SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
Gv ra đề: Phan Thị Thu Diệu<br />
Đơn vị: Trường THPT Lấp Vò 3<br />
Số ĐT:0947927548<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I<br />
Năm học: 2016-2017<br />
Môn thi: ĐỊA LÝ – LỚP 12<br />
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Câu 1: Tổng diện tích đất liền và hải đảo của nước ta (theo Niên giám thống kê 2006) là bao<br />
nhiêu?<br />
A. 331.212 km2 B. 332.212 km2<br />
C. 331.363 km2<br />
D. 331.312 km2<br />
Câu 2: Nội thuỷ là:<br />
A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.<br />
B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.<br />
C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.<br />
D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.<br />
Câu 3: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước<br />
ta là:<br />
A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.<br />
B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.<br />
C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.<br />
D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.<br />
Câu 4: Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của:<br />
A. Dãy núi vùng Tây Bắc<br />
B. Dãy núi vùng Đông Bắc<br />
C. Dãy núi vùng Trường Sơn Nam<br />
D. Cả A và B đúng<br />
Câu 5: Đặc điểm của địa hình vùng Trường Sơn Bắc là:<br />
A. Chủ yếu là núi thấp.<br />
B. Hẹp ngang kéo dài, chủ yếu là núi cao.<br />
C. Các dãy núi chạy song song so le nhau.<br />
D. Các dãy núi chạy song song so le nhau, nâng cao ở 2 đầu, thấp ở giữa.<br />
Câu 6: Dọc ven biển nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có vài dòng sông nhỏ đổ ra biển thuận<br />
lợi cho nghề:<br />
A. Khai thác thủy hải sản<br />
B. Làm muối<br />
C. Nuôi trồng thủy sản<br />
D. Chế biến thủy sản<br />
Câu 7: Vùng biển chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông rộng khoảng (triệu km2)<br />
A. 1,0<br />
B. 2,0<br />
C. 3,0<br />
D. 4,0<br />
Câu 8: Thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ:<br />
A. Từ tháng 5 đến tháng 10<br />
B. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau<br />
C. Từ tháng 6 đến tháng 12<br />
D. Từ tháng 5 đến tháng 11<br />
Câu 9: Phạm vi ảnh hưởng của gió mùa mùa đông là:<br />
A. Gây mưa cho cả nước<br />
B. Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc<br />
C. Gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên<br />
D. Tất cả các ý trên<br />
Câu 10: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, cả<br />
nước có khoảng bao nhiêu con sông dài trên 10 km:<br />
A. 3260 sông<br />
B. 2360 sông<br />
C. 2500 sông<br />
D. 3062 sông<br />
<br />
Câu 11: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc:<br />
A. Cận xích đạo gió mùa<br />
B. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh<br />
C. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh<br />
D. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh<br />
Câu 12: Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra), với đặc điểm:<br />
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có 2 mùa: Đông và Hạ.<br />
B. Mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa<br />
C. Đới rừng cận xích đạo gió mùa là cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu<br />
D. Tất cả các ý trên<br />
Câu 13: Hoạt động sản xuất nào sau đây có tác dụng tích cực hơn cả để bảo vệ đất đai ở miền<br />
đồi núi.<br />
A. Làm nương rẫy, trồng hoa màu<br />
B. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm<br />
C. Trồng cây công nghiệp lâu năm kết hợp trồng rừng<br />
D. Xây dựng các công trình thủy điện kết hợp với trồng cây.<br />
Câu 14: Những biện pháp chống xói mòn đất ở miền đồi núi<br />
A. Trồng rừng ở đầu nguồn<br />
B. Bỏ tập quán đốt rừng, du canh du cư<br />
C. Xây dựng hồ thủy điện<br />
D. Câu A và B đúng<br />
Câu 15: Loại thiên tai bất thường và khó phòng tránh nhất của nước ta hiện nay là:<br />
A. Bão<br />
B. Lũ quét<br />
C. Hạn hán<br />
D. Động đất<br />
Câu 16: Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là:<br />
A. Ở miền Bắc muộn hơn miền Nam<br />
B. Ở miền Trung sớm hơn ở miền Bắc<br />
C. Chậm dần từ Nam ra Bắc<br />
D. Chậm dần từ Bắc vào Nam<br />
Câu 17: Lãnh thổ nước ta trải dài :<br />
A. Trên 12º vĩ.<br />
B. Gần 15º vĩ.<br />
C. Gần 17º vĩ.<br />
D. Gần 18º vĩ.<br />
Câu 18: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh<br />
(thành phố) nào:<br />
A. Tỉnh Khánh Hoà.<br />
B. Thành phố Đà Nẵng.<br />
C. Tỉnh Quảng Ngãi.<br />
D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.<br />
Câu 19: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6 - 7, so với diện tích đất đai nước ta, địa hình đồi<br />
núi chiếm:<br />
A. 5/6<br />
B. 4/5<br />
C. 3/4<br />
D. 2/3<br />
Câu 20: Đây là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta:<br />
A. Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ.<br />
B. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.<br />
C. Địa hình thấp dưới 500 m chiếm 70% diện tích lãnh thổ.<br />
D. Tất cả các đặc điểm trên.<br />
Câu 21: Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng<br />
mức:<br />
A. Tài nguyên đất.<br />
B. Tài nguyên biển. C. Tài nguyên rừng. D. Tài nguyên khoáng sản.<br />
Câu 22: Khi Tây Nguyên là mùa mưa thì ở Đông Trường Sơn:<br />
A. Chịu tác động của gió Tây khô nóng<br />
B. Cũng bắt đầu mùa mưa<br />
C. Chịu tác động của tín phong<br />
D. Là thời kì chuyển tiếp<br />
Câu 23: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tác động mạnh đến địa hình nước ta như thế nào?<br />
<br />
A. Địa hình xâm thực - bồi tụ là kiểu địa hình đặc trưng.<br />
B. Địa hình có nhiều đồi núi .<br />
C. Sông ngòi dày đặc<br />
D. Tất cả đều đúng.<br />
Câu 24: Ranh giới phân chia khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam là:<br />
A. Dãy Hoành Sơn<br />
B. Dãy Hoàng Liên Sơn<br />
C. Dãy Bạch Mã<br />
D. Dãy Trường Sơn Nam<br />
Câu 25: Nhân tố chủ yếu tạo nên sự phân hóa khí hậu Bắc – Nam là:<br />
A. Địa hình<br />
B. Hình dạng lãnh thổ<br />
C. Gió mùa<br />
D. Vĩ độ<br />
Câu 26: Nguyên nhân chính của sự suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta<br />
A. Khai thác quá mức, không gắn với tái sinh rừng<br />
B. Nạn cháy rừng trong mùa khô<br />
C. Hậu quả của chiến tranh để lại<br />
D. Phá rừng mở rộng diện tích đất canh tác<br />
Câu 27: Tại sao ta phải trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn?<br />
A. Để thu được nhiều gỗ quý<br />
B. Để làm sạch không khí và nước ở hạ lưu<br />
C. Để hạn chế lũ lụt ở hạ lưu<br />
D. Để thu được nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu từ thú rừng<br />
Câu 28: Giải pháp hàng đầu để chống khô hạn lâu dài là:<br />
A. Bảo vệ vốn rừng<br />
B. Phát triển thủy lợi<br />
C. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước<br />
D. Lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp cho từng vùng<br />
Câu 29: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á,<br />
châu Phi là nhờ:<br />
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.<br />
B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.<br />
C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.<br />
D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.<br />
Câu 30: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc<br />
vùng núi Đông Bắc:<br />
A. Sông Gâm<br />
B. Đông Triều<br />
C. Ngân Sơn<br />
D. Hoàng Liên Sơn.<br />
Câu 31: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa 2<br />
dòng sông nào?<br />
A. Sông Đà và Sông Mã.<br />
B. Sông Hồng và Sông Đà.<br />
C. Sông Hồng với Sông Chảy.<br />
D. Sông Đà với Sông Lô.<br />
Câu 32: Biển Đông giàu về loại tài nguyên khoáng sản nào:<br />
A. Khoáng sản đặc biệt là dầu khí<br />
B. Thủy sản phong phú đa dạng về số loài<br />
C. Khoáng sản, thủy sản với trữ lượng lớn<br />
D. Tất cả các ý trên<br />
Câu 33: Gió nào mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh<br />
ẩm vào cuối mùa đông?<br />
A. Gió Đông Bắc<br />
B. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc<br />
<br />
C. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc<br />
D. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan<br />
Câu 34: Sự phân hóa khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được<br />
nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới?<br />
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ<br />
B. Đồng bằng Bắc Bộ<br />
C. Bắc Trung Bộ<br />
D. Đông Nam Bộ<br />
Câu 35: Trong các năm gần đây, tài nguyên rừng của nước ta vẫn tiếp tục bị giảm sút về:<br />
A. Diện tích<br />
B. Độ che phủ<br />
C. Chất lượng<br />
D. Kiểu hệ sinh thái<br />
Câu 36: Vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:<br />
A. Nâng cao trình độ kĩ thuật, công nghệ sản xuất<br />
B. Nâng cao ý thức trong cộng đồng dân cư<br />
C. Mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường<br />
D. Khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên<br />
Câu 37: Đồng bằng Sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do:<br />
A. Địa hình thấp nên thủy triều lấn sâu vào mùa khô.<br />
B. Có nhiều vùng trũng rộng lớn dễ bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.<br />
C. Biển bao quanh, có gió mạnh nên đưa nước biển vào<br />
D. Sông ngòi nhiều tạo điều kiện dẫn nước biển vào sâu trong đất liền<br />
Câu 38: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 - 5 và trang 6 - 7, cho biết vịnh Cam Ranh<br />
thuộc tỉnh, (thành phố) nào?<br />
A. TP Đà Nẵng<br />
B. Phú Yên<br />
C. Khánh Hòa<br />
D. Ninh Thuận<br />
Câu 39: Dựa vào bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm<br />
Địa điểm<br />
Lượng mưa (mm)<br />
Lượng bốc hơi (mm)<br />
Hà Nội<br />
1667<br />
989<br />
Huế<br />
2868<br />
1000<br />
TP. Hồ Chí Minh<br />
1931<br />
1686<br />
Địa điểm nào dưới đây có mức dương cân bằng ẩm cao nhất?<br />
A. Hà Nội<br />
B. Huế<br />
C. TP. Hồ Chí Minh<br />
D. Cả 3 địa điểm trên<br />
Câu 40: Môi trường nước bị ô nhiễm, hoạt động sẽ thiệt hại nhiều nhất là:<br />
A. Sản xuất công nghiệp<br />
B. Sản xuất nông nghiệp<br />
C. Nuôi trồng thủy sản<br />
D. Du lịch<br />
<br />
HẾT<br />
<br />
TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 3<br />
<br />
HDCT ĐỀ THI HỌC KÌ I<br />
Năm học: 2016 - 2017<br />
Môn : Địa lý - lớp 12<br />
Ngày : /12/2016<br />
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
1. Mức nhận biết: (Câu 1 đến câu 16)<br />
2. Mức thông hiểu: (câu 17 đến câu 28)<br />
3. Mức vận dụng thấp (câu 29 đến câu 36)<br />
4. Mức vận dụng cao: (câu 37 đến câu 40)<br />
5. Đáp án<br />
Câu<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
Đáp án<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Câu<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
17<br />
<br />
18<br />
<br />
Đáp án<br />
<br />
B<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
D<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
Câu<br />
<br />
19<br />
<br />
20<br />
<br />
21<br />
<br />
22<br />
<br />
23<br />
<br />
24<br />
<br />
25<br />
<br />
26<br />
<br />
27<br />
<br />
Đáp án<br />
<br />
C<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
Câu<br />
<br />
28<br />
<br />
29<br />
<br />
30<br />
<br />
31<br />
<br />
32<br />
<br />
33<br />
<br />
34<br />
<br />
35<br />
<br />
36<br />
<br />
Đáp án<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
Câu<br />
<br />
37<br />
<br />
38<br />
<br />
39<br />
<br />
40<br />
<br />
Đáp án<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />