ĐỂ HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN SINH HỌC ĐƯỢC TỐT
lượt xem 30
download
Nhiều học sinh cho rằng Sinh học là một môn học thuộc lòng không có gì sáng tạo, một số khác lại cho rằng đây là môn học khó vì kiến thức rộng rất khó nhớ và đặc biệt là thi khó đạt được điểm cao (nhất là điểm tối đa). Những nhận xét trên đều có phần đúng và không đúng. -Thứ nhất, Sinh học là một môn khoa học đa ngành vì thế nếu muốn học giỏi môn học này người học cần phải giỏi cả các môn học khác như toán, hoá và lí và vì...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỂ HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN SINH HỌC ĐƯỢC TỐT
- ĐỂ HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN SINH HỌC ĐƯỢC TỐT Nhi ều học sinh cho rằng Sinh học là một môn học thuộc lòng không có gì sáng tạo, một số khác lại cho rằng đây là môn học khó vì kiến thức rộng rất khó nhớ và đặc biệt là thi khó đạt được đi ểm cao (nhất là điểm tối đa). Những nhận xét trên đều có phần đúng và không đúng. -Thứ nhất, Sinh học là một môn khoa học đa ngành vì thế nếu muốn học giỏi môn học này người học cần phải giỏi cả các môn học khác như toán, hoá và lí và vì thế rất cần cách học thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, cũng như các môn học khác người học cần phải ghi nhớ ki ến thức với các khái niệm cơ bản và học cách vận dụng kiến thức chứ không phải chỉ biết học thuộc lòng một cách máy móc. - Thứ hai, sinh học là khoa học nghiên cứu về sự sống nên kiến thức rất rộng bao gồm từ mức độ phân tử đến tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Vì thế muốn nắm bắt được những nguyên lí cơ bản của sự sống cần phải biết cách học, biết cách liên hệ kiến thức của các phần lại với nhau, biết nhìn nhận các mức độ tổ chức của sự sống như những hệ thống mở luôn tự đi ều chỉnh để thích nghi với môi trường không ngừng biến đổi. Nếu chỉ biết học thuộc lòng mà không tìm hiểu các khái niệm, hiện tương một cách thấu đáo nên khi đi thi gặp các câu hỏi vận dụng đôi chút học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong trả lời. Sau đây chúng ta hãy xem xét cách học và ôn tập môn sinh học thế nào sao cho có hiệu quả cao. Trước hết khi ôn tập cần lưu ý các điều sau đây: 1. Những điều nên tránh: - Nhiều lò luyện thi hướng dẫn các em ôn tập theo các câu hỏi cụ thể và ra các đáp án chi tiết để học sinh học thuộc lòng. Cách làm này không hay vì học sinh sẽ bị động và quen kiểu ăn sẵn nên khi không trúng các dạng câu hỏi đã học thường không biết xoay xở ra sao. Ngoài ra, việc cố nhớ đáp án chi ti ết cho từng câu hỏi sẽ rất khó, nếu có cố nhớ được cũng sẽ nhanh quên. Hơn nữa, câu hỏi cụ thể thì sẽ vô cùng nhi ều vì người ra đề với cùng một nội dung có thể biến báo tạo ra không biết bao nhiêu câu hỏi và câu hỏi khác nhau sẽ có các đáp án khác nhau. - Không nên học thuộc lòng cả bài cả chương theo như sách giáo khoa. Việc học thuộc lòng từng bài các em có thể thực hiện được khá nhanh nhưng lại nhanh quên. Tuy nhiên, cái chính là cách học này thể hiện học sinh không biết tóm tắt các ý của bài, không biết ý nào là chính ý nào là phụ, cái gì cần nhớ cái gì không. Chính vì cách học như thế rất nặng nề nên học sinh sẽ nảy ra tư tưởng học tủ hoặc có tư tưởng coi cóp trong khi làm bài. - Không nên ỷ nại vào thầy/cô. Phải quán triệt tinh thần tự học là chính và đề thi chỉ ra trong chương trình đã học nên về cơ bản là chúng ta có thể tự ôn tập được. Nhiều học sinh theo hết khoá học thêm này đến khoá khác, học thêm hết thầy cô này đến thầy cô khác đến nỗi
