SỞ GD – ĐT NINH THUẬN<br />
TRƯỜNG THPT BÁC ÁI<br />
Đề chính thức<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (BÀI SỐ 1) – LỚP 11<br />
NĂM HỌC 2014 – 2015<br />
Môn: Sinh học – Chương trình chuẩn<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
(Không kể thời gian chép, phát đề)<br />
<br />
Câu 1: Em hãy trình bày động lực của dòng mạch gỗ? (3 điểm)<br />
Câu 2: Một Bác nông dân sau khi bón phân đạm Urê cho Ngô đã phát hiện cây Ngô có hiện<br />
tượng vàng lá và héo. Em hãy giải thích hiện tượng trên và hướng dẫn Bác bông dân kia cách bón phân<br />
hợp lí? (4 điểm)<br />
Câu 3: Em hãy trình bày những cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp? (3 điểm)<br />
Hết.<br />
(Giám thị không giải thích gì thêm)<br />
<br />
SỞ GD – ĐT NINH THUẬN<br />
TRƯỜNG THPT BÁC ÁI<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (BÀI SỐ 1) – LỚP 11<br />
NĂM HỌC 2014 – 2015<br />
Môn: Sinh học – Chương trình chuẩn<br />
<br />
Đề chính thức<br />
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM<br />
<br />
Câu<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Đáp án<br />
Biểu điểm<br />
* Động lực của dòng mạch gỗ gồm:<br />
- Áp suất rễ (động lực đầu dưới) tạo ra sức đẩy nước từ dưới lên<br />
1.0<br />
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên) hút nước từ<br />
1.0<br />
dưới lên.<br />
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách mạch gỗ<br />
1.0<br />
tạo thành một dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá.<br />
* Giải thích hiện tượng cây Ngô vàng lá sau khi Bác nông dân<br />
bón phân đạm Urê:<br />
- Có thể do Bác bón quá nhiều nên làm cho đất có nông độ NH4+<br />
0.5<br />
quá cao khiến rễ Ngô không hút được nước.<br />
- Có thể do Bác bón phân vào lúc trời quá nắng nóng và đất khô<br />
0.5<br />
nên cây Ngô bị thiếu nước.<br />
- Có thể do Bác bón sai kỹ thuật.<br />
0.5<br />
* Hướng dẫn bón phân hợp lý:<br />
- Bón đúng liều lượng: ví dụ một sào Ngô chỉ được bón 3kg đạm<br />
0.5<br />
thì bác chỉ bón đúng như vây, không nhiều hơn cũng không ít hơn.<br />
- Bón đúng kỹ thuật: Phân đạm Urê là phân bón gốc nên chỉ được<br />
1.0<br />
bón ở gốc, không được tưới lên lá. Phân Urê dễ bị phân hủy khi<br />
gặp nhiệt độ cao hoặc gặp các chất kiềm, nên không được bón lúc<br />
nhiệt độ cao hay bón chung với các chất kiềm.<br />
- Bón đúng thời điểm sinh trưởng của cây: Mỗi loại cây, nhu cầu<br />
0.5<br />
phân ở mỗi thời kỳ sinh trưởng là khác nhau, nên mỗi thời kỳ sinh<br />
trưởng cần bón phân với tỉ lệ khác nhau.<br />
* Lá có cấu tạo thích nghi với chức năng quang hợp:<br />
- Lá có diện tích lơn: Tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng, tăng số<br />
0.5<br />
lượng diệp lục nên làm tăng ssố đơn vị của quang hợp.<br />
- Lá có tầng cutin trong suốt bao bọc bên ngoài: Cho ánh sáng đi<br />
0.5<br />
qua và bảo vệ lá.<br />
- Lá có nhiều khí khổng: Khuếch tán khí CO2 vào lá để quang hợp,<br />
0.5<br />
đồng thời khuếch tán O2 ra môi trường.<br />
- Hệ thống gân lá đưa nước và khoáng đến tận các tế bào để thực<br />
0.5<br />
hiện quang hợp, đồng thời vận chuyển các sản phẩm quang hợp ra<br />
khổi tế bào.<br />
- Cuống lá có cấu tạo đậc biệt giúp lá có thể thay đổi vị trí trong<br />
0.5<br />
không gian để nhận được nhiều ánh sáng hơn.<br />
---Hết---<br />
<br />