intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề khảo sát chuyên đề lần 1 năm 2018 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Tam Dương - Mã đề 485

Chia sẻ: Thị Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo Đề khảo sát chuyên đề lần 1 năm 2018 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Tam Dương - Mã đề 485 sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề khảo sát chuyên đề lần 1 năm 2018 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Tam Dương - Mã đề 485

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 1 NĂM 2017­2018  TRƯỜNG THPT TAM  MÔN: LỊCH SỬ 11 DƯƠNG Thời gian làm bài: 120 phút;  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ (20 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 485 (Thi sinh không đ ́ ược sử dụng tài liệu) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1: Phương pháp đấu tranh ban đầu được sử  dụng để  chuyển chính quyền từ  tay giai   cấp tư sản sang giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng tháng Mười Nga là A. hòa bình. B. thương lượng, đàm phán. C. kết hợp vừa đấu tranh hòa bình vừa đấu tranh vũ trang. D. khởi nghĩa vũ trang. Câu 2: Phong trào Duy Tân ở Trung Quốc  cuối thế kỉ XIX thất bại là do A. các nước đế quốc liên minh đàn áp mạnh mẽ. B. vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong triều đình do Thái hậu Từ Hi  cầm đầu. C. trang bị vũ khí thô sơ, lạch hậu. D. giai cấp vô sản chưa đủ lớn mạnh. Câu 3: Ý nào sau đây không đúng về hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911? A. Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến. B. Không lật đổ được triều đại Mãn Thanh. C. Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược. D. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 4: Yếu tố được xem là chìa khóa được rút ra từ cuôc cải cách Minh Trị của Nhật bản   phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa đất nước hiện nay là A. chú trọng bảo tồn văn hóa. B. chú trọng phát triển kinh tế. C. chú trọng công tác đối ngoại. D. chú trọng giáo dục. Câu 5: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hung  hăng nhất vì A. có tiềm lực kinh tế và nhiều thuộc địa.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 485
  2. B. có tiềm lực kinh tế và quân sự. C. có tiềm lực quân sự nhưng lại ít thuộc địa. D. có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Câu 6: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc mang tính chất một cuộc A. cách mạng tư sản triệt để. B. cách mạng vô sản. C. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để. D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 7: Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc? A. Nông dân B. Tư sản C. Tiểu tư sản D. Công nhân Câu 8: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga mang tính chất một cuộc A. cách mạng chính trị sâu sắc. B. cách mạng vô sản. C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. Câu 9: Vào giữa thế kỉ XIX, nước Đông Nam Á duy nhất vẫn giữ được nền độc lập tương   đối về chính trị là A. Philippin B. Xiêm C. Inđônêxia D. Lào Câu 10: Nét nổi bật nhất trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xoay quanh vấn đề thuộc địa. B. Mĩ và Đức liên minh với nhau để tấn công Anh và Pháp. C. Nhật và Mĩ ráo riết hoạch định chiến lược bành trướng. D. cuộc chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898). Câu 11:  Trong quá trình chiến tranh thế  giới thứ  nhất (1914 ­ 1918), thắng l ợi c ủa cách   mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô Viết đánh dấu A. thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội. B. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. C. sự thất bại hoàn toàn của phe Liên minh. D. bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. Câu 12: Âm mưu của thực dân anh trong việc thực hiện chính sách “chia để  trị” ở  Ấn  Độ  là A. xóa bỏ nền văn hóa truyền thống Ấn Độ. B. nắm quyền trực tiếp cai trị đến tận đơn vị cơ sở.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 485
  3. C. khoét sâu thêm mâu thuẫn về chủng tộc, tôn giáo ở Ấn Độ. D. vơ vét tài nguyên thiên nhiên và nhân công dồi dào ở Ấn Độ. Câu 13: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là A. chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi. B. chủ nghĩa đế quốc thực dân. C. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt. D. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. Câu 14: Nét khác biệt của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1905  – 1908 so với các phong trào trước đó là A. lần đầu tiên giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị đấu tranh. B. thực hiện mục tiêu đấu tranh vì kinh tế. C. mang đậm tính dân chủ. D. do giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc. Câu 15:  Sau cách mạng tháng Hai năm 1917, nước Nga phải tiếp tục tiến lên làm cách   mạng xã hội chủ nghĩa vì A. xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song cùng tồn tại. B. chưa xóa bỏ tàn dư của chế độ cũ. C. nhân dân lao động vẫn bị áp bức. D. các thế lực phản động ráo riết hoạt động. Câu 16: Ý nào sau đây không nằm trong mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc đồng  minh hội? A. Đánh đuổi đế quốc xâm lược. B. Khôi phục Trung hoa, thành lập Dân quốc. C. Đánh đổ Mãn Thanh. D. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày. Câu 17: Đường lối đấu tranh của Đảng Quốc Đại chống thực dân Anh trong 20 năm đầu   (1885 ­ 1905) là A. kết hợp đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị. B. ôn hòa.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 485
  4. C. kết hợp bạo động với cải cách. D. bạo động. Câu 18: Chính sách được Mĩ áp dụng để xâm chiếm các nước Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX   là A. Liên minh các dân tộc ở Châu Mĩ. B. Ngoại giao đồng đô la. C. Cái gậy lớn. D. Cái gậy lớn và ngoại giao đồng đô la. Câu 19: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông  Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? A. Phong trào diễn ra rộng lớn, đoàn kết đấu tranh trong cả nước. B. Phong trào diễn ra lẻ tẻ, chưa có sự thống nhất giữa các địa phương. C. Thu hút đông đảo nhân dân tham gia, gây tổn thất nặng nề cho các nước đế quốc. D. Hình thức đấu tranh phong phú nhưng chủ yếu là đấu tranh vũ trang. Câu 20: Từ  chính sách kinh tế  mới  ở  Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể  học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? A. Tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. B. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, các công ti lớn. C. Thực hiện nền kinh tế nhiều phần có sự kiểm soát và điều tiết của nhà nước. D. Chú trọng phát triển công nghiệp nặng. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 21 (2,0 điểm) Cuối thế kỉ XIX  ở Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện những cuộc cải cách nào?   Nội dung? Tại sao cải cách ở Trung Quốc thất bại, còn cải cách ở Nhật Bản thành công? Câu 22 (1,0 điểm) Phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga? Câu 23 (2,0 điểm) Tại sao năm 1921 nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế  mới (NEP)? Nội  dung cơ bản và ý nghĩa của chính sách này? Chỉ rõ bài học kinh nghiệm chính sách kinh tế  mới để lại đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 485
  5. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 485
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1