- không còn thời gian ở nhà để tự xử lí kiến thức. Kết quả là chỉ có thu thập thông tin về để ghi nhớ nhưng không biết cách xử lí thông tin phục vụ cho việc làm bài sau này.- Không nên quá chú trọng vào việc tìm những câu hỏi khó, quá lắt léo hoặc toán hoá sinh học một cách máy móc mà bỏ qua các câu hỏi nhằm kiểm tra các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. - Tránh đi vào chi tiết mà không quan tâm đến tổng thể. Ví dụ, chỉ biết học thuộc lòng các chi tiết của từng bài riêng rẽ mà không thấy được các chi tiết, các bài học và các chương có quan hệ với nhau ra sao. Tóm lại, cần quan tâm đến học cách hệ thống hoá kiến thức tạo dựng nên bộ khung xương sau đó mới học các chi tiết để lắp ráp vào bộ khung đó để xây dựng nên một ngôi nhà kiến thức hoàn chỉnh. 2. Nhưng điều nên làm khi ôn tập: - Hãy tự kiểm tra xem mình nắm được kiến thức đến mức nào bằng cách gập sách lại và hình dung ra toàn bộ chương trình thi gồm những mảng kiến thức nào. Trong từng mảng đó lại gồm các phần nào và cứ thế chia nhỏ. Nếu có chỗ chưa nắm tốt hoặc cảm thấy “có vấn đề” thì cần giở sách ra học cho bằng được. Sau đây là một trong cách khái quát toàn bộ chương trình sinh học lớp 11 và 12. Từng phần một lại chia nhỏ thành các nhánh. - Học theo chủ đề mà không học theo các câu hỏi cụ thể. Các chủ đề lớn như nêu trên l ại được chia nhỏ thành các đơn vị kiến thức - Đối với mỗi đơn vị kiến thức cần học theo cách: Nắm chắc khái niệm, cơ chế, ý nghĩa, ví dụ. Chẳng hạn, khi học về đột biến đa bội thể thì cần học khái niệm thế nào là đột biến đa bội, cơ chế phát sinh thể đa bội, phân loại đa bội thể, đặc điểm của thể đa bội, ý nghĩa của đột biến đa bội trong chọn giống và trong tiến hoá, nêu được một số ví dụ về các dạng đa bội. - ¤n tập theo thứ tự ưu tiên. Mặc dầu đề thi sẽ ra bao quát gần như toàn bộ chương trình nhưng không thể không có trọng tâm. Nếu bám sát theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT thì trọng tâm rơi vào lớp 12. Điều đó cũng có nghĩa là phần biến dị và các ứng dụng của di truyền học vào công tác chọn giống cũng như cơ sở di truyền học của sự tiến hoá. Ngoài ra, di truyền và bi ến dị là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau. Chỉ có thông qua nghiên cứu các thể đột bi ến chúng ta mới tìm hiểu được các qui luật di truyền nên đề thi không thể thiếu được các câu hỏi về đột biến. Tiếp đến là phần di truyền với các qui luật di truyền ở các mức độ phân tử, tế bào, cá thể và quần thể. Di truyền phân tử thì cần học theo: cấu tr úc và chức năng của vật chất di truyền (ADN, ARN), quá trình truyền đạt thông tin di truyền (tự nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã) có thể kết hợp ôn tập luôn về đột biến gen. Di truyền tế bào: Cấu trúc nhiễm sắc thể, cơ sở tế bào học của các qui luật di truyền của Menden cũng như liên kết gen và hoán vị gen. Quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở mức độ tế bào thông qua các quá trình phân bào nguyên phân và giảm phân. Có thể kết hợp với việc ôn tập về đột biến NST. Các qui luật truyền học ở mức độ cá thể: Qui luật Menden, hiện tượng tương tác gen, liên kết gen và hoán vị gen, liên kết với giới tính, di truyền tế bào chất. Di truyền học quần thể: Qui luật Hacđi - Vanbec (phát biểu nội dung, điều kiện nghiệm đúng, ứng dụng), các yếu tố làm thay đổi tần số alen, tần số kiểu gen của quần thể. Cứ như vậy các em cần xác định những vấn
