 11 FTA truyền thống, tác động rõ rệt nhất đối với thương mại hàng hóa chính là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có FTA đã tăng rõ rệt, đạt 123,11 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2004, Việt Nam mới có 2 đối tác FTA là ASEAN và Trung Quốc, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 7 tỷ USD. Còn xét về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 sang các thị trường đối tác FTA kể từ khi có Hiệp định FTA thì Ấn Độ đạt bình quân 35,7%/năm, Hàn Quốc đạt 29,2%/năm, Chile 28,9% và Trung Quốc 20,9%. Thách thức: Trong quá trình hội nhập quốc tế, luôn nảy sinh ngày càng nhiều những tranh chấp, cạnh tranh về thị trường xuất khẩu, thu hút FDI và các quan hệ kinh tế khác với các nước khác. Khi triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế, luôn nảy sinh những vấn đề cần xử lý về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế như: trong tiến trình hội nhập quốc tế, cần luôn điều chỉnh, sửa đổi hệ thống pháp luật trong nước, tuy nhiên, phải có lộ trình, bước đi cẩn trọng, để vừa củng cố độc lập, tự chủ, vừa hội nhập quốc tế thành công. Hay là vấn đề đối phó với nguy cơ lệ thuộc vào thị trường bên ngoài, lệ thuộc kinh tế dẫn đến lệ thuộc về chính trị...; hoặc vấn đề phải đối phó với sự xâm lăng văn hóa, xử lý hiện tượng giao thoa văn hóa trong hội nhập quốc tế, những mâu thuẫn trong xây dựng con người Việt Nam dưới tác động của trào lưu hình thành công dân toàn cầu, sự xâm nhập của các giá trị xã hội không phù hợp đối với nước ta... Ngoài ra, quá trình hội nhập quốc tế có thể làm trầm trọng thêm các thách thức chung: môi trường, biến đổi khí hậu; tội phạm xuyên quốc gia. Phần trả lời thứ 2: Đối với xuất, nhập khẩu: Quá trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan trong hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện hệ thống quản lý hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế và cắt giảm hàng rào thuế quan đã tạo ra tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cơ hội lớn nhất là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 – Đối với chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu: Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. -Đối với thu hút FDI: Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ mở ra các cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư của Việt Nam. Đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị trường lớn mà Việt Nam đã ký kết FTA như: Khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… – Đối với thu ngân sách nhà nước: Lộ trình cắt giảm thuế trong các FTA sẽ dẫn tới giảm nguồn thu NSNN đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, tác động của việc giảm thuế đối với tổng thu NSNN về cơ bản là không lớn. 10. Tại sao cần sự can thiệp của nhà nước do hiện tượng Ngoại tác? Nêu các biện pháp điều tiết - Ngoại tác xảy ra khi một bên làm tăng (giảm) chi phí/lợi ích của một (số) bên khác nhưng không thông qua giao dịch thị trường (không được phản ánh qua giá cả) - Ngoại tác: Nhà sản xuất hay người tiêu dùng chỉ quan tâm tới chi phí hay lợi ích cá nhân mà không quan tâm tới lợi ích hay chi phí xã hội Ngoại tác dẫn tới tổn thất xã hội: ● Ngoại tác tích cực: làm giảm chi phí, tăng lợi ích => sản xuất quá mức, tiêu dùng quá mức. ● Ngoại tác tiêu cực: làm tăng chi phí, giảm lợi ích => sản xuất kém, tiêu dùng thấp Do vậy nhà nước cần điều tiết để giảm được những ngoại tác gây nên tổn thất cho xã hội Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 Biện pháp: - Nhà nước: Điều tiết (quy định, cấp phép, cưỡng chế), giáo dục - Thị trường: thị trường chuyển nhượng giấy phép - Giải pháp quản trị: Khuyến khích/ Cưỡng chế - Giải pháp cá nhân: ý thức, đạo đức Những thị trường cạnh tranh sẽ tạo ra rất nhiều ngoại tác tiêu cực, vì vậy việc