Tuần:5<br />
Tiết:11<br />
Làm văn<br />
<br />
Ngày soạn: 16/09/2017<br />
<br />
Năm học 2017-2018<br />
Ngày dạy:20/09/2017- Lớp 12B6<br />
<br />
KIỂM TRA - BÀI VIẾT SỐ 1<br />
( Nghị luận xã hội)<br />
I.<br />
MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA.<br />
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng:<br />
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn<br />
ngữ văn lớp 12.<br />
Cụ thể đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:<br />
- Kĩ năng, đọc hiểu và tạo lập văn bản<br />
- Hoàn thiện, kiến thức, kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, mở bài, thân bài, kết bài, hành văn để viết một bài văn<br />
nghị luận về một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống được rút ra từ một câu chuyện<br />
2. Mục tiêu về năng lực<br />
- Mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu<br />
- Kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học.<br />
- Học sinh phát huy tính sáng tạo của cá nhân khi làm bài<br />
- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, năng lực trình bày suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân. Năng lực thu thập<br />
thông tin liên quan đến một vấn đề chứa đựng triết lí nhân sinh..<br />
II, HÌNH THỨC KIỂM TRA<br />
- Hình thức: tự luận<br />
- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tập trung trong 45 phút;<br />
III. THIẾT LẬP MA TRẬN<br />
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 1<br />
Mức độ<br />
Nhận biết<br />
Thông hiểu Vận dụng ở cấp<br />
Vận dụng ở<br />
Cộng<br />
độ thấp<br />
cấp độ cao<br />
Chủ đề<br />
TN<br />
TL<br />
TN<br />
TL<br />
TN<br />
TL<br />
TN<br />
TL<br />
1. Tiếng việt.<br />
<br />
2. Đọc văn<br />
3. Làm văn<br />
- Nghị luận về<br />
một tư tưởng<br />
đạo lí, một<br />
hiện tượng<br />
đời sống<br />
- Nội dung<br />
được gợi ra<br />
từ một câu<br />
chuyện<br />
Tổng<br />
<br />
- Vận dụng kiến<br />
thức, kĩ năng để<br />
làm bài nghị<br />
luận xã hội<br />
01<br />
10<br />
<br />
01<br />
100%=10.0<br />
<br />
10 điểm<br />
= 100%<br />
<br />
10 điểm<br />
= 100%<br />
<br />
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA<br />
<br />
Nguyễn Ngọc Liên<br />
<br />
Trường THPT Thăng Long<br />
<br />
1<br />
<br />
Năm học 2017-2018<br />
ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 1<br />
( Thời gian làm bài 45 phút)<br />
Không kể thời gian phát đề<br />
MÃ ĐỀ SỐ : 108<br />
Đọc câu chuyện sau:<br />
HAI HẠT LÚA<br />
“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe<br />
và chắc mẩy.<br />
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:“Dại gì ta phải theo<br />
ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh<br />
dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để<br />
lăn vào đó.<br />
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được<br />
bắt đầu một cuộc đời mới.<br />
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc<br />
này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan<br />
trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa<br />
mới...<br />
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy<br />
can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa<br />
của hạt giống thứ hai”.<br />
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)<br />
Từ nội dung câu chuyện trên, Anh(Chị) bình luận về cách sống không nhỏ nhen, ích kỉ, chủ nghĩa cá<br />
nhân của con người trong cuộc sống hiện nay?<br />
---- HẾT -----<br />
<br />
Nguyễn Ngọc Liên<br />
<br />
Trường THPT Thăng Long<br />
<br />
2<br />
<br />
Năm học 2017-2018<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 108<br />
Đáp án<br />
<br />
Điể<br />
m<br />
<br />
* Mở bài:<br />
– Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài<br />
– Nêu vấn đề cần nghị luận<br />
* Thân bài:<br />
1. Giải thích:<br />
- Tóm tắt thật ngắn gọn truyện: “Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ<br />
sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.<br />
Người chủ đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:“Dại gì ta<br />
phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt<br />
nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để<br />
trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.<br />
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự<br />
sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.<br />
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được<br />
nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết<br />
mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây<br />
lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...<br />
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa<br />
của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc<br />
đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai”.<br />
Mượn câu chuyện hai hạt lúa, tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan niệm<br />
nhân sinh đúng đắn, tích cực<br />
2. Lí giải vấn đề:<br />
- Cách sống không nhỏ nhen, ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân là lối sống đẹp, biết sẻ chia, sẵn<br />