- đề cần ôn tập. Về phần sinh thái học: thông thường đề thi có thể có 1 hay 2 câu. Chương trình sinh học 10 về nguyên tắc cũng có thể ra tuy nhiên nếu có thì cũng hạn chế. - Liên hệ vận dụng kiến thức: Kiểu vận dụng kiến thức đơn gi ản là giải các bài tập. Theo thứ tự ưu tiên thì bài tập về các qui luật di truyền như liên kết gen, hoán vị gen, qui luật Menden (chú trọng đến các bài tập về phả hệ), tương tác gen, di truyền quần thể rồi mới đến các bài tập về đột biến. Những bài tập về sinh học phân tử như tính tốc độ trượt của ribôxôm vv… có ưu tiên thấp vì những bài tập kiểu này mang tính toán hoá một cách máy móc. Những bài tập nâng cao thuộc loại kết hợp các dạng với nhau ví dụ, vừa di truyền liên kết với giới tính vừa có hoán vị gen vv… Tuy nhiên, tránh đi vào những bài tập quá phức tạp vì mức độ ưu tiên khi ra đề của loại này là khá thấp. 3. Học như thế nào? Có thể nói một cách ngắn gọn, học là một quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin và lưu trữ thông tin để rồi cuối cùng là tái hiện lại thông tin khi cần thiết. Sau đây thầy sẽ phân tích kỹ cho các em thấy các bước này cần được thực hiện ra sao với các ví dụ minh hoạ cụ thể. a) Bước 1: Thu thập thông tin Ki ến thức mà các em cần thu thập (thông tin) đã có sẵn trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, không nên cố học thuộc lòng cả bài như cách sách giáo khoa đã trình bày mà các em hãy lựa chọn ra những thông tin quan trọng cần ghi nhớ. Môn sinh học tuyệt nhiên không phải là môn học thuộc lòng đơn thuần. Mặc dầu nếu không nhớ kiến thức thì ta chẳng làm được gì, nhưng nhớ kiến thức mà không hiểu nó là cái gì hoặc không hiểu nó một cách thấu đáo thì khi ngươì ta đặt câu hỏi một cách khác đi ta cũng chẳng biết cách trả lời. Vì vậy, đầu tiên các em cần đọc kỹ bài và tìm xem những câu chữ nào quan trọng rồi dùng bút đánh dấu hoặc bút gạch chân các từ ngữ hoặc các câu đó (làm như vậy dễ cho việc ôn tập vì khi ôn bài ta chỉ cần liếc qua những dòng đã đánh dấu mà không phải đọc lại cả bài). Thông thường, ngay trong sách giáo khoa, những thông tin nào quan trọng nhất ở mỗi bài cũng được in nghiêng hoặc nhấn mạnh lại trong phần tóm tắt của bài. Tuy nhiên, các em phải tìm thêm các ý để dẫn đến kết luận quan trọng mã sách đã nêu ra. Nếu có thể, sau khi đã tìm được các ý quan trọng, các em hãy ghi chúng vào một vở ghi theo từng chủ đề nhất định để sau này dễ ôn tập. Bài ghi trên lớp cũng là nguồn thông tin quan trọng vì thầy cô đã chọn ra các thông tin quan trọng hộ các em và còn giảng giải ý nghĩa của các thông tin đó để các em hiểu sâu sắc hơn. b) Bước 2: Xử lý thông tin Chúng ta không nên cố ghi nhớ thông tin khi không biết thông tin đó có ý nghĩa gì. Chúng ta phải tự mình đặt ra các câu hỏi như: Tại sao lại như thế? Cái này dùng để làm gì? Có ý nghĩa gì? Và nếu là một học sinh giỏi thì không những thế em còn phải đặt ra câu hỏi: Làm thế nào người ta biết được điều đó? Tất cả các loại câu hỏi trên mà thầy khuyên các em khi học nên đặt ra là nhằm giúp ta xử lý và tìm ý nghĩa đích thực của thông
