SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
GV: Võ Thị Rô Sa<br />
SĐT: 01649251306<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I<br />
Năm học: 2016-2017<br />
Môn thi: ĐỊA LÍ - Lớp 12<br />
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
Đề gồm 40 câu trắc nghiệm<br />
<br />
Câu 1: Nước ta nằm ở:<br />
A. Rìa phía đông Bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á<br />
B. Trên Bán Đảo Trung Ấn<br />
C. Trung tâm Châu Á<br />
D. Quần đảo Mã Lai<br />
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết Việt Nam có đường biên giới<br />
cả trên đất liền và trên biển với:<br />
A. Trung Quốc, Campuchia<br />
B. Campuchia,Lào.<br />
C. Lào, Camphuchia, Trung Quốc<br />
D. Thái Lan, Lào.<br />
Câu 3: Nước ta nằm trong hệ toạ độ địa lí:<br />
A. 23023’B-8034’B<br />
102009’Đ - 109024’Đ<br />
B. 23023’B-8030’B<br />
102010’Đ109020’Đ<br />
C. 23023’B-8030’ B 102010’Đ-109024’Đ<br />
D. 23020’ B-8030’B 102010Đ109024’Đ<br />
Câu 4: Ý nghĩa quan trọng nhất về tự nhiên của vị trí địa lí nước ta là:<br />
A. Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa<br />
B. Tài nguyên khoáng sản, sinh vật phong phú<br />
C. Thiên nhiên phân hoá đa dạng<br />
D. Nhiều thiên tai<br />
Câu 5: Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước cùng vĩ độ là do:<br />
A. Giáp biển Đông, chịu ảnh hưởng của các khối khí qua biển.<br />
B. Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang<br />
C. Chịu tác động của gió mùa Châu Á<br />
D. Nằm trong vùng nhiệt đới<br />
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi:<br />
A. Điạ hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ<br />
B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng<br />
C. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích<br />
lãnh thổ<br />
Câu 7: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:<br />
A. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích<br />
B. Có địa hình cao nhất nước ta<br />
C. Gồm các dãy núi song song và so le nhau hướng Tây Bắc Đông Nam<br />
D. Có các cao nguyên ba dan lớn<br />
Câu 8: Hướng Tây Bắc Đông Nam là hướng chính của vùng núi:<br />
A. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc<br />
B. Đông Bắc<br />
C. Trường Sơn Nam<br />
D. Trường Sơn Bắc.<br />
Câu 9: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:<br />
<br />
A. Nghiêng theo hướng Tây Bắc Đông Nam<br />
B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế<br />
C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên<br />
D. Có nhiều khối núi cao đồ sộ<br />
Câu 10: Khả năng phát triển du lịch ở miền núi bắt nguồn từ:<br />
A. Phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ<br />
B. Khoáng sản dồi dào<br />
C. Tiềm năng thuỷ điện lớn<br />
D. Địa hình đồi núi thấp<br />
Câu 11: Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là:<br />
A. Địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc<br />
B. Động đất<br />
C. Khan hiếm nước<br />
D. Thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lở<br />
đất)<br />
Câu 12: Điểm khác chủ yếu của đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long là ở<br />
đồng bằng này có:<br />
A. Hệ thông đê điều chia đồng bằng ra thành nhiều ô<br />
B. Hệ thống kênh rạch chằng chịt<br />
C. Diện tích rộng hơn đồng bằng sông Cửu Long<br />
D. Thuỷ triều xâm nhập sâu gần như toàn bộ đồng bằng về mùa cạn.<br />
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam, hãy cho biết đồng bằng mở rộng ở cửa sông Thu<br />
Bồn là đồng bằng nào ?<br />
A. Quảng Nam<br />
B. Phú Yên<br />
C. Bình Định<br />
D. Nghệ An<br />
Câu 14: Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu<br />
nước ta:<br />
A. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc<br />
B. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí<br />
C. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước.<br />
D. Biển Đông mang lại lượng mưa lớn<br />
Câu 15: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là:<br />
A. Dầu khí<br />
B. Muối<br />
C. Titan<br />
D. Sa<br />
khoáng<br />
Câu 16: Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho xây dựng cảng biển:<br />
A. Các vũng, vịnh nước sâu.<br />
B. Vịnh cửa sông<br />
C. Các bờ biển mài mòn<br />
D. Các tam giác châu<br />
Câu 17: Hiện nay, rừng ngập mặn bị thu hẹp chủ yếu là do:<br />
A. Phá để nuôi tôm<br />
B. Khai thác gỗ củi<br />
C. Chiến tranh<br />
D. Ô nhiễm<br />
môi trường<br />
Câu 18: Biểu hiện của tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là:<br />
A. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm<br />
B. Lượng mưa, độ ẩm lớn<br />
C. Trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời<br />
D. Gió mùa hoạt động quanh năm<br />
Câu 19: Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào<br />
cuối mùa đông cho miền Bắc nước ta là:<br />
A. Gió mùa Đông Bắc<br />
B. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc<br />
C. Gió Tây Nam<br />
D. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam<br />
<br />
Câu 20: Nguyên nhân sinh ra thời tiết khô, nóng (gió phơn) ở vùng đồng bằng ven biển Trung<br />
Bộ nước ta là do:<br />
A. Dãy Trường Sơn<br />
B. Gió mùa Tây Nam<br />
C. Dải hội tụ nhiệt đới<br />
D. Áp thấp<br />
Câu 21: Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa là do:<br />
A. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, giáp biển Đông rộng lớn, chịu tác động của gió<br />
mùa châu Á.<br />
B. Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và nước ta nằm gần trung tâm<br />
gió mùa châu Á<br />
C. Trong năm Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh và vị trí nước ta giáp với biển Đông<br />
D. Nước ta chịu tác động của gió mùa châu Á và tiếp giáp biển Đông rộng lớn<br />
Câu 22: Cho bảng số liệu sau:<br />
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI, CÂN BẰNG ẨM (Đơn vị: mm)<br />
Địa điểm<br />
Hà Nội<br />
Huế<br />
TP Hồ Chí Minh<br />
<br />
Lượng mưa<br />
1667<br />
2868<br />
1931<br />
<br />
Lượng bốc hơi<br />
989<br />
1000<br />
1686<br />
<br />
Cân bằng ẩm<br />
+ 687<br />
+ 1868<br />
+ 245<br />
<br />
Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm trên, biểu đồ nào<br />
sau đây thích hợp nhất ?<br />
A. Biểu cột nhóm (ghép)<br />
B. Biểu đồ cột đơn<br />
C. Biểu đồ đường<br />
D. Biểu đồ<br />
kết hợp<br />
Câu 23: Cho bảng số liệu sau:<br />
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM<br />
Địa điểm<br />
<br />
Lạng Sơn<br />
Hà Nội<br />
Huế<br />
Đà Nẵng<br />
Quy Nhơn<br />
TP. Hồ<br />
Minh<br />
<br />
Nhiệt<br />
độ Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung<br />
trung<br />
bình bình tháng VII (oC) bình năm (oC)<br />
tháng I (oC)<br />
13,3<br />
27,0<br />
21,2<br />
16,4<br />
28,9<br />
23,5<br />
19,7<br />
29,4<br />
25,1<br />
21,3<br />
29,1<br />
25,7<br />
23,0<br />
29,7<br />
26,8<br />
Chí<br />
25,8<br />
<br />
27,1<br />
<br />
27,1<br />
<br />
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi nhiệt độ<br />
trung bình tháng I, tháng VII và nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam<br />
A. Nhiệt độ trung bình tháng I ít chênh lệch từ Bắc vào Nam<br />
B. Nhiệt độ trung bình tháng VII ít chênh lệch từ Bắc vào Nam<br />
C. Nhiệt độ trung bình tháng I tăng nhanh từ Bắc vào Nam<br />
D. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam<br />
<br />
Câu 24: Độ ẩm không khí ở nước ta dao động từ (%):<br />
A. 80-100<br />
B. 60-80<br />
C. 50-70<br />
D. 70-100<br />
Câu 25. Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta hiện tại là:<br />
A. Xâm thực-bồi tụ<br />
B. Bồi tụ<br />
C. Xâm thực<br />
D. Bồi tụ-xâm thực<br />
Câu 26. Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:<br />
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh<br />
B. Cận nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh<br />
C. Cận xích đạo gió mùa<br />
D. Nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm<br />
Câu 27.Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm:<br />
A. Mùa đông lạnh đến sớm hơn ở các vùng núi thấp<br />
B. Mùa đông bớt lạnh, nhưng khô hơn.<br />
C. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm<br />
D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao địa hình<br />
Câu 28. Nhóm đất có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi là:<br />
A. Đất feralit vùng đồi núi thấp<br />
B. Đất đồng bằng<br />
C. Đất phù sa<br />
D. Đất mùn alit núi cao.<br />
Câu 29. Khí hậu đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm :<br />
A. Mát mẻ, không có tháng nào trên 200C<br />
B. Tổng nhiệt độ nằm trên 54000C<br />
C. Lượng mưa giảm khi lên cao<br />
D. Độ ẩm giảm rất nhiều so với ở chân núi.<br />
Câu 30. Mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ rất sâu sắc,vì trong mùa này:<br />
A. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc thống trị<br />
B. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam thống trị<br />
C. Gió Tây Nam vịnh Bengan thống trị<br />
D. Gió Đông Bắc hoàn toàn không ảnh hưởng<br />
Câu 31. Mặc dù tổng diện tích rừng đang dần tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy<br />
thoái,vì:<br />
A. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi<br />
B. Rừng giàu hiện nay còn rất ít ( chỉ vài trăm nghìn ha)<br />
C. Diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm phần lớn diện tích<br />
D. Diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi tăng lên<br />
Câu 32. Làm thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành<br />
phần loài và nguồn gen, chủ yếu là do:<br />
A. Sự khai thác bừa bãi và phá rừng<br />
B. Cháy rừng và các thiên tai khác<br />
C. Các dịch bệnh<br />
D. Chiến tranh tàn phá<br />
Câu 33. Trong quy định trong khai thác về khai thác, không có điều cấm về:<br />
A. Khai thác gỗ quý<br />
B. Săn bắt động vật trái phép<br />
C. Dùng chất nổ đánh bắt cá<br />
D. Khai thác gỗ trong rừng cấm<br />
Câu 34. Diện tích đất nông nghiệp trung bình trên đầu người năm 2006 hơn (ha):<br />
A. 0,1<br />
B.0,2<br />
C. 0,3<br />
D. 0,4<br />
<br />
Câu 35. Để tránh làm nghèo các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cần:<br />
A. Sử dụng hợp lí các vùng cửa sông ven biển<br />
B. Quản lí chặt chẽ việc khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản<br />
C. Bảo vệ nguồn nước sạch chống nhiễm bẩn<br />
D. Quản lí và kiếm soát các chất thải độc hại vào môi trường<br />
Câu 36. Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính da dạng sinh vật của nước ta là:<br />
A. Sự biến đổi thất thường của khí hậu Trái Đất gây ra nhiều thiên tai.<br />
B. Chiến tranh tàn phá các khu rừng, các hệ sinh thái.<br />
C. Săn bắt, buôn bán trái phép các động vật hoang dã<br />
D. Ô nhiễm môi trường.<br />
Câu 37. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết 70% số cơn bão trong toàn mùa<br />
bão thuộc về các tháng:<br />
A. 8, 9, 10<br />
B. 6, 7, 8<br />
C. 3, 4, 5<br />
D. 5, 6, 7<br />
Câu 38. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu ngập lụt là:<br />
A. Mưa lớn kết hợp với triều cường<br />
B. Địa hình đồng bằng thấp và không có đê sông, đê biển.<br />
C. Xung quanh các mặt đất thấp có đê bao bọc<br />
D. Mật độ xây dựng cao<br />
Câu 39. Để phòng chống khô hạn lâu dài, cần:<br />
A. Xây dựng các công trình thuỷ lợi<br />
B. Tăng cường trồng và bảo vệ rừng<br />
C. Thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc<br />
D. Bố trí nhiều trạm bơm nước<br />
Câu 40. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nơi chịu ảnh hưởng của bão<br />
mạnh nhất ở nước ta là:<br />
A. Ven biển Trung Bộ.<br />
B. Đồng bằng Bắc Bộ<br />
C. Duyên hải Nam Trung bộ<br />
D. Đồng bằng sông Cửu Long<br />
HẾT .<br />
Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam khi làm bài.<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
MÔN ĐỊA LÍ. LỚP 12. NĂM HỌC 2016-2017<br />
(Mỗi câu đúng 0,25 điểm)<br />
CÂU<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
A<br />
A<br />
A<br />
<br />
CÂU<br />
21<br />
22<br />
23<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
A<br />
A<br />
A<br />
<br />