intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính Việt Nam – Phần 4

Chia sẻ: Thiuyen3 Thiuyen3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

392
lượt xem
164
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính Việt Nam – Phần 4 cung cấp đến các bạn trả lời các câu hỏi các tổ chức xã hội và quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội, quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam, quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài ở Việt Nam, quy chế quản lý tài sản nhà nước trong khu vực hành chính sự nghiệp,... Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm vững nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính Việt Nam – Phần 4

  1. Đề cương ôn tập môn Luật Hành chính Việt Nam – Phần 4 Câu 17. Các tổ chức xã hội và quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội? TRẢ LỜI: 1. Các tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội là hình thức tự nguyện của nhân dân, hoạt động theo nguyên tắc tự quản nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động đặc thù phản ánh vị trí, vai trò của mình trong hệ thống chính trị. Mặt khác, các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung nhất định, đó là: - Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, sở thích ....
  2. - Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lý nhà nước. - các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng hoặc theo quy định của nhà nước. - các tổ chức xã hội hoạt động nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng, chính đáng của các thành viên và mục đích hoạt động chính của tổ chức xã hội không phải là phân chia lợi nhuận. 2. Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội: quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội là tổng thể các quy định của pháp luật về tổ chức xã hội. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội là phần quan trọng trong quy chế pháp lý hành chính của chúng. Nhà nước quy định các quyền và nghĩa vụ cho các tổ chức xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội được quy định tại nhiều văn bản luật khác nhau như: Hiến pháp, Luật công đoàn, Pháp lệnh tổ chức luật sư, Pháp lệnh thành tra, Nghị định 116/CP về tổ chức trọng t ài kinh tế ... Các quyền và nghĩa vụ này phát sinh bên ngoài tổ chức, xác định đại vị pháp lý cũng như năng lực chủ thể để các tổ chức xã hội tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Những quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội được xác định trong quy chế hành chính của chúng
  3. là những quyền và nghĩa vụ mang tính pháp lý, khác với những quyền và nghĩa vụ được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội khác nhau thì có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ sự khác biệt về vị trí, vai trò và phạm vi hoạt động của các tổ chức xã hội. Pháp lệnh quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các tổ chức xã hội, đồng thời đề ra những đảm bảo pháp lý nhằm ngăn ngừa những hành vi cản trở hoạt động của tổ chức xã hội. Những người có hành vi vi phạm pháp luật cản trở các tổ chức xã hội, các thành viên của tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ thì tuỳ theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. a. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước: Giữa tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước có mối quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển. các tổ chức xã hội khác nhau thì có các quyền và nghĩa vụ khác nhau trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước tuỳ thuộc vào vai trò của chúng trong hệ thống chính trị. b. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng pháp luật: Điều 87 Hiến pháp 1992 quy định: mặt trận tổ quốc VN v à các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước quốc hội.
  4. Các tổ chức xã hội có quyền đóng góp ý kiến cho các dự án pháp luật của nhà nước, thông qua hoạt động này các tổ chức xã hội chỉ ra những khiếm khuyết trong các dự án pháp luật đó và thay mặt nhân dân lao động – những thành viên của tổ chức – đưa ra những nguyện vọng, mong muốn chính đáng để nhà nước xem xét khi đặt ra các quy phạm pháp luật. c. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của mọi tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát này các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Các tổ chức xã hội có quyền và nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với các thành viên trong tổ chức và đối với nhân dân lao động nói chung. Câu 18. Quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt nam? TRẢ LỜI: Quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt nam là tổng thể các quy phạm pháp luật về quyền tự do và nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước và về những bảo đảm hành chính đối với các quyền, tự do và nghĩa vụ đó.
  5. Quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt nam được xây dựng trên các nguyên tắc sau: - Quy chế pháp lý hành chính của công dân được xây dựng trên cơ sở và bảo đảm thực hiện các quyền, tự do và nghĩa vụ của công dân đã được Hiến pháp quy định. - Mọi công dân Việt nam không phân biệt dân tộc, giới tính, th ành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi cư trú, bình đẳng trong việc hưởng quy chế pháp lý hành chính. - Quyền và nghĩa vụ của công dân là hai mặt không thể tách rời trong quan hệ quản lý hành chính nhà nước. - Công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội. Nhà nước không ngừng bảo đảm cho công dân có điều kiện phát triển toàn diện. Quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt nam: 1. Địa vị pháp lý hành chính của công dân Việt nam: - Theo Hiến pháp 1992: Công dân có quyền tham gia quản lý nh à nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước và của địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.