- tin. Ban đầu học như thế này sẽ chậm hơn so với các em học thuộc cả bài một cách máy móc. Với bộ nhớ tuyệt vời của tuổi trẻ thì các em có thể học thuộc lòng cả một vài trang sách rất nhanh mà chẳng cần hiểu nó là gì. Tuy nhiên, cái gì nó cũng có giá của nó. Học kiểu này có nhớ nhanh nhưng l ại quên cũng nhanh và đặc biệt là khi gặp những câu đòi hỏi sự vận dụng kiến thức thì cách học như vậy sẽ chẳng giúp gì được cho các em. Nếu khi học các em cố tìm hiểu kỹ thông tin, biết cách xử lý thông tin bằng hàng loạt các câu hỏi để hiểu bài một cách sâu sắc hơn thì mặc dầu ban đầu học có chậm nhưng bù lại các em sẽ nhớ tốt hơn và điều quan trọng hơn cả là các em biết sử dụng các thông tin đó một cách linh hoạt. Có nghĩa là đối với các câu hỏi đòi hỏi sự vận dụng kiến thức ở các mức độ khác nhau các em có thể nhanh chóng tìm ra lời giải. c) Bước 3: Lưu trữ thông tin Lưu trữ thông tin có thể thực hiện dưới hai hình thức: - Lưu trữ ở “bộ nhớ ngoài”: Đây thực chất là chúng ta ghi thông tin một cách tóm tắt và có hệ thống vào vở ghi của mình. Ta có thể tự tìm cách sắp xếp thông tin theo cách riêng của mình mi ễn là cách đó giúp ta nhớ tốt thông tin hoặc nếu cần ta có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất, khoa học nhất. Cũng giống như những đồ dùng trong nhà của các em, nếu cứ bạ đâu ta vứt đó, không sắp xếp nó một cách khoa học gọn gàng thì đến lúc cần dùng ta sẽ rất mất nhiều thời gian tìm kiếm thậm chí có khi tìm mãi mà chẳng ra. Việc này cũng cần phải học và kiên trì học. Vở ghi bài trên lớp nên để lề rộng một phần ba trang sách. Để lề rộng như vậy một mặt nó có thể giúp ta có chỗ bổ sung thêm thông tin từ các sách hoặc nguồn khác, mặt khác có chỗ cho ta ghi các câu hỏi nảy sinh khi ta học bài. Các câu hỏi nảy sinh mỗi lúc mỗi khác, ở các góc độ khác nhau, thậm chí không phải do ta nghĩ ra mà bạn bè hoặc thầy cô đặt ra. Tất cả các loại câu hỏi rất đa dạng như thế sẽ rất quí, chúng giúp ta hiểu bài tốt hơn nhi ều so với việc ta chỉ chấp nhận kiến thức một cách thụ động. - Ghi nhớ thông tin: Đây chính là quá trình ta tìm cách nhớ tất cả các thông tin vào trong bộ óc của mình (bộ nhớ trong). Như trên đã trình bày, nhớ thông tin không phải là khó, cái khó chính là làm sao để nhớ lâu và đặc biệt là làm sao để lúc cần thiết ta có thể lấy ra thông tin một cách nhanh nhất (tái hiện lại thông tin nhanh nhất). Nhiều khi đồ vật của chúng ta, vốn cẩn thận ta cất kỹ quá nên có lúc ta lại không biết để nó ở đâu để mà lấy ra dùng. Muốn nhớ lâu thì chúng ta cần phải xử lý tốt thông tin để hiểu nó một cách thấu đáo. Tuy nhiên, những thông tin mới muốn nhớ lâu ta cần tạo ra mối liên hệ với các thông tin đã biết. Có thể ví những hiện tượng, kiến thức đã học với những gì xẩy ra hàng ngày sung quanh ta, quen thuộc với chúng ta. Ngoài ra, để dễ tái hiện lại thông tin (nhớ lại kiến thức) chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống l ưu trữ kiến thức. Cũng giống như khi làm việc với máy tính, chúng ta phải biết mình đã ghi thông tin vào ổ đĩa nào? Trong thư mục nào? Tập tin nào? vv... Có như vậy khi truy cập vào máy ta mới nhanh chóng tiếp cận được thông tin. Vậy thì kiến thức chúng ta học cũng phải ghi nhớ nó theo một cách nào đó tương tự để khi cần ta có thể nhanh chóng lấy nó ra mà làm bài. Nếu chúng ta thực hi ện được cách học như trên thì lúc cần thiết các em có thể dễ dàng tái hiện lại thông tin một cách nhanh chóng. Trên đây là nguyên lý chung có thể áp dụng để học cho mọi môn học chứ không phải chỉ riêng cho môn sinh học. Sau đây chúng ta sẽ lấy một ví dụ cụ thể, một bài học trong sách giáo khoa sinh học để minh hoạ cho cách học trên. Thí dụ, học phần :”Quá trình nhân đôi của ADN”
- .a) Thu thập thông tin - Xẩy ra chủ yếu ở trong nhân tế bào. - Xảy ra vào kỳ trung gian khi mà nhiễm sắc thể đang ở trong giai đoạn giãn xoắn cao. -Quá trình nhân đôi ADN: Trước hết cần phải có một số enzym giãn xoắn và tách hai mạch của phân tử ADN thành hai mạch đơn. Mỗi mạch đơn của phân tử ADN mẹ sẽ được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch bổ sung với nó. Tiếp đến enzym ADN polimeraza sẽ lắp ráp các nucleôtit tạo thành mạch mới có trình tự nucleôtit bổ sung với trình tự của mạch làm khuôn. Việc lắp ráp các nucleôtit được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung, cứ trên mạch khuôn có A thì trên mạch mới có T và ngược lại, trên mạch l àm khuôn có G thì trên mạch mới tổng hợp sẽ có X và ngược lại. - Từ một phân tử ADN mẹ tạo ra hai phân tử ADN con có trình tự nucleôtit giống hệt như phân tử ADN mẹ. b) Xử lý thông tin - Tại sao việc nhân đôi ADN lại chủ yếu xẩy ra ở trong nhân tế bào? Vì rằng tuyệt đại bộ phận thông tin di truyền (ADN) được bảo quản trong nhân tế bào. Nơi đây thông tin di truyền được sắp xếp trên các nhiễm sắc thể. Có thể ví nhân tế bào như một thư viện. Thông tin được ghi lại trên từng quyến sách và được đặt trên các giá sách chống mối mọt và được bảo quản bởi một hệ thống của khoá nghiêm ngặt và chỉ được người có trách nhi ệm lấy ra khi cần thiết. Thông tin di truyền cũng được mã hoá dưới dạng trình tự các nucleôtit (mỗi nuclêôtit tương ứng với các chữ cái) và được sắp xếp trên các nhiễm sắc thể (các quyển sách). Nói là chủ yếu trong nhân là bởi vì còn một lượng nhỏ thông tin được lưu trữ trong ty thể và trong lục lạp gây nên hiện tượng di truyền qua tế bào chất (hay di truyền ngoài nhân). - Tại sao lại xẩy ra trong kỳ trung gian? Vì ở thời kỳ trung gian giữa hai lần phân chia tế bào nhiễm sắc thể đang ở trạng thái giãn xoắn cao nhất do đó các enzym mới có đi ều ki ện tiếp xúc với ADN để thực hiện quá trình tự sao chép. - Có phải mỗi phân tử ADN trước khi nhân đôi phải được tách hoàn toàn thành hai mạch đơn rồi mới dùng mỗi mạch đơn làm khuôn để tổng hợp nên mạch bổ sung? Không, ADN chỉ được nhân đôi từng đoạn một, nhân đôi đoạn nào thì hai mạch đơn của đoạn đó được tách rời nhau ra vì vậy đoạn phân tử ADN khi đang nhân đôi trông có dạng hình chữ Y (chạc sao chép). c) Ghi nhớ: - Xảy ra ở đâu? - Xẩy ra khi nào? - Xảy ra như thế nào? - Kết quả? - Ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi của ADN?Nhờ có khả năng tự nhân đôi nên ADN mới có thể đảm nhận được chức năng truyền đạt thông tin di truyền. Nếu chỉ có khả năng mang thông tin và bảo quản thông tin không thôi thì thông tin đó cũng không bao giờ được truyền lại cho thế hệ sau (từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác).
