intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra chất lượng HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phan Đình Phùng - Đề số 02

Chia sẻ: Ho Quang Dai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

33
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo "Đề kiểm tra chất lượng HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phan Đình Phùng - Đề số 02" sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra chất lượng HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phan Đình Phùng - Đề số 02

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG NĂM HỌC 2017­2018 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Môn: Lịch sử lớp 12 Mã đề 02 Thời gian làm bài: 45 phút I. Phần trắc nghiệm Câu 1: Đặc điểm lớn nhất của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là A. xuất hiện phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. B. phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác. C. phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ. D. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam của hai khuynh hướng dân chủ tư sản và  vô sản. Câu 2: Giai đoạn nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh? A. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay. B. Từ những năm 60 đến những năm 70 của thế kỉ XX. C. Từ những năm 80 đến những năm 90 của thế kỉ XX. D. Từ năm 1945 đến năm 1959. Câu 3: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là A. phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo. B. lần đầu tiên công – nông đoàn kết đấu tranh. C. mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú. D. quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để. Câu 4: Liên minh châu Âu (EU) ra đời nhằm mục đích hợp tác về A. kinh tê và khoa học. B. kinh tế và chính trị. C. kinh tế và văn hóa. D. chính trị, văn hóa. Câu 5: Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) chứng tỏ điều gì? A. Sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng vô sản. B. Sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng theo lập trường phong kiến. C. Sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. D. Sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 6: Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng  sự kiện nào? A. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995). B. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999). C. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007). D. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976). Câu 7: Bản Hiến pháp tháng 11/1993 của Nam Phi có ý nghĩa gì? A. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai. B. Đánh dấu sự thành lập nước Cộng hòa Nam Phi. C. Nenxơn Manđêla làm tổng thống Nam Phi. D. Mở đầu cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. Câu 8:  Từ  nguyên nhân phát triển “thần kì” của kinh tế  Nhật Bản, Việt Nam cần học tập điều gì   trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay? A. Thu hút nhân tài, hợp tác quốc tế. B. Đầu tư có hiệu quả cho giáo dục, khoa học ­ kỹ thuật. C. Mở rộng quan hệ đối ngoại, giảm chi phí quốc phòng. D. Tự lực, tự cường, thúc đẩy kinh tế phát triển bằng mọi giá. Câu 9: Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH là                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 02
  2. A. trở thành cường quốc công nghiệp lớn thứ hai thế giới. B. chế tạo thành công bom nguyên tử. C. phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên. D. phóng thành công tàu vũ trụ có người lái đầu tiên. Câu 10: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. C. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường. D. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Câu 11: Điểm giống nhau cơ bản của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc đổi   mới ở Việt Nam là A. tập trung phát triển thương mại quốc tế. B. tập trung phát triển khoa học kỉ thuật. C. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. D. tập trung đổi mới về chính trị. Câu 12: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. ruộng đất cho dân cày. B. đoàn kết với cách mạng thế giới. C. tự do và dân chủ. D. độc lập và tự do. Câu 13: Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản là A. thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1930). B. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920). C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925). D. ủng hộ Quốc tế Cộng sản (1920). Câu 14: Việt Nam có thể  rút ra kinh nghiệm gì từ  sự phát triển mạnh mẽ  của cuộc cách mạng khoa  học ­ công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. ứng dụng các thành tựu khoa học ­ kĩ thuật. B. phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn. C. khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. D. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Câu 15: Ý nghĩa lớn nhất của cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) là gì? A. Làm chậm kế hoạch đưa quân sang đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. B. Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân ­ bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. C. Buộc thực dân Pháp phải chấp nhận các yêu sách của công nhân về tăng lương, giảm giờ làm. D. Buộc thực dân Pháp phải tăng lương 10% cho công nhân xưởng Ba Son. Câu 16: Tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Cách mạng vô sản. C. Cách mạng dân chủ tư sản. D. Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Câu 17: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học ­ kĩ thuật hiện đại? A. Nhật Bản. B. Liên Xô. C. Mĩ. D. Đức. Câu 18: Sự kiện nào sau đây chứng tỏ Chiến tranh lạnh đã bao trùm khắp thế giới? A. Sự ra đời của NATO (1949) và Tổ chức Hiệp ước Vacxava (1955). B. Mĩ thông qua kế hoạch Macsan (1947) C. Kế hoạch Macsan (1947) và sự ra đời của của NATO (1949). D. Sự ra đời và hoạt động của khối Vacxava (1955). Câu 19: Phong trào đấu tranh nào có ý nghĩa như  cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng   Tám 1945? A. cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945. B. phong trào dân chủ 1936 – 1939. C. phong trào cách mạng 1930 – 1931. D. phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945. Câu 20: Ý nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả do Chiến tranh lạnh để lại? A. Các nước phải chi phí nhiều tiền của và sức người để chạy đua vũ trang. B. Luôn đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng kéo dài gần nửa thế kỉ.                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 02
  3. C. Dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu những năm 70 của thế kỉ XX. D. Mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu căng thẳng  giữa hai cường quốc Mĩ – Liên Xô Câu 21: Điểm mới của Hội nghị  tháng 5/1941 so với Hội nghị  tháng 11/1939 Ban chấp hành Trung   ương Đảng Cộng Sản Đông Dương là gì? A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống phát xít. B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc, chống phong kiến. C. Giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm thuế. Câu 22: Lĩnh vực kinh tế nào được Pháp đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc địa lần   thứ hai ở Đông Dương? A. Công nghiệp và thương nghiệp. B. nông nghiệp và giao thông vận tải. C. Nông nghiệp và công nghiệp. D. Nông nghiệp và khai mỏ. Câu 23: Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam được hội nghị Ban Chấp hành Trung  ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) xác định là A. giải phóng dân tộc. B. thực hiện người cày có ruộng. C. đánh đổ phong kiến và tay sai. D. giải phóng các dân tộc Đông Dương. Câu 24: Khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ trở thành trung tâm A. kinh tế lớn nhất thế giới. B. kinh tế ­ tài chính lớn nhất thế giới. C. tài chính ­ công nghiệp lớn nhất thế giới. D. thương mại lớn nhất thế giới. Câu 25: Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Tân Việt Cách mạng Đảng. C. An Nam Cộng sản Đảng. D. Đông Dương Cộng sản Đảng. Câu 26: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học ­ kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai   là A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất. C. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học ­ công nghệ. D. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 27: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian: 1. Cao trào kháng Nhật cứu nước. 2. Nhật xâm lược Đông Dương. 3. Mặt trận Việt Minh ra đời. 4. Nhật đảo chính Pháp. A. 1 – 3 – 2 – 4 B. 4 – 1 – 3 – 2 C. 3 – 4 – 2 – 1 D. 2 – 3 – 4 – 1 Câu 28:  Nhận định nào sau đây  không đúng  về  tác động của sự  kiện Nhật đảo chính Pháp ngày  9/3/1945 đến cách mạng nước ta? A. Cuộc đảo chính đã tạo nên thời cơ chín muồi. B. Điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi. C. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương. D. Đánh đuổi phát xít Nhật là nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Đông Dương. Câu 29: Năm 1949, Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa to lớn như thế nào? A. Phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ. B. Thế giới bắt đầu bước vào thời đại chiến tranh hạt nhân. C. Khẳng định vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. D. Liên xô trở thành nước đầu tiên sở hữu vũ khí nguyên tử. Câu 30:  Sau Chiên tranh thê gi ́ ́ ới thứ nhât, l ́ ực lượng cách mạng to lớn va đông đao nhât cua Cach ̀ ̉ ́ ̉ ́   ̣ mang V iệt Nam là A. công nhân. B. nông dân. C. tiêu t ̉ ư sản. D. tư san dân tôc. ̉ ̣                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 02
  4. ­­­II. Phần tự luận (2.5 điểm) Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945? ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 02
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2