intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra định kì môn Lý

Chia sẻ: Ad Sadad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

151
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh đề kiểm tra định kỳ môn Vật lý lớp 7, 8 sẽ là tư liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra định kì môn Lý

  1. TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2010 – 2011 TỔ: TOÁN – LÝ – HÓA – SINH Môn : Vật Lý 7 – Tuần: Thời gian : 45 phút Đề 1 I.TRẮC NGHIỆM.(4 ĐIỂM) Câu 1: Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường? A.Bóng đèn bút thử điện B.Đèn điốt phát quang C.Quạt điện D.Không có trường hợp nào Câu 2: Từ còn thiếu trong câu: "Dòng điện là dòng các........dịch chuyển có hướng" là: A. Điện tích B. electron C.Cực dương D.electron tự do Câu 3: Thiết bị nào sau đây vẫn hoạt động được khi không có dòng điện chạy qua? A.Tủ lạnh B.Quạt trần C.Máy vi tính D.Bếp ga Câu 4: Nối ý ở cột A với ý ở cột B để được đáp án đúng: Cột A Cột B 1.Tác dụng sinh lí a.bóng đèn bút thử điện sáng 2.Tác dụng nhiệt b.mạ điện 3.Tác dụng hoá học c.chuông điện kêu 4.Tác dụng phát sáng d.dây tóc bóng đèn sáng e.cơ co giật Câu 5: Vật nào sau đây có thể dẫn điện? A.Thanh gỗ khô B.Thước nhựa C.Thanh thuỷ tinh D.Một đoạn dây đồng Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm: Có hai loại điện tích là (1).............và (2)........... Câu 7: Vật nào dưới đây có tác dụng từ? A.Một pin còn mới đặt riêng trên bàn B.Một mảnh ni lông đã được cọ xát mạnh C.Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua D.Một đoạn băng dính II.TỰ LUẬN( 6 ĐIỂM) Câu 1.(2,5 điểm). Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Mỗi chất cho một ví dụ ? + - Câu 2.(2 điểm). a) Hãy nêu quy ước chiều dòng điện. b) Xác định chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện sau: D K Câu 3.(1,5 điểm). Trong gia đình nhiều dụng cụ thường bị bụi bám vào, trong số đó cánh quạt điện thường bị bụi bám vào nhiều nhất đặc biệt là ở mép cánh quạt chém vào không khí khi quay. Hãy giải thích vì sao như vậy? Duyệt của Hiệu Trưởng Duyệt của tổ CM
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1 MÔN : VẬT LÍ 7 – TUẦN Phần (Câu) Nội dung ( Đáp án) Điểm I.TRẮC NGHIỆM 4Đ Câu 1 D 0,5 Câu 2 A 0,5 Câu 3 D 0,5 Câu 4 1 – e; 2 – d; 3 – b; 4 - a 1 Câu 5 D 0,5 Câu 6 (1) – điện tích dương; (2) – điện tích âm 0,5 Câu 7 C 0,5 II.TỰ LUẬN 6Đ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua 0,5 Câu 1 Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua 0,5 (2,5 điểm). Mỗi ví dụ đúng 0,5 a) Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. 1 Câu 2 b) + - (2 đ) D K 1 Khi quay cánh quạt cọ xát thường xuyên với không khí làm cho Câu 3 bản thân cánh quạt bị nhiễm điện làm cánh quạt hút bụi nhiều 1,5 (1,5 đ) hơn các đồ dùng khác.Ở mép cánh quạt sự cọ xát mạnh nhất -> nhiếm điện mạnh -> hút bụi nhiều hơn chỗ khác.
  3. TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2010 – 2011 TỔ: TOÁN – LÝ – HÓA – SINH Môn : Vật Lý 7 – Tuần: Thời gian : 45 phút Đề 2 I.TRẮC NGHIỆM.(4 ĐIỂM) Câu 1: Thiết bị nào sau đây vẫn hoạt động được khi không có dòng điện chạy qua? A.Tủ lạnh B.Quạt trần C.Máy vi tính D.Bếp ga Câu 2: Từ còn thiếu trong câu: "Dòng điện là dòng các........dịch chuyển có hướng" là: A. Điện tích B. electron C.Cực dương D.electron tự do Câu 3: Nối ý ở cột A với ý ở cột B để được đáp án đúng: Cột A Cột B 1.Tác dụng sinh lí a.bóng đèn bút thử điện sáng 2.Tác dụng nhiệt b.mạ điện 3.Tác dụng hoá học c.chuông điện kêu 4.Tác dụng phát sáng d.dây tóc bóng đèn sáng e.cơ co giật Câu 4: Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường? A.Bóng đèn bút thử điện B.Đèn điốt phát quang C.Quạt điện D.Không có trường hợp nào Câu 5: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm: Có hai loại điện tích là (1).............và (2)........... Câu 6: Vật nào sau đây có thể dẫn điện? A.Thanh gỗ khô B.Thước nhựa C.Thanh thuỷ tinh D.Một đoạn dây đồng Câu 7: Vật nào dưới đây có tác dụng từ? A.Một pin còn mới đặt riêng trên bàn B.Một mảnh ni lông đã được cọ xát mạnh C.Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua D.Một đoạn băng dính II.TỰ LUẬN( 6 ĐIỂM) Câu 1.(2,5 điểm). Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Mỗi chất cho một ví dụ ? + - Câu 2.(2 điểm). a) Hãy nêu quy ước chiều dòng điện. b) Xác định chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện sau: D K Câu 3.(1,5 điểm). Trong gia đình nhiều dụng cụ thường bị bụi bám vào, trong số đó cánh quạt điện thường bị bụi bám vào nhiều nhất đặc biệt là ở mép cánh quạt chém vào không khí khi quay. Hãy giải thích vì sao như vậy?
  4. Duyệt của Hiệu Trưởng Duyệt của tổ CM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2 MÔN : VẬT LÍ 7 – TUẦN Phần (Câu) Nội dung ( Đáp án) Điểm I.TRẮC NGHIỆM 4Đ Câu 1 D 0,5 Câu 2 A 0,5 Câu 3 1 – e; 2 – d; 3 – b; 4 - a 0,5 Câu 4 D 1 Câu 5 (1) – điện tích dương; (2) – điện tích âm 0,5 Câu 6 D 0,5 Câu 7 C 0,5 II.TỰ LUẬN 6Đ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua 0,5 Câu 1 Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua 0,5 (2,5 điểm). Mỗi ví dụ đúng 0,5 a) Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. 1 Câu 2 b) + - (2 đ) D K 1 Khi quay cánh quạt cọ xát thường xuyên với không khí làm cho Câu 3 bản thân cánh quạt bị nhiễm điện làm cánh quạt hút bụi nhiều 1,5 (1,5 đ) hơn các đồ dùng khác.Ở mép cánh quạt sự cọ xát mạnh nhất -> nhiếm điện mạnh -> hút bụi nhiều hơn chỗ khác.
  5. THCS: LÝ TỰ TRỌNG PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HUẾ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ - NĂM HỌC 2011-2012 Trường: THCS LÝ TỰ TRỌNG Môn: VẬT LÝ - LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC: Câu 1:( 1,5 diểm ) a/ Chuyển động đều là gì? Cho ví dụ? ( 0,5đ ) b/ Độ lớn vận tốc cho biết điều gì? Viết công thức tính vận tốc? (0,5đ ) c/ Hãy so sánh độ lớn của 4 vận tốc sau đây: v1= 36km/h ; v2 = 9m/s , v3 = 300cm/s ; v4 =1200m/ph ( 0,5đ ) Câu 2: ( 1 điểm ) a/ Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Cho ví dụ minh hoạ? (0,5đ) b/ Hãy kể một vài dạng chuyển động cơ học thường gặp trong thực tế? (0,5đ ) Câu 3:( 1 điểm ) Một người đi xe đạp xuống cái dốc dài 200m. Người đó đi 120m đầu tiên mất 1 phút ,đoạn còn lại mất 10s. Tính vận tốc trung bình của xe ứng với từng đoạn đường và cả dốc? (1đ ) Câu 4: ( 3 điểm) a/ Tại sao lực là một đại lượng véc tơ ? (1đ) b/ Biểu diễn trọng lực của một vật có khối lượng 4kg với tỷ xích tuỳ chọn? (1đ) c/ Lực ma sát xuất hiện khi nào? Nêu 2 ví dụ về lực ma sát ? ( 1đ) Câu5: ( 3,5 điểm ) a/ Thế nào là hai lực cân bằng ? (1đ ) b/ Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về phía nào? Giải thích? (1đ ) c/ Tại sao khi đạp xe, lúc khởi động ta đạp xe thấy rất nặng mà xe đi chậm, sau khi xe đã chuyển động ta thấy đạp xe nhẹ hơn nhiều mà xe vẫn đi nhanh? (1,5đ ) PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HUẾ KIỂM TRA 45 PHÚT NĂM HỌC 2011- 2012
  6. THCS: LÝ TỰ TRỌNG TRƯỜNG THCS: LÝ TỰ TRỌNG Môn: VẬT LÝ - LỚP 8 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ( Đáp án này gồm 2 trang) CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1 1.1 Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ 0,50 lớn không đổi theo thời gian. Ví dụ :chuyển động của đầu kim đồng hồ (kim giờ) 1.2 Độ lớn vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của 0,50 chuyển động. Công thức: v=s/t 1.3 Đổi các vận tốc về cùng đơn vị ( tuỳ học sinh ) 0,50 Viết được: v4>v1>v2>v3 2 2.1 Một vật có thể chuyển động đối với vật này và đứng 0,50 yên đối với vật khác. Ví dụ: Hành khách ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi nhà ga : Hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng đứng yên so với toa tàu 2.2 Chuyển động thẳng, chuyển động cong, dao động,.. 0,50 3 3.1 Vận tốc trung bình của người đi xe đạp đi đoạn đường 0,25 đầu là: Vtb1=s1/t1=120m/60s=2m/s 3.2 Vận tốc trung bình của người đi xe đạp đi đoạn đường 0,25 còn lại là: Vtb2=s2/t2= (200-120) m/10s =8m/s 3.3 Vận tốc trung bình của người đi xe đạp đi cả đoạn 0,50 đường dốc là: Vtb=s/t =(s1+s2) /t1+t2 =200m/70s= 2,9m/s 4 4.1 Lực là một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và 1,00 chiều. 4.2 Biểu diễn đúng điểm đặt, phương chiều, độ lớn. (Tuỳ 1,00 học sinh ) 4.3 Lực ma sát xuất hiện khi có lực tác dụng lên một vật 1,00 làm cho vật trượt, lăn hoặc vẫn đứng yên trên bề mặt một vật khác. Ví dụ: Giày đi mãi đế bị mòn; khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã,.. 5 5.1 Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật ,có 1,00 cường độ bằng nhau, phương cùng nằm trên một
  7. THCS: LÝ TỰ TRỌNG đường thẳng, chiều ngược nhau 5.2 Hành khách trên xe bị nghiêng về phía trái. Vì do quán 1,00 tính nửa thân trên của hành khách vẫn còn đang chuyển động thẳng, nửa thân dưới cùng xe chuyển động sang phải. 5.3 Lúc khởi động ta phải thắng lực ma sát nghỉ, khi xe 1,50 đạp chuyển động ta phải thắng lực ma sát lăn mà lực ma sát nghỉ lớn hơn lực ma sát lăn nên khi đạp xe lúc khởi động ta đạp xe thấy rất nặng, khi xe đã chuyển động ta thấy đạp xe nhẹ hơn nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2