- Tóm lại: Cần ôn tập theo ki ểu hệ thống hoá kiến thức đi từ tổng thể tới chi tiết. Trong từng phần cụ thể lại đi từ khái niệm cơ bản đến cơ chế, qui trình, cách phân loại, đặc đi ểm đến ứng dụng. Cần kết hợp việc ghi nhớ các kiến thức cơ bản như khái ni ệm, nguyên lí đến việc vận dụng ki ến thức vào việc giải các bài tập, các vấn đề ứng dụng trong thực tiễn. Mặc dầu phải ôn tập toàn bộ chương trình sinh học nhưng cần xác định thứ tự ưu tiên một cách hợp lí mà không dàn trải đều. Để học có hiệu quả cần biết thu thập thông tin một cách có chọn lọc. Tiếp đến cần đặt ra các câu hỏi để xử lí thông tin nhằm hiểu thật đúng bản chất của vấn đề. Cuối cùng là ghi nhớ. Nếu biết cách liên hệ các thông tin với nhau và đặt chúng trong một hệ thống thích hợp thì việc ghi nhớ và tái hiện lại thông tin khi cần sẽ dễ dàng hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi trắc nghiệm Sinh học đại cương: Đề 1 (đề lẻ)
6 p | 1222 | 94
-
Đề thi kết thúc học phần Hóa học đại cương (HK I, năm học 2013-2014)
1 p | 379 | 32
-
Đề thi môn Toán cao cấp (Dành cho hệ Văn bằng 2) - ĐH Kinh tế TP. HCM
1 p | 292 | 24
-
Đề thi kết thúc học phần Toán cao cấp 1: Đề thi số 02
1 p | 465 | 21
-
ĐỀ THI MÔN TOÁN KINH TẾ (MAT 1005) - ĐỀ SỐ 04
1 p | 221 | 19
-
Đề thi Chương 4: Quang học lượng tử
3 p | 294 | 14
-
Đề thi cuối kì môn Toán kỹ thuật - CQ09 (năm học 2011)
1 p | 133 | 12
-
Đáp án đề thi cuối học kỳ I năm học 2018-2019 môn Cơ sở hóa học phân tích - ĐH Khoa học Tự nhiên
3 p | 99 | 11
-
Đề thi kết thúc học phần Toán rời rạc (năm học 2013): Đề thi số 01
7 p | 190 | 11
-
Đề thi giữa học kỳ I năm học 2020-2021 môn Sinh học tế bào (Đề số 1) - ĐH Khoa học Tự nhiên
9 p | 120 | 7
-
Đề thi thử cuối kỳ môn Xác suất thống kê (trình độ đại học): Mã đề 357
5 p | 91 | 5
-
Đề thi thử đại học lần I môn Toán (năm 2014)
5 p | 63 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Số học và Lý thuyết số năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 29 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Bài tập Hóa học phổ thông năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 16 | 3
-
Đề thi học kì 3 môn Vật lí 1 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật, TP HCM (CLC)
2 p | 9 | 3
-
Đề thi môn Giải tích phi tuyến (Học kỳ II, năm học 2012-2013)
1 p | 51 | 2
-
Đề thi môn Giải tích thực (Học kì I, năm học 2014-2015)
1 p | 85 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn