intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương thi học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm học 2020-2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương thi học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm học 2020-2021" biên soạn giúp học sinh củng cố kiến thức trong học kì 1 trong chương trình học; chuẩn bị chu đáo cho bài thi học kì sắp đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương thi học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƢƠNG THI HK I - VẬT LÝ 11 NĂM HỌC 2020-2021  Chƣơng I: Điện tích. Điện trƣờng *Chủ đề 1: Điện tích. Tương tác điện. MỨC ĐỘ 1: Câu 1.1: Điện tích điểm là A.Vật có kích thước nhỏ B. Vật có kích thước lớn C.Vật mang điện có kích thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng D. Vật mang điện có kích thước vừa phải, không quá to. Câu 1.2: Phát biểu nào sau đây là không đúng. A. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 C. B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 kg. C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion. D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác. Câu 1.3: Vật A trung hoà điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương, là do A. điện tích dương từ vật B di chuyển sang vật A B. ion âm từ vật A di chuyển sang vật B C. electron di chuyển từ vật A sang vật B D. electron di chuyển từ vật B sang vật A Câu 1.4: Phát biết nào sau đây là không đúng. A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do. B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do. C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do. D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do. Câu 2.1: Một vật mang điện âm là do : A.Nó thiếu e B. Nó dư e C. Hạt nhân nguyên tử có số nơtron nhiều hơn số proton D.Hạt nhân nguyên tử có số nơtron ít hơn số proton Câu 2.2: Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát A. eletron chuyển từ vật này sang vật khác. B. vật bị nóng lên. C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật. D. các điện tích bị mất đi. Câu 2.3: Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật: A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện; C. Đặt một vật gần nguồn điện; D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin. Câu 2.4: Vectơ lực tĩnh điện Cu-Lông có các tính chất A. có giá trùng với đường thẳng nối hai điện tích B. có chiều phụ thuộc vào độ lớn của các hạt mang điện C. độ lớn chỉ phụ thuộc vào khỏang cách giữa hai điện tích D. chiều phụ thuộc vào độ lớn của các hạt mang điện tích. MỨC ĐỘ 2: Câu 3.1: Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên 4 lần thì lực tương tác giữa hai điện tích sẽ : A . Tăng 4 lần B. Giảm 4 lần C. Tăng 16 lần D. Giảm 16 lần 1
  2. Câu 3.2: Hai quả cầu kim loại cùng kích thước,ban đầu chúng hút nhau. Sau khi cho chúng chạm nhau thì chúng đẩy nhau. Có thể kết luận gì về điện tích ban đầu của hai quả cầu? A. Tích điện dương B. Tích điện âm C. Tích điện trái dấu, có độ lớn bằng nhau D. Tích điện trái dấu, có độ lớn khác nhau Câu 3.3: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Điện tích của vật A và D trái dấu. B. Điện tích của vật A và D cùng dấu. C. Điện tích của vật B và D cùng dấu. D. Điện tích của vật A và C cùng dấu. Câu 3.4: Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu- lông A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 8 lần. Cấp độ 4: Câu 4.1: Hai điện tích điểm q1=-1µC, q2= +4µC đặt lần lượt tại A, B cách nhau 20 cm.Tìm vị trí điểm M tại đó điện trường bằng không: A. M nằm trên đường thẳng AB, ngoài gần B cách B 40cm. B.M nằm trên đường thẳng AB, ngoài gần A cách A 20cm. C. M là trung điểm của AB. D. M nằm trên đoạn thẳngAB, giữa AB, cách B 8cm. Câu 4.2: Hai điện tích q1 = 4.10-8C và q2 = - 4.10-8C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 4cm trong không khí. Lực tác dụng lên điện tích q = 2.10-9C đặt tại điểm M cách A 4cm, cách B 8cm là A. 6,75.10-4 N B. 1,125. 10-3N C. 5,625.10-4N D. 3,375.10-4N. Câu 4.3: Một hệ hai điện tích điểm q1 = 10-6 C và q2 = -2.10-6 C đặt trong không khí, cách nhau 20cm. Lực tác dụng của hệ lên một điện tích điểm q0 = 5.10-8 C đặt tại điểm giữa của đoạn thẳng nối giữa hai điện tích trên sẽ là A. F = 0,135N B. F = 3,15N C. F = 1,35N D. F = 0,0135N Câu 4.4: Tại ba đỉnh A, B, C của một tam giác đều cạnh a=0,15m có ba điện tích qA = 2μC; qB = 8μC; qc = - 8μC. Véctơ lực tác dụng lên qA có độ lớn A.F = 6,4N và hướng song song với BC. B. F = 5,9N và hướng song song với BC. C. F = 8,4N và hướng vuông góc với BC. D. F = 6,4N và hướng song song với AB. *Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện Mức độ 1: Câu 5.1: Cường độ điện trường là đại lượng: A. Véctơ B. Vô hướng, có giá trị luôn dương C. Vô hướng, có giá trị dương, hoặc âm D. Véctơ và có chiều hướng vào điện tích Câu 5.2: Điện trường đều là điện trường có: A.Véctơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau B. Độ lớn cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau C. Chiều của véctơ cường độ điện trường không đổi D. Độ lớn của lực tác dụng lên một điện tích thử không thayđổi Câu 5.3: Cho một điện tích điểm –Q (Q>0); điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều 2
  3. A. hướng về phía nó. B. hướng ra xa nó. C. phụ thuộc độ lớn của nó. D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh. Câu 5.4: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng: A. Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua. B. Các đường sức là các đường cong không kín. C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau. D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích âm và kết thúc ở điện tích dương. Mức độ 2: Câu 6.1: Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần. Câu 6.2: Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. B. tăng 4 lần. Câu 6.3: Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 N. Độ lớn điện tích đó là. A. q = 8.10-6  C. B. q = 12,5.10-6C. C. q = 1,25mC. D. q = 12,5  C. -9 Câu 6.4: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10 C, tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 cm có độ lớn là. A. E = 0,450 V/m. B. E = 0,225 V/m. C. E = 4500 V/m. D. E = 2250 V/m. *Chủ đề 2: Công của lực điện, hiệu điện thế Mức 1: Câu 7.1: Mối liên hệ giưa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là. 1 1 A. UMN = UNM. B. UMN = - UNM. C. UMN = . D. UMN=  . U NM U NM Câu 7.2: Công của lực điện không phụ thuộc vào A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. B. cường độ của điện trường. C. hình dạng của đường đi. D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển. Câu 7.3: Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho A. khả năng tác dụng lực của điện trường. B. phương chiều của cường độ điện trường. C. khả năng sinh công của điện trường. D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường. Câu 7.4: Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức A. U = E.d. B. U = E/d. C. U = q.E.d. D. U = q.E/q. Mức 2: Câu 8.1: Một điện tích +1C chuyển động từ bản tích điện dương sang bản tích điện âm đặt song song đối diện nhau thì lực điện thực hiện một công bằng 200J. Hiệu điện thế giữa hai bản có độ lớn bằng: A. 5.10-3V. B.200V C. 1,6.10-19V D. 2000V Câu 8.2: Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong  điện trường đều theo phương hợp với E góc . Trong trường hợp nào sau đây, công của điện trường lớn nhất? 3
  4. A. = 00 B. = 450 C. = 600 D. 900 Câu 8.3: Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quĩ đạo là một đường cong kín có chiều dài quĩ đạo là s thì công của lực điện trường bằng A. qEs B. 2qEs C. 0 D. - qEs Câu 8.4: Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 8 cm có một hiệu điện thế không đổi 200 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là A. 5000 V/m. B. 2500 V/m. C. 200 V/m. D. 80 V/m. *Tụ điện Mức 1: Câu 9.1: Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của một tụ điện . A. Điện tích của tụ điện B. Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện C. Cường độ điện trường trong tụ điện. D. Điện dung của tụ điện. Câu 9.2: Chọn câu phát biểu đúng. A. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó. B. Điện tích của tụ điện tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai bản của nó. C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dung của nó. D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản của nó. Câu 9.3: Đơn vị của điện dung của tụ điện là A. V/m (vôn/mét) B.C/V (culông/vôn) C. V (vôn) D. F (fara) Câu 9.4: Tụ điện là: A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi. D. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa. Mức 2: Câu 10.1: Chọn câu phát biểu đúng. Hai tụ điện chứa cùng một điện tích thì . A. Hai tụ điện phải có cùng điện dung. B. Hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau. C. Tụ điện có điện dung lớn sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn. D. Tụ điện có điện dung lớn sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ. Câu 10.2: Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng 20.10-6C. Điện dung của tụ là: A. 2 μF. B. 2 mF. C. 2 F. D. 2 nF. Câu 10.3: Một tụ có điện dung 2μF. Khi đặt hiệu điện thế 2V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là: A. 2.10-6 C. B. 16.10-6 C. C. 4.10-6 C. D. 8.10-6 C. Câu 10.4: Gọi Q, C, U lần lượt là điện tích, điện dung và hiều điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A.C không phụ thuộc vào Q và U B. C tỉ lệ thuận với Q C. C tỉ lệ nghịch với Q D. C phụ thuộc vào Q và U  Chƣơng II: Dòng Điện Không Đổi 4
  5. * Dòng điện không đổi Mức 1: Câu 11.1: Điều kiện để có dòng điện ở hai đầu vẫn dẫn điện là A. có hiệu điện thế. B. có điện tích tự do. C. có hiệu điện thế và điện tích tự do. D. có nguồn điện. Câu 11.2: Dòng điện không đổi là: A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian Câu 11.3: Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là: A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng hóa học C.Tác dụng từ D. Tác dụng cơ học Câu 11.4: Quy ước chiều dòng điện là: A.Chiều dịch chuyển của các electron B. chiều dịch chuyển của các ion C. chiều dịch chuyển của các ion âm D.chiều dịch chuyển của các điện tích dương Mức 2: Câu 12.1: Cường độ dòng điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn là 0,5A. Trong khoảng thời gian 3s thì điện lượng chuyển qua tiết diện dây là A. 1,5C. B. 3,0C C. 4,5C D. 5,4C Câu 12.2: Trong thời gian cỡ 0,5s đóng công tắc một tủ lạnh thì cường độ dòng điện trung bình đo được là 6A. Tính điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nối với động cơ của tủ lạnh. A. 1,25C B. 12,5C. C.3C. D. 2C Câu 12.3: Suất điện động của một ắcquy là 3V, lực lạ làm di chuyển điện tích thực hiện một công 6mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là A. 18.10-3 C. B.2.10-3C C. 0,5.10-3C . D. 1,8.10-3C Câu 12.4: Công của lực lạ làm di chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là A. 0,166V B.6V C. 96V D. 0,6V *Điện năng. Công suất điện Mức 1: Câu 13.1: Công suất tỏa nhiệt ở 1 vật dẫn không phụ thuộc yếu tố nào sau đây? A. Hiệu điện thế ở 2 đầu vật dẫn. B. Cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. C. Điện trở của vật dẫn. D.Thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn. Câu 13.2: Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết A. Công suất điện gia đình sử dụng. B. Thời gian sử dụng điện của gia đình. C. Điện năng gia đình sử dụng. D. Số dụng cụ, thiết bị gia đình sử dụng. Câu 13.3: Công của dòng điện có đơn vị là: A. J/s B. kWh C. W D. kVA Câu 13.4: Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. 5
  6. B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. D. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. Mức 2: Câu 14.1: Công suất sản ra trên điện trở 10  bằng 90 W. Hiệu điện thế trên hai đầu điện trở bằng A. 90 V. B. 30 V. C. 18 V. D. 9 V. Câu 14.2: Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi có dòng điện cường độ 2A chạy qua một điện trở thuần 100Ω là A.48kJ. B. 400J. C. 24kJ. D. 24J. Câu 14.3: Cho đoạn mạch điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 giây điện năng tiêu thụ của mạch là A.40 J. B. 120 J. C. 24 kJ. D. 2,4 kJ. Câu 14. 4: Cho đoạn mạch điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là A. 40 J. B. 120 J. C. 24 kJ. D.2,4 kJ. *Chủ đề 3: Định luật Ôm đối với toàn mạch Mức 1: Câu 15.1: Biểu thức nào sau đây là không đúng? E U A. I  B. I  C.E = U – Ir D. E = U + Ir R r R Câu 15.2: Công thức nào là định luật Ôm cho mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động điện trở trong r và một điện trở ngoài R: A.I = . B. UAB = ξ – Ir. C. UAB = ξ + Ir. D. UAB = IAB(R + r) – ξ. Câu 15.3: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài A. tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.B. tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch. C. tăng khi cường độ dòng điện chạy trongmạchtăng. D.giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng. Câu 15.4: Khi ghép n nguồn điện song song, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là A. nE nà nr. B.E và r/n. C. nE và r/n.D. E và nr. Câu 16.1: Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch A. tăng rất lớn. B. tăng giảm liên tục. C. giảm về 0. D. không đổi so với trước. Câu 16.2: Việc ghép nối tiếp các nguồn điện để A. có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn. B. có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn. C. có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn. D. có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài. Câu 16.3: Công suất định mức của các dụng cụ điện là A. Công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được. B. Công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được. 6
  7. C. Công suất mà dụng cụ đó đạt được khi hoạt động bình thường. D. Công suất mà dụng cụ đó có thể đạt được bất cứ lúc nào. Câu 16.4 : Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện và mạch ngòai là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch A. Tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngòai B. Giảm khi điện trở mạch ngòai tăng C. Tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngòai D. Tăng khi điện trở mạch ngòai tăng Mức 2: Câu 17.1: Cho mạch điện kín, bỏ qua điện trở của dây nối, nguồn điện có điện trở trong bằng 2Ω, mạch ngoài có điện trở 20Ω. Hiệu suất của nguồn điện là A.90,9% B. 90% C. 98% D. 99% Câu 17.2: Ghép 3 nguồn giống nhau nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động 5V và điện trở trong 1  thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là A. 5V, 3  B.15V, 3  C.15V, 1  D. 10V, 1  Câu 17.3: Ghép song song 3 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động 5V và điện trở trong 3  thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là A. 5V, 3  B. 15V, 3  C.15V, 1  D.5V, 1  Câu 17.4: Cho một mạch điện gồm một nguồn điện có suất điện động6 V có điện trở trong 0,5Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 2,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là A. 3A. B. 3/5 A. C. 0,5 A. D.2 A. Câu 18.1: Một mạch điện gồm một pin 9 V , điện trở mạch ngoài 4 Ω, cường độ dòng điện trong toàn mạch là 2 A. Điện trở trong của nguồn là A. 0,5 Ω. B. 4,5 Ω. C. 1 Ω. D. 2 Ω. Câu 18.2: Trong một mạch kín mà điện trở ngoài là 10 Ω, điện trở trong là 1 Ω có dòng điện là 2 A. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn và suất điện động của nguồn là A. 10 V và 12 V. B. 20 V và 22 V. C. 10 V và 2 V. D. 2,5 V và 0,5 V. Câu 18.3: Một acquy 3 V, điện trở trong 20 mΩ, khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là A. 150 A. B. 0,06 A. C. 15 A. D. 20/3 A. Câu 18.4: Cho một mạch điện gồm một pin 4 V có điện trở trong 0,5Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 1,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là A. 3A. B. 3/5 A. C. 0,5 A. D. 2 A. Mức 4: Câu 19.1: Cho mạch điện như hình vẽ. R1= R2= 6 Ω, R3= 3 Ω, r = 5 Ω, RA= 0 Ω. Ampe kế A1 chỉ 0,6A. Tính suất điện động của nguồn và số chỉ của Ampe kế A2. A. E= 5,2V; IA2= 0,4A. B. E= 5,8V; IA2=0,8A. C. E=5,2V; IA2=0,8A. D. E=5,8V; IA2=0,4A. 7
  8. Câu 19.2: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó E = 48V, r= 2 Ω, R1= 2 Ω, R2= 8 Ω, R3= 6 Ω, R4= 16 Ω. Điện trở của các dây nối không đáng kể. Muốn đo UMN phải mắc cực dương của vôn kế với điểm nào? Tính hiệu điện thế giữa hai điểm M và N. A. 21V, cực dương mắc tại M. B. 21V, cực dương mắc tại N. C. 3V, cực dương mắc tại M. D. 3V, cực dương mắc tại N. Câu 19.3: Một mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động 15V, điện trở trong r = 1Ωnối với mạchngoài như hình vẽ, là biến trở R, điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị cực đại. Khi đó biến trở có giá trị A. . B. . C. . D. 1,5 . Câu 19.4: Người ta mắc hai cực của một nguồn điện với một biến trở. Thay đổi điện trở của biến trở, đo hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện và cường độ dòng điện I chạy qua mạch, người ta vẽ được đồ thị như hình bên.Dựa vào đồ thị, tính suất điện động và điện trở trong của nguồn điện. A. E = 3V, r = 0,5(Ω). B.E = 2,5V, r = 0,5(Ω) C.E = 3V, r = 1(Ω). D.E = 2,5V, r = 1(Ω). *Thực hành: xác định suất điện động và điện trở trong của nguồn. Câu 20.1: Có thể mắc nối tiếp vôn kể với pin để tạo thành mạch kín mà không mắc nối tiếp mili ampe kế với pin để tạo thành mạch kín vì A. Điện trở của vôn kế lớn nên dòng điện trong mạch kín nhỏ, không gây ảnh hưởng đến mạch.Còn miliampe kế có điện trở rất nhỏ, vì vậy gây ra dòng điện rất lớn làm hỏng mạch. B. Điện trở của miliampe kế rất nhỏ nên gây sai số lớn. C. Giá trị cần đo vượt quá thang đo của miliampe kế. D. Kim của miliampe kế sẽ quay liên tục và không đọc được giá trị cần đo. Câu 20.2: Dụng cụ nào sau đây không dùng trong thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của nguồn? A. Pin điện hóa; B. đồng hồ đa năng hiện số; C. dây dẫn nối mạch; D. thước đo chiều dài. Câu 20.3: Những điều nào không cần thực hiện khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số? A. Nếu không biết rõ giá trị giới hạn của đại lượng cần đo, thì phải chọn thang đo có giá trị lớn nhất phù hợp với chức năng đã chọn; B. Không đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế vượt quá giới hạn thang đo đã chọn; C. Không chuyển đổi thang đo khi đang có điện đưa vào hai cực của đồng hồ; D. Phải ngay lập tức thay pin ngay khi đồng hồ báo hết pin. Câu 20.4: Đo suất điện động của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây? 8
  9. A.Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampekế tạo thành một mạch kín.Dựa vào số chỉ của ampe kế cho ta biết suất điện động của nguồnđiện. B.Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện.Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồnđiện. C.Mắc nguồn điện với một điện trở có trị số rất lớn và một vôn kế tạo thành một mạch kín.Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồnđiện. D.Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín.Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồnđiện.  Dòng điện trong các môi trường *Dòng điện trong kim loại: Mức 1: Câu 21.1: Kim loại dẫn điện tốt vì A. Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn. B. Mật độ các ion tự do lớn. C. Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác. D.Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn. Câu 21. 2: Hạt tải điện trong kim loại là A. electron tự do. B. ion dương và ion âm C. ion dương, ion âm và electron tự do D. electron và lỗ trống. Câu 21.3: Chọn đáp ánĐÚNG? A.Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện chỉ phụ thuộc vào hiệu nhiệt độ của hai mối hàn. B. Trong cặp nhiệt điện có sự chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng. C. Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện chỉ phụ thuộc vào bản chất của cặp nhiệt điện. D. Trong cặp nhiệt điện có sự chuyển hóa nhiệt năng thành điện năng. Câu 21.4: Hiện tượng siêu dẫn là A. điện trở của kim loại tăng đến giá trị tới hạn khi nhiệt độ tăng. B. điện trở của kim loại giảm đến giá trị tới hạn khi nhiệt độ giảm. C.điện trở kim loại giảm xuống bằng 0 khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn. D. một số kim loại đặc biệt có điện trở bằng 0. *Dòng điện trong chất điện phân: Mức 4: Câu22.1 : Chiều dày của lớp bạc phủ lên một tấm kim loại khi mạ bạc là d = 0,1mm sau khi điện phân 32 phút 10 giây. Diện tích của mặt phủ tấm kim loại là 41,14cm2. Biết bạc có khối lượng riêng là D = 10,5 g/cm3. A = 108, n = 1. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là: A. 1,2A. B. 0,5A. C.2,0A. D.1,0A 9
  10. Câu 22.2: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E= 9V, điện trở trong r = 2, R1 = 6, R2 = 9. Bình điện phân đựng dung dịch đồng sunfat có điện cực bằng đồng, điện trở của bình điện phân là Rp =3. Biết đối với đồng A = 64, n = 2. Khối lượng đồng bám vào ca tôt sau 32 phút 10 giây là: A. 0,32g. B.0,32kg. C.0,64g D. 0,64kg Câu 22.3: Khi điện phân một dung dịch HCl điện cực anôt bằng graphit, người ta thu được 3,32 lít khí hyđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Biết thời gian thực hiện điện phân là 90 phút. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân bằng A.1,32A. B.2,65A. C.5,30A. D.5,50A Câu 22.4: Hai bình điện phân và mắc nối tiếp trong một mạch điện có cường độ 0,5A. Sau thời gian t, tổng khối lượng của hai bình tăng lên 5,6g. Biết khối lượng mol của đồng và bạc lần lượt là 64 và 108, hóa trị của đồng và bạc là 2 và 1. Giá trị của t bằng A.2h28 phút 40s. B. 7720 s. C. 2h 8 phút 40s. D. 7720 phút. *Dòng điện trong chất khí Mức 1: Câu 23.1: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của A. các ion dương. B. ion âm. C. ion dương và ion âm. D.ion dương, ion âm và electron tự do. Câu 23.2: Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì A.các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải. B. các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng. C. các phân tử chất khí không chứa các hạt mang điện. D. các phân tử chất khí không thể chuyển động thành dòng. Câu 23.3: Bản chất dòng điện trong chất khí là: A.Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm, electron ngược chiều điện trường. B. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm ngược chiều điện trường. C. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường. D. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo ngược chiều điện trường. Câu 23.4: Hạt tải điện trong chất khí là: A. các ion dương. B. ion âm. C. ion dương và ion âm. D. ion dương, ion âm và electron tự do. Mức 2: Câu 24.1: Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì A. vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng. 10
  11. B. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng. C. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do. D. chất khí chuyển động thành dòng có hướng. Câu 24.2: Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng phóng điện trong chất khí? A. đánh lửa ở buzi; B. sét; C. hồ quang điện; D. dòng điện chạy qua thủy ngân. Câu 24.3: Cơ chế nào sau đây không phải là cách tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực ở chất khí? A. Dòng điện làm nhiệt độ khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa; B. Điện trường trong chất khí rất mạnh khiến phân tử khí bị ion hóa ngay ở nhiệt độ thấp; C. Catôt bị làm nóng đỏ lên có khả năng tự phát ra electron; D. Đốt nóng khí để đó bị ion hóa tạo thành điện tích. Câu 24.4: Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng A. trong kĩ thuật hàn điện. B. trong kĩ thuật mạ điện. C. trong điốt bán dẫn. D. trong ống phóng điện tử. Bài tập tự luận: Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ. R1 = R2 = RV = 50Ω, ξ = 3V, r = 0. Bỏ qua điện trở dây nối, số chỉ vôn kế bằng bao nhiêu ? Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó E1 = 2 V; r1 = 0,1 ; E2 = 1,5 V; r2 = 0,1 ; R = 0,2  Điện trở của vôn kế rất lớn. Tính cường độ dòng điện qua R và số chỉ của vôn kế? Bài 3 : Một nguồn điện có suất điện động 12 V, điện trở trong 2  mắc với một điện trở R = 2  thành mạch kín thì công suất tiêu trên R là 16 W, giá trị của điện trở R bằng bao nhiêu? Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động   6V , điện trở trong r  0 ,1 ,mạch ngoài gồm bóng đèn có điện trở R d  1 1 và điện trở R  0 ,9  . Biết đèn sáng bình thường. Hiệu điện thế định mức và công suất định mức của bóng đèn là bao nhiêu? Bài 5: Một nguồn điện được mắc với một biến trở thành mạch kín. Khi điện trở của biến trở là 1,65  thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,3 V, còn khi điện trở của biến trở là 3,5 V thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,5 V. Suất điện động và điện trở trong của nguồn là bao nhiêu ? Bài 6: Cho mạch điện như hình bên. Biết E = 12 V; r = 1 Ω; R1 = 5  Ω; R2 = R3  =  10 Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối. Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là bao nhiêu? 11
  12. Bài 7 : Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có anôt bằng bạc, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 5A. Lượng bạc bám vào cực âm của bình điện phân trong 2 giờ là bao nhiêu ? Biết bạc có A = 108, n = 1, C/mol: Bài 8: Cho dòng điện chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối của niken, có anôt làm bằng niken, biết nguyên tử khối và hóa trị của niken lần lượt bằng 58,71 và 2. Trong thời gian 2h dòng điện 10A đã sản ra một khối lượng niken bằng bao nhiêu? Bài 9: Điện phân cực dương tan một dung dịch trong 20 phút thì khối lượng cực âm tăng thêm 4 gam. Nếu điện phân trong một giờ với cùng cường độ dòng điện như trước thì khối lượng cực âm tăng thêm là bao nhiêu? Câu 10: Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat ( AgNO3 ) với Anốt bằng bạc (Ag). Sau khi điện phân 30 phút có 5,04g bạc bám vào ca tốt. Xác định cường độ dòng điện đi qua bình điện phân. Cho biết đối với bạc A = 108 và n = 1. Câu 11: Một bình điện phân đựng dung dịch đồng sunfat ( CuSO4 ) với Anốt bằng đồng (Cu). Điện trở của bình điện phân là R = 10  . Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U = 40V. a) Xác định cường độ dòng điện đi qua bình điện phân. b) Xác định lượng đồng bám vào cực âm sau 1 giờ 4 phút 20 giây. Cho biết đồng có A = 64 và n = 2. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2