intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 có đáp án - THCS Vĩnh Niệm

Chia sẻ: Solua999 Solua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

60
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì kiểm tra sắp tới, các em có thể tham khảo kiểm tra 45 phút HK2 môn Lịch sử lớp 8 có đáp án - THCS Vĩnh Niệm sau đây, nhằm rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề kiểm tra, nâng cao kiến thức cho bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 có đáp án - THCS Vĩnh Niệm

  1. TRƯỜNG THCS VĨNH NIỆM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN: LỊCH SỬ 8 Họ và tên học sinh:............................ Lớp:.......................... ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp chú trọng đầu tư nhiều nhất vào ngành công nghiệp A. khai thác than và kim loại. B. sản xuất vật liệu xây dựng : xi măng, gạch, ngói C. dệt và may mặc. D. dịch vụ chế biến gạo, rượu, bia. 2. Mục đích trong chính sách về văn hoá, giáo dục của chính quyền thực dân Pháp ở nước ta là A. nhằm "khai hoá" văn minh cho người Việt Nam. B. nhằm xây dựng nổn văn hoá nô dịch, ngu dân. C. nhằm truyền bá tư tưởng văn hoá tiến bộ của nhân loại. D. nhằm thực hiện giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. 3. Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục nhằm mục đích A. giáo dục lí luận cách mạng cho nhân dân. B. tuyên truyền tư tưởng dân chủ. C. bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập nếp sống mới. D. tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào tầng lớp thanh niên. 4. Lãnh đạo cuộc vận động Duy tân là A. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. B. Lương Văn Can, Nguyễn Ọuyền. C. Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. D. Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành. 5. Phong trào chống thuế ở Trung Kì diễn ra rầm rộ nhất ở A. Quảng Nam. C. Quảng Trị.
  2. B. Quảng Ngãi. D. Quảng Bình. II. TỰ LUẬN (7,5 điểm) Câu 1 (3 điểm). Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ? Câu 2 (1,5 điểm). Vì sao vào đầu thế kỉ XX, các nhà yêu nước Việt Nam lại muốn noi theo con đường của Nhật Bản ? Câu 3 (3 điểm). Trình bày khái quát các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A B C C A II. TỰ LUẬN (7,5 điểm) Câu 1 (3 điểm). Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX — đầu thế kỉ XX : * Về kinh tế: - Tích cực : Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam, tiến bộ hơn so với quan hộ sản xuất phong kiến - Tiêu cực : Tài nguyên thiên nhiên bị vơ vét cạn kiệt, nông nghiệp vẫn trong tình trạng lạc hậu, công nghiộp phát triển nhỏ giọt, què quặt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp. * Về xã hội: - Các giai cấp cũ bị phân hoá : + Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm tay sai cho Pháp. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ cũng có tinh thần yêu nước. + Giai cấp nông dân có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. - Một số giai cấp, tầng lớp mới hình thành : + Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày một nhiều. Ngoài
  3. Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn, còn có Nam Định, Hòn Gai, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hoà, Mì Tho,... đó là trung tâm hành chính, tập trung các cơ sở sản xuất, dịch vụ, đầu mối giao thông... + Cùng với sự phát triển của đô thị, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản đầu tiên đã xuất hiộn. Công - thương nghiệp phát triển dẫn đến hình thành một đội ngũ công nhân, lúc đó khoảng 10 vạn người. Câu 2 (1,5 điểm). Đầu thế kỉ XX, các nhà yêu nước Việt Nam muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản vì: - Trong bối cảnh các giai cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào qua sách báo của Trung Quốc. Tấm gương Nhật Bản tự lực tự cường tiến hành duy tân, cải cách đã thoát khỏi sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây, trở thành nước tư bản hùng mạnh duy nhất ở châu Á, đánh thắng được đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905)... khiến các sĩ phu yêu nước bấy giờ rất khâm phục. - Xuất phát từ lòng yêu nước, lại được tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài, các trí thức Nho học Việt Nam bấy giờ đã hướng theo gương Nhật Bản - nước "đồng văn, đồng chủng" (có cùng nền văn hoá của người phương Đông, cùng chủng tộc da vàng và cùng ở châu Á), mở cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản. Câu 3 (3 điểm). Các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX : * Phong trào Đông du (1905 -1909) : - Phong trào đưa thanh niên du học ở Nhật Bản. Các nhà yêu nước lập ra Hội Duy tân (1904), do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập. - Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Hội Duy tân phát động thành viên tham gia phong trào Đông du. - Lúc đầu, phong trào Đông du hoạt động thuận lợi ; số học sinh sang Nhật có lúc lên tới 200 người. Đến tháng 9-1908, thực dân Pháp câu kết với Nhật và yêu cầu nhà cầm quyền nước này trục xuất những người yêu nước Việt Nam. - Tháng 3-1909, Phan Bội Châu buộc phải rời khỏi Nhật Bản, phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động. * Phong trào Đông Kinh nghĩa thục . - Tháng 3-1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyển,... mở một trường học tại Hà Nội, lấy tên là
  4. Đông Kinh nghĩa thục. Lúc đầu, trường hoạt động chủ yếu ở nội thành Hà Nội, sau đó mở rộng ra ngoại thành và các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình,... Số học sinh có lúc lên tới 1000 người. - Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục khiến thực dân Pháp lo ngại. Tháng 11-1907, thực dân Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục, tịch thu sách vở tài liệu và đồ dùng của nhà trường. Lương Vãn Can, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành,... bị bắt. Tuy chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn, nhưng Đông Kinh nghĩa thục đã đạt được kết quả rất lớn, đặc biệt trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hoá, ngôn ngữ dân tộc. * Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) - Cuộc vận động Duy tân diễn ra sôi nổi ở Trung Kì dưới sự lãnh đạo của Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,... Hình thức hoạt động của phong trào rất phong phú : mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, vận động làm theo cái mới, tiến bộ… - Đến năm 1908, dưới ảnh hưởng của phong trào Duy tân, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế đã diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam, sau đó là Quảng Ngãi, rồi lan ra một số tỉnh ở Trung Kì. Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ tù đày, tuyên án xử tử nhiều nhà yêu nước, trong đó có Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp,…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2