chính phủ can thiệp sẽ đem đến lợi ích cho xã hội. ● Chính phủ có thể đặt ra giới hạn đối với mức ô nhiễm thải ra gọi là tiêu chuẩn phát thải ● Thuế đánh lên ô nhiễm không khí gọi là phí phát thải ● Chính phủ cũng có thể kiểm soát ô nhiễm gián tiếp thông qua hạn chế sản lượng hay đánh thuế lên sản lượng đầu ra hoặc nguyên liệu đầu vào. Thay vì sử dụng phí phát thải và tiêu chuẩn phát thải, một biện pháp gián tiếp để giải quyết ngoại tác là chính phủ trao quyền sở hữu. Theo định lý Coase, có thể xác định mức ô nhiễm và sản lượng tối ưu từ hành vi mặc cả giữa người gây ô nhiễm và nạn nhân nếu xác định rõ ràng quyền sở hữu. 11. Hãy nêu các yếu tố hình thành cung sản phẩm? - Công nghệ (T) - Giá cả của các yếu tố sản xuất (Pf) - Số lượng người sản xuất (N) - Các chính sách của Chính phủ (G) - Các kỳ vọng và những ảnh hưởng đặc biệt (E) - Giá cả các hàng hóa liên quan Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 Hàm cung đầy đủ: 12. Hãy nêu các biện pháp chống độc quyền trong thị trường sản phẩm tài nguyên? - Ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền: Biện pháp chủ yếu để đấu tranh với các nguy cơ xuất hiện hành vi độc quyền trên thị trường là sử dụng các chính sách chống độc quyền. Đó là điều luật nhằm ngăn cấm những hành vi nhất định (như cấm các hãng cấu kết để cùng nhau nâng giá), hoặc hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định. Biện pháp này thường được sử dụng phổ biến ở các nước có thị trường phát triển, nhằm điều tiết những hãng lớn, chiếm một thị phần rất lớn. - Sở hữu nhà nước đối với độc quyền cũng là một giải pháp thường được áp dụng với những ngành trọng điểm quốc gia như khí đốt, điện năng… Trong nhiều trường hợp, vẫn còn sự tranh cãi lớn giữa các nhà kinh tế là chính phủ nên sở hữu hay chỉ cần có quy định điều tiết những ngành này là đủ. - Kiểm soát giá cả đối với các hàng hoá và dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp là một giải pháp phổ biến khác. Mục đích của nó là buộc hãng độc quyền phải bán sản phẩm ở mức giá cạnh tranh. - Chi phí: đánh thuế vào các sản phẩm không khuyến khích sản xuất và trợ cấp cho các sản phẩm khuyến khích sản xuất. - Điều tiết dựa vào thị trường: tạo ra nhiều nhà sản xuất để cạnh tranh nhau dẫn đến sản xuất hiệu quả hơn. 13. Tại sao cần có sự can thiệp của nhà nước vào thị trường? Cơ sở cho sự can thiệp của nhà nước: - Hiệu quả: Sửa chữa thất bại thị trường Thị trường vận hành và phát triển theo các quy luật khách quan. Tuy nhiên bản thân thị trường không phải lực lượng vạn năng, trên thực tế, nền kinh tế thị trường không phải Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 là nền kinh tế hoàn hảo, tối ưu mà ngay trong bản thân nó cũng vốn có những mặt trái, những thất bại mà người ta không mong muốn. Thị trường thất bại thể hiện tình trạng thị trường không phân bổ thật hiệu quả các nguồn lực, khi nó không thể sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ mà xã hội cần. Chính những thất bại của thị trường là cơ sở cắt nghĩa cần có sự can thiệp của nhà nước. Một là, thiếu sự cạnh tranh: Yếu tố cơ bản để thị trường tạo ra đòn bẩy kinh tế là môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên do các yếu tố lịch sử, tự nhiên hoặc thể chế chính trị có thể tạo ra một hoặc số ít các doanh nghiệp độc quyền chi phối thị trường. Vì thiếu cạnh tranh, việc cung cấp các sản phẩm thường không hiệu quả cho nền kinh tế. Trong trường hợp này cần có sự can thiệp của nhà nước để tạo ra sự cạnh tranh cần thiết. Hai là, các ảnh hưởng ngoại vi (ngoại tác): Trong nhiều trường hợp cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể tạo ra các ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến các cá nhân hoặc các doanh nghiệp khác mà không được bù đắp chi phí (với ảnh hưởng tốt) hoặc không phải đền bù thiệt hại (với ảnh hưởng xấu). Nếu nhà nước không có những can thiệp mạnh mẽ đúng mức, các ảnh hưởng xấu sẽ gia tăng và ảnh hưởng tốt sẽ giảm dần và không đạt được hiệu quả xã hội. Ba là, sự thiếu hụt hay bất cân xứng về thông tin có thể làm cho các giao dịch thị trường không được thực hiện. Chẳng hạn như dịch vụ dự báo thời tiết, thông tin về môi trường và sức khỏe.... Trong những trường hợp này thị trường cần được cung cấp bổ sung thông tin và không ai khác mà chính là nhà nước phải thực hiện vai trò này. Bốn là, các thị trường không hoàn hảo. Trên thực tế, một số thị trường vì các khó khăn và rủi ro trong việc thu thập thông tin và quản lý đã không thể có đủ hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. Và trong điều kiện này sự can thiệp của nhà nước là cần thiết để thúc đẩy và duy trì sự sáng tạo của nền kinh tế. Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
- lOMoARcPSD|14039314 Năm là, cung cấp dịch vụ công ích. Thông thường các dịch vụ công không thể cá nhân hóa, ví như dịch vụ cứu hỏa, trật tự xã hội, hệ thống công viên... Chính vì vậy thị trường không thể tạo ra các nhà cung cấp tư nhân cung cấp hoặc cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ này và thông thường nhà nước phải có vai trò chính trong việc cung cấp các dịch vụ công ích. Sáu là, sự phát triển kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến sự chênh lệch giàu nghèo hay sự bất công bằng về thu nhập. Đây chính là thuộc tính của cơ chế thị trường. Trong trường hợp này, với chức năng của mình, nhà nước phải can thiệp vào quá trình tiếp cận cơ hội và phân phối lại cũng như cung cấp các dịch vụ bảo đảm an sinh xã hội, giảm sự phân hóa giàu nghèo. Bảy là, sự vận động của nền kinh tế thị trường, xét trên góc độ vĩ mô, theo những chu kỳ nhất định tạo nên một sự bất ổn định vĩ mô. Để khắc phục những thất bại này, không thể thiếu vai trò của nhà nước. Nhà nước phải can thiệp vào thị trường để tạo cơ hội, môi trường cho sự vận hành bình thường của thị trường đáp ứng yêu cầu xã hội. Nói cách khác, không thể có thị trường tự do thuần túy, để một thị trường vận hành hiệu quả cần có sự can thiệp của nhà nước. Giảm bất bình đẳng: Cân đối: Cân bằng - Hiệu quả - Công bằng Công bằng trong chính sách phúc lợi xã hội: ● Chủ nghĩa duy lợi: Bentham (1789) ● John Rawls (1971): Max - Min SWF ● Amartya Sen (1973) Income = Thu nhập trung bình Inequality = Chỉ số Gini - Khuyến khích: Nhà nước “bảo trợ” Downloaded by Ph??ng Trang (lethiphuongtrang18@gmail.com)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương quản lý nhà nước về kinh tế
1 p | 4457 | 1078
-
Bài tập môn học Kinh tế môi trường
16 p | 1579 | 664
-
Đề cương ôn tập môn pháp luật bảo vệ môi trường
16 p | 934 | 213
-
Câu hỏi ôn tập Tài chính quốc tế
16 p | 1005 | 176
-
Đề cương ôn tập môn: Kinh tế vĩ mô
15 p | 587 | 172
-
Đề cương ôn tập môn Kinh tế xây dựng
6 p | 948 | 168
-
Đề cương ôn tập Kinh tế vi mô - ĐH Kinh tế
20 p | 486 | 54
-
Kinh tế vĩ mô - Mô hình IS - LM
8 p | 268 | 45
-
Đề cương Quy hoạch môi trường
17 p | 210 | 24
-
Đề cương ôn thi kết thúc học phần môn Đăng ký đất đai - ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2 p | 187 | 24
-
Câu hỏi ôn tập Môn Kinh tế môi trường - GV:TS.Nguyễn Minh Đức
4 p | 250 | 21
-
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
17 p | 149 | 15
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 p | 34 | 6
-
Đề cương môn Kinh tế học vi mô 1 - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
13 p | 19 | 5
-
Đề cương ôn tập môn Kinh tế học vi mô - Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
18 p | 10 | 5
-
Đề cương môn Kinh tế học vĩ mô - Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
17 p | 13 | 4
-
Đề cương ôn tập môn Kinh tế và pháp luật
5 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn