SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
Năm học: 2016 - 2017<br />
TRƯỜNG THPT TÂN THÀNH<br />
Môn thi: GDCD – Lớp 12<br />
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
Ngày thi: …/12/2016<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
(Đề gồm có 06 trang)<br />
Giáo viên ra đề : Nguyễn Thị Thủy - SĐT: 0933075083<br />
Bài 1: pháp luật và đời sống<br />
Phần nhận biết<br />
Câu 1: pháp luật là:<br />
a. Quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi công dân.<br />
b. Quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi cá nhâ, tổ chức.<br />
c. Quy tắc xử sự bắt buộc chung do nhà nước ban hành.<br />
d. Quy tắc xử sự của một cộng đồng người trong một tổ chức quốc gia.<br />
Câu 2: Tổ chức có quyền xây dựng, ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật là:<br />
a. Chính phủ<br />
b. Quốc hội.<br />
c. Các cơ quan nhà nước.<br />
d. Nhà nước.<br />
Câu 3: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của:<br />
a. Giai cấp công nhân<br />
b. Giai cấp nông dân<br />
c. Giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động<br />
d. Tất cả mọi người trong xã hội.<br />
Câu 4: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:<br />
a. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.<br />
b. Pháp luật có tính quyền lực<br />
c. Pháp luật có tính bắt buộc chung.<br />
d. Pháp luật có tính phổ biến<br />
Phần thông hiểu<br />
Câu 5: Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là để:<br />
a. Phát triển kinh tế, làm cho dân giàu, nước mạnh.<br />
b. Duy trì và phát triển văn hóa, nhằm năng cao đời sống tinh thần của nhân dân.<br />
c. Bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân.<br />
d. Bảo đảm cho xã hội tồn tại và phát triển trong vòng trật tự, ổn định, phù hợp với lợi ích của<br />
nhà nước và xã hội.<br />
Câu 6: Pháp luật là phương tiện để công dân.<br />
a. Sống trong tự do, dân chủ.<br />
b. Thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.<br />
c. Quyền con người được tôn trọng và bảo vệ.<br />
d. Công dân được phát triển toàn diện.<br />
Câu 7: Bản chất xã hội của pháp luật, được hiểu là:<br />
a. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.<br />
<br />
b. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.<br />
c. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.<br />
d. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã<br />
hội<br />
Câu 8: Các quy phạm pháp luật do nhà nước XHCN Việt Nam ban hành …………… mà nhà<br />
nước là đại diện.<br />
a. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền<br />
b. phù hợp với ý chí nguyện vong của công nhân và nhân dân lao động<br />
c. phù hợp với các quy phạm đạo đức<br />
d. phù hợp với ý chí của giai cấp lãnh đạo trong xã hội<br />
Phần vận dụng<br />
Cấp độ thấp<br />
Câu 9: Học sinh nhặt được của rơi, không đem nộp công an để nhờ trả lời cho người đánh rơi,<br />
đó là vi phạm:<br />
a. Vi phạm đạo đức<br />
b. Vi phạm pháp luật.<br />
c. Vi phạm pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự<br />
d. Không ai biết mà cũng không vi phạm đạo đức hay pháp luật<br />
Câu 10: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định chung “cha mẹ không<br />
được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này thể hiện trong:<br />
a. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.<br />
b. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.<br />
c. Nguyện vọng của mọi công dân.<br />
d. Hiến pháp.<br />
Cấp độ cao<br />
Câu 11: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm<br />
đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì:<br />
a. Vi phạm quy tắc đạo đức.<br />
b. Bị dư luận xã hội lên án<br />
c. Vi phạm pháp luật hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự.<br />
d. Bị xử phạt hành chính<br />
Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội<br />
Phần nhận biết<br />
Câu 12: Mục đích của hôn nhân là:<br />
a. Xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.<br />
b. Thực hiện chức năng sinh con, nuôi dạy con.<br />
c. Thực hiện chức năng tổ chức đời sống vật chất và tinh thần<br />
d. Tất cả đáp án trên.<br />
Câu 13: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:<br />
a. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn<br />
trong gia đình.<br />
b. Công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi<br />
tiêu hàng ngày của gia đình.<br />
c. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của<br />
gia đình.<br />
<br />
d. Tất cả các phương án trên.<br />
Câu 14: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:<br />
a. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.<br />
b. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn<br />
làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.<br />
c. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao<br />
động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.<br />
d. Tất cả các phương án trên.<br />
Câu 15: Theo Hiến pháp năm 1992, lao động được quy định là:<br />
a. Nghĩa vụ của công dân.<br />
b. Trách nhiệm của công dân<br />
c. Bổn phận của công dân.<br />
d. Quyền và nghĩa vụ của công dân.<br />
Phần thông hiểu<br />
Câu 16: Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là:<br />
a. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.<br />
b. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi<br />
ích chung của gia đình.<br />
c. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau<br />
chăm lo đời sống chung của gia đình.<br />
d. Tất cả các phương án trên.<br />
Câu 17: Bình đẳng trong lao động được hiểu là:<br />
a. Bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động.<br />
b. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động.<br />
c. Bình đẳng giữa lao động nam va lao động nữ<br />
d. Tất cả các phương án trên.<br />
Câu 18: Bình đẳng trong kinh doanh, được hiểu là:<br />
a. Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh.<br />
b. Bất cứ ai cũng có quyền mua – bán hàng hóa.<br />
c. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của<br />
pháp luật.<br />
d. Tất cả các phương án trên.<br />
Câu 19: Ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân:<br />
a. Tạo cơ sở củng cố tình yêu, cho sự bền vững của gia đình.<br />
b. Phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ, chồng.<br />
c. Khắc phục tàn dư phong kiến, tư tưởng lạc hậu “Trọng nam, khinh nữ”.<br />
d. Tất cả các phương án trên.<br />
Câu 20: Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung, được hiểu là:<br />
a. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn.<br />
b. Những tài sản có trong gia đình.<br />
c. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng.<br />
d. Tất cả phương án trên.<br />
Câu 21: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là:<br />
a. Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh.<br />
b. Bất cứ ai cũng có quyền mua – bán hàng hóa.<br />
<br />
c. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của<br />
pháp luật.<br />
d. Tất cả các phương án trên.<br />
Phần vận dụng<br />
Cấp độ thấp<br />
Câu 22: Trong thực tế, có nhiều trường hợp cha uống rượu say đánh đập, chửi mắng vợ con,<br />
nếu rơi vào hoàn cảnh đó, theo em phải làm gi?<br />
a. Im lặng, cố gắng chịu đựng.<br />
b. Không chịu nổi phải bỏ nhà đi.<br />
c. Không chịu nổi, phải vùng dậy để chống lại người cha.<br />
d. Cố gắng khuyên cha, nếu không được thì nhờ đến chính quyền ở địa phương can thiệp.<br />
Câu 23: “Người vợ chỉ ở nhà chăm sóc, dạy dỗ con cái, người chồng đi làm kiếm tiền nuôi<br />
sống gia đình nên người chồng có quyền quyết định mọi chuyện trong nhà, người vợ chỉ nghe<br />
theo mà không có ý kiến gì hết.” Theo em, người vợ cần làm gì để thực hiện quyền bình đẳng<br />
trong Hôn nhân và gia đình?<br />
a. Mạnh dạng bày tỏ ý kiến của mình với những quyết định của chồng.<br />
b. Cam chịu, không muốn vợ chồng bất hòa.<br />
c. Không phàn nàn gì cả, vì người chồng đi làm kiếm được tiền nuôi sống gia đình nên có<br />
quyền quyết định mọi chuyện trong nhà.<br />
d. Cả a, b và c đúng.<br />
Câu 24: Tư tưởng lạc hậu cần khắc phục trong quan hệ vợ chồng ở xã hội hiện là gì?<br />
a. Phu xướng phụ tùy.<br />
b. Một vợ, một chồng.<br />
c. Vợ chồng bình đẳng trong gia đình<br />
d. Cả a, b và c đúng.<br />
Câu 25: Nếu người sử dụng lao động buộc người lao động thôi việc trái pháp luật thì người lao<br />
động có quyền<br />
a. Gửi Đơn khiếu nại đến Thanh tra lao động cơ sở hoặc Giám đốc công ty.<br />
b. Yêu cầu người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại trong thời gian bị buộc thôi việc<br />
c. Yêu cầu người sử dụng lao động phải tiếp nhận người lao động trở lại làm việc bình thường<br />
d. Cả 3 phương án trên<br />
Cấp độ cao<br />
Câu 26: Bà A bán thức ăn nhanh không hợp vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường, nếu em phát<br />
hiện thì em xử lý như thế nào?<br />
a. Góp ý và nhắc nhở bà A<br />
b. Báo với chính quyền ở địa phương xử lý.<br />
c. Kêu gọi mọi người không mua đồ của bà A nữa<br />
d. Cả a, b và c đúng.<br />
Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo<br />
Phần nhận biết<br />
Câu 27: Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện ở những phương diện nào?<br />
a. Kinh tế.<br />
b. Chính trị.<br />
c. Văn hóa, xã hội<br />
d. cả a, b và c.<br />
<br />
Câu 28: Tôn giáo được biểu hiện:<br />
a. Qua các đạo khác nhau.<br />
b. Qua các tín ngưỡng.<br />
c. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức.<br />
d. Qua các hình thức lễ nghi.<br />
Câu 29: Tôn giáo là:<br />
a. Tôn giáo là một đạo giáo theo tín ngưỡng nhân gian.<br />
b. Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, có giáo lí và lễ nghi.<br />
c. Tôn giáo là những nơi thờ tự trong xã hội.<br />
d. cả a, b và c đúng.<br />
Câu 30: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?<br />
a. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.<br />
b. Các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ<br />
c. Hoạt động của các cơ sở tôn giáo phải tuân theo quy định của pháp luật.<br />
d. cả a, b và c đúng<br />
Phần thông hiểu<br />
Câu 31: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:<br />
a. Công dân có quyền không theo bất kỳ một tôn giáo nào.<br />
b. Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo một tín ngưỡng, tôn giáo<br />
khác.<br />
c. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.<br />
d. Tất cả các phương án trên.<br />
Câu 32: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:<br />
a. Các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng.<br />
b. Các dân tộc được Nhà nước và pháp luật bảo vệ.<br />
c. Các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiên để phát triển.<br />
d. Các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.<br />
Câu 33: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị được hiểu là:<br />
a. Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.<br />
b. Các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương<br />
c. Các dân tộc đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.<br />
d. Cả a, b và c đúng<br />
Câu 34: Nhà nước bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực<br />
nhà nước ở trung ương và địa phương có ý nghĩa gì?<br />
a. Để người dân tộc thiểu số có cơ hội tham gia vào tổ chức nhà nước.<br />
b. Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.<br />
c. Để tân dụng và phát huy nguồn nhân lực của đất nước.<br />
d. Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.<br />
Câu 35: Nhà nước dành nguồn đầu tư và có những chính sách ưu tiên cho học sinh người dân<br />
tộc, có ý nghĩa như thế nào trong sự nghiệp phát triển đất nước?<br />
a. Để người dân tộc thiểu số nâng cao trình độ nhận thức.<br />
b. Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc<br />
c. Để tân dụng và phát huy nguồn nhân lực của đất nước.<br />
d. Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.<br />
Câu 36: Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế?<br />
<br />