sàng chấp nhận hi sinh, thiệt thòi về mình…..<br />
-Hai hạt lúa nêu lên hai quan niệm sống, hai lối sống trái chiều nhau: một bên luôn sẵn<br />
sàng cho đi, một bên ích kỷ chỉ biết giữ lại những điều tốt đẹp cho bản thân mình.<br />
+ Hạt lúa muốn giữ lại chất dinh dưỡng cho riêng mình trong một hình hài nguyên vẹn<br />
tuy không nát tan trong đất nhưng lại tan nát trong cuộc đời, lại bị tuyệt diệt.<br />
+ Hạt giống tưởng rằng đã tan nát trong đất rồi nhưng lại được hồi sinh thành những<br />
bông lúa vàng trĩu hạt.<br />
- Trong cuộc sống đôi khi chúng ta cần phải biết hi sinh, sống vì người khác, sẵn sàng<br />
chấp nhận sự thiệt thòi, không nên ích kỉ, hẹp hòi, chỉ biết bản thân…<br />
- Dẫu biết rằng trong cuộc đời, ai cũng có những phút giây chỉ muốn sống cho bản thân<br />
mình .Chỉ có điều, khi có cơ hội, bạn đừng ngần ngại mà hãy cho đi, thậm chí cho đi<br />
một cách rất nhẹ nhàng như lời cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần<br />
có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”<br />
- Đừng tự hủy diệt mình bằng sự ích kỷ. Cứ sẵn sàng dâng hiến cho cuộc đời những gì<br />
mình có<br />
+Con người sống cần phải dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống , không<br />
ích kỉ, nhỏ nhen, chủ nghĩa cá nhân vì mục đích cao cả, tốt đẹp.<br />
+ Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả những thiệt thòi, hi sinh về phía bản<br />
thân mình. Đó cũng chính là một trong những cách sống của mỗi con người cần hướng<br />
đến trong cuộc đời.<br />
(Trong quá trình lí giải cần chọn dẫn chứng minh họa)<br />
3. Bàn luận, bác bỏ<br />
- Bên cạnh những người sống biết vì người khác, biết cống hiến, sẻ chia, cũng còn<br />
không ít người ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết có bản thân như hạt lúa thứ nhất.<br />
(dẫn chứng minh họa)<br />
- Câu chuyện gợi cho chúng ta cần phải lựa chọn cho mình một lối sống tích cực: không<br />
nhỏ nhen, ích kỉ<br />
- Chúng ta cần phải tu dưỡng, rèn luyện, bồi dưỡng đời sống tâm hồn phong phú hơn,<br />
Nguyễn Ngọc Liên<br />
<br />
1.0<br />
điểm<br />
<br />
1.5<br />
điểm<br />
<br />
2.0<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
Trường THPT Thăng Long<br />
<br />
3<br />
<br />
Năm học 2017-2018<br />
sống phải vị tha, chan hòa, biết vì mọi người, không nên tư lợi cá nhân..<br />
* Kết bài: Liên hệ rút ra bài học về nhận thức và hành động.<br />
<br />
1.0<br />
điểm<br />
<br />
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức,<br />
bài làm phải có dẫn chứng minh họa. Đề cao tính sáng tạo của học sinh<br />
<br />
Nguyễn Ngọc Liên<br />
<br />
Trường THPT Thăng Long<br />
<br />
4<br />
<br />
Năm học 2017-2018<br />
MÃ ĐỀ SỐ : 257<br />
CHO VÀ NHẬN<br />
Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn. Ông mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kì cái<br />
gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.<br />
Đi mãi đi mãi, đến khi đôi chân của ông đã sưng lên nhức nhối, ông thấy một căn lều cũ, rách nát, không<br />
cửa sổ.<br />
Ông nhìn quanh căn lều và thấy ở một góc tối có một cái máy bơm nước cũ và rỉ sét. Người đàn ông vội vã<br />
bước tới, vịn chặt vào tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có một giọt nước nào chảy ra cả. Thất vọng, người<br />
đàn ông lại nhìn quanh căn lều. Lúc này, ông mới để ý thấy một cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, ông<br />
đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên: “Hãy đổ hết nuớc trong bình này vào cái<br />
máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy lại vào chiếc bình này”.Người đàn ông bật cái nắp bình ra, và<br />
đúng thật, trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, người đàn ông rơi vào một tình thế bấp bênh. Nếu ông uống<br />
ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn ông có thể sống sót. Nhưng nếu ông đổ hết nước vào cái bơm cũ kia, có<br />
thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất. Cũng có thể mình sẽ mất số nước hiếm hoi trong<br />
bình nếu máy bơm không thể hoạt động được.<br />
Ông cân nhắc kĩ cuối cùng, ông cũng quyết định rót hết nước váo cái máy bơm. Rồi ông tiếp tục nhấn mạnh<br />
cái cần của máy bơm, một lần, hai lần …chẳng có gì xảy ra cả!Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, ông sẽ<br />
không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên người đàn ông kiên trì bơm lên xuống, lần nữa, lần nữa …nước<br />
mát và trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Người đàn ông vội vã hứng nước vào bình và uống.<br />
Rồi ông hứng đầy bình, dành cho người nào đó có thể không may mắn bị lạc đường như ông và sẽ đến đây.<br />
Ông đậy nắp bình, rồi viết thêm một câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình:“Hãy làm theo chỉ dẫn. Bạn phải cho<br />
trước khi bạn có thể nhận.” ( Theo hạt giống tâm hồn)<br />
Từ câu chuyện trên anh/chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc<br />
sống.<br />
<br />
--------------HẾT---------------<br />
<br />
Nguyễn Ngọc Liên<br />
<br />
Trường THPT Thăng Long<br />
<br />
5<br />
<br />