  6. - Địa vị pháp lý hành chính của công dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân được các quy phạm pháp luật hành chính quy định. - Địa vị pháp lý hành chính của công dân được thể hiện tông qua vai trò của công dân trong việc tham gia vào quản lý hành chính nhà nước cũng như là nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền và nghgiã vụ pháp lý hành chính của công dân. Việc tham gia vào quản lý hành chính nhà nước của công dân rất đa dạng về hình thức và tính chất. Công dân có thể nhân danh quyền lực nhà nước (với tư cách là chủ thể quản lý hành chính nhà nước) hoặc nhân danh chính mình (với tư cách là đối tượng quản lý hành chính nhà nước). a. Công dân tham gia trực tiếp vào quản lý hành chính nhà nước: - Công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nuớc với tư cách là chủ thể quản lý hành chính nhà n ước: phù hợp với nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Trong một số trường hợp cụ thể nhà nước còn trao quyền quản lý hành chính nhà nước cho công dân. Nhà nước thường trao quyền quản lý hành chính cho công dân đối với những công việc gần gủi với hoạt động bình thường của họ mà nhà nước xét thấy không cần phải trực tiếp quản lý. - Công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước với tư cách là đối tượng quản lý hành chính:
  7. + Công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước cụ thể với tư cách là đối tươịng quản lý hành chính nhà nước: công dân có thể chủ động hoặc theo yêu cầu bắt buộc của nhà nước tham gia vào các quan hệ quản lý hành chính nhà nước cụ thể nhằm thực hiện những công việc nhất định trong quản lý h ành chính nhà nước. các quan hệ hành chính nhà nước cụ thể giữa công dân và nhà nước thường được thiết lập trong các trường hợp: * Trường hợp công dân thực hiện quyền của mình trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước; * Trường hợp công dân thực hiện nghĩa vụ của mình trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước; * Trong các quan hệ quản lý hành chính nhà nước được thiết lập do việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý hành chính của công dân. * Trường hợp công dân yêu cầu chủ thể quản lý hành chính nhà nước bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại + Công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở chấp hành quy phạm pháp luật hành chính mà không đòi hỏi phải thiết lập các quan hệ quản lý hành chính nhà nước cụ thể. b. Công dân tham gia gián tiếp vào quản lý hành chính nhà nước:
  8. - Công dân tham gia gián tiếp vào quản lý hành chính nhà nước thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. - Công dân tham gia gián tiếp vào quản lý hành chính nhà nước thông qua hoạt động của các tổ chức xã hội. 2. Những bảo đảm pháp lý hành chính đối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của công dân: - Thủ tục hành chính; - Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của công dân. - Chế độ trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý hành chính của công dân. Câu 19. Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài ở Việt Nam? TRẢ LỜI: Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài ở Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật Việt nam về quyền, tự do, nghĩa vụ của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước và về những bảo đảm hành chính đối với các quyền, tự do và nghĩa vụ đó.
  9. Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài ở Việt nam có những đặc điểm: - Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài ở Việt nam được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt nam ban hành và được nhà nước cộng hoà XHCN Việt nam bảo đảm thực hiện. - Mặc dù công dân nước ngoài cư trú tại Việt nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật; Pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch, nhưng nhà nước Việt nam chỉ thừa nhận và bảo đảm việc tham gia vào quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà nước Việt Nam chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật của Việt nam khi cư trú trên lãnh thổ Việt nam mà không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với họ khi vi phạm pháp luật của nước khác. - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bình đẳng trong việc tham gia vào quản lý hành chính nhà nước không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề nghiệp, giới tính, thành phần xã hội. - Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài ở Việt nam có hạn chế nhất định so với công dân Việt nam. Nội dung quy chế pháp lý hành chính của ngươpì nước ngoài ở Việt nam:
  10. 1. Người nước ngoài được hưởng một số quyền và phải thực hiện một số nghĩa vụ pháp lý hành chính như công dân VN: Theo hiến pháp 1992: Người nước ngoài cư trú tại VN phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật VN, được nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật VN. Phù hợp với quy định trên, người nước ngoài ở VN được hưởng một số quyền và phải thực hiện một số nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định như công dân VN Trong một số trường hợp Nhà nước VN uỷ quyền cho cá nhân tham gia vào quản lý hành chính nhà n ước mà không phân biệt cá nhân đó là công dân VN hay người nước ngoài. 2. Một số hạn chế về địa vị pháp lý hành chính của người nước ngoài so với công dân VN: - Người nước ngoài không có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực của nhà nước VN, không có quyền tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước với tư cách là cán bộ, công chức. - Người nước ngoài không phải làm nghĩa vụ quân sự đối với Nhà nước VN; không bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào các cơ sở giáo dục, đưa vào các cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính.
  11. - Người nước ngoài có quyền làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN nhưng phải có giấy phép lao động do Bộ Lao động – thương binh và xã hội VN cấp. - Người nước ngoài có quyền kinh doanh, trừ một số ngành nghề liên quan đến an ninh quốc phòng. - Nhà nước CHXHCN VN xác lập và thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu t ư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào VN. - Nhà nước CHXHCN VN bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại VN. - Người nước ngoài được vào học tại các trường học VN, trừ một số trường, ngành học có liên quan đến an ninh quốc phòng. - Người nước ngoài có quyền kết hôn với công dân VN, tuy nhiên nếu kết hôn với công dân VN đang phục vụ trong quân đội, các ngành liên quan đến bí mật quốc gia phải được các cơ quan có thẩm quyền của VN xác nhận việc kết hôn đó không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy chế của ngành đó. - Người nước ngoài được nhận trẻ em VN làm con nuôi với một số điều kiện nhất định.
  12. - Người nước ngoài được cư trú ở VN dưới hình thức tạm trú hoặc thường trú ngoài những khu vực cấm, người nước ngoài ở VN có thể bị chấm dứt cư trú trước thời hạn nếu bị cơ quan có thẩm quyền của VN trục xuất. - Người nước ngoài không được kết nạp vào một số tổ chức xã hội của VN. 3. Những bảo đảm pháp lý hành chính đối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của người nước ngoài cư trú tại VN: Ngoài những hạn chế nói trên xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ VN, người nước ngoài không những được hưởng quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý hành chính như đối với công dân VN mà còn được nhà nước CHXHCN VN bảo đảm pháp lý hành chính như đối với công dân VN. Câu 20. Quy chế quản lý tài sản nhà nước trong khu vực hành chính sự nghiệp? TRẢ LỜI: Tài sản nhà nước trong khu vực hành chính sự nghiệp phải được sử dụng đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức; không được sử dụng vào mục đích cá nhân, kinh doanh và các mục đích khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  13. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng, xe ô tô, nhà làm việc và công trình xây dựng khác trong khu vực hành chính sự nghiệp. - Cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có trách nhiệm đăng ký tài sản với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. tài sản phải đăng ký gồm: nhà, đất đai và các công trình xây dựng gắn liền với đất đai, các phương tiện vận tải và các tài sản khác có giá trị lớn. Nội dung đăng ký gồm: tên, đặc điểm, ký hiệu tài sản, diện tích (nhà đất), đặc điểm kỹ thuật, giá trị, mục đích sử dụng, thời gian bắt đầu đưa vào sử dụng. - Mở sổ sách theo dõi cả về hiện vật, và giá trị đối với mọi tài sản nhà nước; báo cáo định kỳ hàng năm, báo cáo đột xuất về tài sản nhà nước theo quy định. - Việc đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng khác và tài sản gắn liền với đất đai khu vực hành chính sự nghiệp được thực hiện như sau: + Hàng năm, các đơn vị thụ hưởng nhân sách nhà nước lập báo cáo với ngành chủ quản cấp trên về nhu cầu xây dựng mới hoặc xây thêm nhà, công trình xây dựng khác và tài sản gắn liền với đất đai. + Các cơ quan tài chính nhà nước phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư căn cứ vào thực trạng về nhà, công trình xây dựng khác của các cơ quan hành chính sự nghiệp; căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà, công trình xây dựng của từng cơ quan để thẩm định nhu cầu đầu tư xây dựng để quyết định hoặc trình cấp
  14. có thẩm quyền quyết định danh mục dự án và vốn đầu tư xây dựng ghi vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. - Việc mua sắm phương tiện vận tải và trang thiết bị làm việc cho các cơ quan hành chính sự nghiệp được thực hiện như sau: + Hàng năm, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước căn cứ vào thực trạng phương tiện, trang thiết bị hiện có; căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô do Thủ tướng Chính phủ quy định và tiêu chuẩn, định mức sử dụng của từng chủng loại tài sản khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để xác định nhu cầu mua sắm phương tiện vận tải và trang tiết bị làm việc, lập dự toán báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. + Sau khi dự toán chi về mua sắm phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc được cơ quan có thẩm quyền duyệt thì: các cơ quan tài chính nhà nước cấp phát kinh phí mua sắm cho từng cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích và thực hiện chế độ đăng ký, báo cáo tài sản theo đúng quy định; kết thúc năm ngân sách, cơ quan hành chính s ự nghiệp phải quyết toán đầy đủ, kịp thời kinh phí mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. - Việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản khu vực hành chính sự nghiệp được thực hiện như sau:
  15. + Mọi tài sản nhà nước trong cơ quan hành chính sự nghiệp đều phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng chế độ, tiêu chuẩn kỹ thuật. + Hàng năm, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước căn cứ vào thực trạng tài sản và chế độ, tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, lập dự toán chi về bảo dưỡng, sửa chữa tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xem xét đưa vào dự toán ngân sách trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. + Sau khi dự toán chi về bảo dưỡng, sửa chữa tài sản được duyệt thì cơ quan hành chính sự nghiệp có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích và có hiệu quả. - Việc điều chuyển tài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp phải được thực hiện theo đúng quy định. Mọi tài sản nhà nước khi điều chuyển từ cơ quan này sang cơ quan khác phải được kiểm kê, xác định giá trị còn lại, ghi tăng, giảm tài sản và giá trị tài sản, đăng ký lại tài sản đối với số tài sản phải đăng ký. Điều kiện, trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản nhà nước giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp do Bộ Tài chính quy định. - Tài sản nhà nước bị thu hồi trong các trường hợp sau: + Đơn vị được giao trực tiếp sử dụng tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do sát nhập, hợp nhất, thay đổi chức năng, nhiệm vụ và các nguyên nhân khác.
  16. + Tài sản nhà nước thừa so với tiêu chuẩn, định mức được phép sử dụng. Câu 21. Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp? TRẢ LỜI: 1. Quyền hạn của doanh nghiệp trong quản lý vốn và tài sản nhà nước: Theo quy định của luật doanh nghiệp nhà nước, thì doanh nghiệp nhà nước có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do nhà nước giao theo quy định của pháp luật; có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp trừ những thiết bị, nh à xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm mquyền cho phép trên nguyên tắc baỏ toàn vốn và phát triển nguồn vốn; đối với đất đai, tài nguyên thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật; đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, thực hiện các quyền trên khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Doanh nghiệp nhà nước còn có quyền về quản lý tài chính: sử dụng vốn và các quỹ của doanh nghiệp để phục vụ sản xuất kinh doanh theo nguy ên tắc bảo toàn và có hoàn trả, tự huy động vốn, được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật, được sử dụng quỹ khấu hao cơ bản theo quy định.
  17. 2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quản lý tài sản nhà nước giao: Doanh nghiệp nhà nước có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn do nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu t ư và đoanh nghiệp khác (nếu có); nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do nhà nước giao cho doanh nghiệp. thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản các quỹ, về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do nhà nước quy định. Bảo toàn vốn và tài sản trong các doanh nghiệp quốc doanh, đảm bảo các loại t ài sản không bị hư hỏng trước thời hạn hoặc mất mát, hoặc ăn chia vào vốn, không được tạo lãi giả để làm giảm vốn kể cả vốn cố định và vốn lưu động. Doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì được giá trị đồng vốn của mình để thể hiện bằng năng lực sản xuất của tài sản cố định khả năng mua sắm vật tư cho dự trữ và tài sản lưu động định mức nói chung, duy trì khả năng thanh toán của xí nghiệp. 3. Chuyển dịch, điều động tài sản nhà nướ đầu tư vào doanh nghiệp: Tài sản nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp có thể được chuyển dịch dưới các hình thức: điều động, chuyển nhượng, đưa vào liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần ... hoặc thanh lý hoặc bị phá sản. Nguyên tắc chung là mọi tài sản nhà nước được điều động, chuyển nhượng, đưa vào liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần .. đều phải được kiểm kê số lượng, xác
  18. định đúng nguyên giá và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán; đồng thời phải xác định nguyên giá tài sản theo thời giá, giá trị tài sản còn lại theo thời giá .... trên cơ sở đó lập biên bản giao nhận giữa bên giao và bên nhận tài sản có sự chứng kiến của cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp. 4. Khấu hao: Trong quá trình sử dụng tài sản nhà nước là tài sản cố định doanh nghiệp phải thực hiện khấu hao, bao gồm hai phần: - Khấu hao cơ bản: khopản khấu hao này doanh nghiệp phải nộp đủ cho ngân sách nhà nước, trừ trường hợp được phép để lại. - Khấu hao sửa chữa lớn: để đáp ứng nhu cầu vốn sửa chữa lớn trong quá trình sử dụng tài sản nhà nước khi doanh nghiệp bị phá sản – tài sản của nhà nước được bảo quản, xử lý theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp. Câu 22. Quản lý nhà nước về hải quan? TRẢ LỜI: 1. Khái niệm: Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện trên thực tế các chính sách của nhà nước về hải quan.
  19. Hải quan việt nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường VN; đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền VN qua biên giới. 2. Một số nội dung chủ yếu trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan: a. Kiểm tra, giám sát hải quan: - Kiểm tra hải quan là những biện pháp mà cơ quan hải quan được phép áp dụng để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật về hải quan đối với các đối t ượng chịu sự quản lý nhà nước về hải quan mà chủ yếu là việc xem xét, đánh giá thực trạng đối tượng trên cơ sở hồ sơ hải quan và những tiêu chuẩn định mức mà pháp luật quy định. - Giám sát hải quan là những biện pháp mà cơ quan hải quan được phép áp dụng để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật về hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan, hàng hoá xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa thực xuất và các phương tiện vận tải quá cảnh l ãnh thổ VN bao gồm việc theo dõi trực tiếp đối tựơng giám sát và các biện pháp giám sát cụ thể khác theo quy định của pháp luật về hải quan. - Hai lọai chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật kiểm tra, giám sát hải quan l à chủ thể kiểm tra, giám sát và chủ thể bị kiểm tra, giám sát.
  20. Chủ thể kiểm tra, giám sát hải quan là các cơ quan hải quan. Các nhân viên hải quan là người được giao quyền trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan tại các địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan cụ thể. Vậy chủ thể kiểm tra, giám sát hải quan là các nhân viên hải quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Chủ thể bị kiểm tra, giám sát hải quan là đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu mà chủ thể kiểm tra, giám sát hải quan đưa ra. Tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát hải quan, trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể bị kiểm tra, giám sát hải quan là người khai hải quan. Vậy chủ thể bị kiểm tra, giám sát hải quan là người khai hải quan. - Theo Pháp lệnh hải quan: hàng hoá, hành lý, ngoại hối, tiền VN, bưu kiện, bưu phẩm, các đồ vật và tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường VN (gọi chung là đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan) khi qua biên giới VN đều chịu sự quản lý nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật. - Thời điểm kiểm tra hải quan: Việc kiểm tra hải quan được thực hiện từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đối t ượng kiểm tra cho tới khi thực xuất hoặc từ thời điểm đối tượng kiển tra tới cửa khẩu nhập đầu tiên cho đến khi hoàn thành thủ tục hải quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1