intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Hồ Nghinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Hồ Nghinh sau đây, nhằm rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi giữa học kì 1, nâng cao kiến thức cho bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Hồ Nghinh

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 001 Câu 1: Từ năm 1952 đến năm 1973, khoa học - kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực A. sản xuất ứng dụng dân dụng. B. chinh phục vũ trụ. C. công nghiệp quốc phòng. D. khoa học cơ bản. Câu 2: Từ năm 1973 đến năm 1991 sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ những giai đoạn suy thoái ngắn là do A. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới. B. sự cạnh tranh của các nước công nghiệp mới. C. sự cạnh tranh của Mĩ, Tây Âu và Trung Quốc. D. thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp đáng kể. Câu 3: Nhân tố hàng đầu dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952- 1973 là A. áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật để nâng cao năng suất. B. con người được coi là vốn quý nhất, là chìa khóa của sự phát triển. C. chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP). D. tận dụng triệt để các yếu tố thuận lợi từ bên ngoài để phát triển. Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng nhất khi nói về sự phát triển kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1960-1973? A. Tăng trưởng nhanh. B. Phát triển vượt bậc. C. Siêu cường số 1 thế giới. D. Phát triển “thần kì”. Câu 5: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản được xác định trong Hiệp ước Bali (2/1976)? A. Mọi quyết định của tổ chức phải được nhất trí của 5 nước sáng lập. B. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. D. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực đối với nhau. Câu 6: Nguyên nhân nào quyết định nhất đưa nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ II? A. Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật. B. Trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao. C. Quân sự hóa nền kinh tế để thu lợi nhuận. D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. Câu 7: Sự kiện nào dưới đây là mốc đánh dấu chấm dứt cuộc “Chiến tranh lạnh”? A. Định ước Henxinki được kí kết giữa Mĩ, Canada và 33 nước châu Âu (1975). B. Liên Xô và Mĩ kí Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (1972). C. Cuộc gặp gỡ không chính thức giữa M.Góocbachốp và G.Busơ (cha) (1989). D. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (1972). Trang 1/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  2. Câu 8: Chính sách cơ bản nhất giúp Ấn Độ tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Áp dụng các kĩ thuật canh tác mới, hiện đại. B. Đẩy mạnh sản xuất ra nhiều máy móc hiện đại. C. Tiến hành cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp. D. Thực hiện lai tạo nhiều giống lúa mới có năng suất cao. Câu 9: Từ sự phát triển khoa học- kĩ thuật hiện đại, Việt Nam cần làm gì để đáp ứng thời đại văn minh trí tuệ? A. Mua bằng phát minh sáng chế. B. Cải cách sâu rộng nền kinh tế. C. Thu hút nguồn nhân lực có kĩ thuật. D. Đào tạo nguồn nhân lực kĩ thuật cao. Câu 10: Điểm tương đồng trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô (từ 1985) và đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ 1986) là đều A. nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. B. tiếp tục kiên trì xây dựng đất nước trên con đường xã hội chủ nghĩa. C. tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng. D. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế. Câu 11: nguyên nhân chủ yếu nào khiến Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? A. Nhân dân trên thế giới phản đối cuộc chạy đua vũ trang của Mĩ và Liên Xô. B. Các nước Tây Âu, Nhật Bản đã vượt xa Liên Xô và Mĩ về khoa học- kĩ thuật. C. Nền kinh tế Mĩ và Liên Xô suy giảm, Mĩ bị Nhật Bản và Tây Âu cạnh tranh gay gắt. D. Trong xu thế toàn cầu hóa, sức mạnh quân sự phải nhường chỗ cho sức mạnh kinh tế. Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân Xô - Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh? A. Sự phản đối của nhân dân thế giới đối với Chiến tranh lạnh. B. Sự suy giảm thế mạnh của hai cường quốc Xô - Mĩ. C. Liên Xô lâm vào khủng hoảng trầm trọng. D. Sự tốn kém cho Xô - Mĩ do chạy đua vũ trang. Câu 13: Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. C. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 14: Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007). B. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999). C. Ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976). D. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995). Câu 15: Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật không thể tách rời nhau là đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng nào? A. Cách mạng kĩ thuật thế kỉ XIX. B. “Cách mạng chất xám”. C. Cách mạng công nghiệp Anh. D. Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai. Câu 16: Một trong những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản và kinh tế các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. quan hệ chặt chẻ với các nước Đông Nam Á. B. nhà nước quản lí có hiệu quả. C. chi phí quốc phòng thấp. D. lợi dụng chiến tranh để làm giàu. Trang 2/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  3. Câu 17: Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Mĩ - Xô chuyển từ A. đối đầu sang hòa hoãn. B. đối đầu sang hợp tác. C. liên minh sang đối đầu. D. đối đầu sang đối thoại. Câu 18: Đâu không phải là điểm chung trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN và Liên hợp quốc? A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. B. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. C. Hợp tác phát triển có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. Câu 19: Nội dung nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh? A. Các cường quốc tập trung xây dựng sức mạnh tổng hợp. B. Thế giới phát triển theo xu thế “một cực” và nhiều trung tâm. C. Mĩ vươn lên xác lập được trật tự thế giới “một cực”. D. Trật tự “hai cực Ianta” đang từng bước bị xói mòn. Câu 20: Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là A. mong muốn duy trì hòa bình và ổn định khu vực. B. các tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều. C. các nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước. D. nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Câu 21: Nội dung nào không phải mục tiêu của Hội nghị cấp cao ASEAN ở Bali (2/1976)? A. Tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực. B. Thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, thịnh vượng ở Đông Nam Á. C. Xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực. D. Xây dựng khu vực Đông Nam Á trở thành đối trọng với các tổ chức khác. Câu 22: Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh lạnh là gì? A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh. B. Hàng ngàn căn cứ quân sự, các khối quân sự được thiết lập trên toàn cầu. C. Chi phí quá lớn mà các nước phải bỏ ra để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt. D. Các nước tăng cường chạy đua vũ trang để chuẩn bị tiến hành chiến tranh. Câu 23: Nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. do sự chi phối của trật tự hai cực Ianta. B. do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô. C. mục tiêu chống Liên Xô và các nước XHCN của Mỹ. D. xuất phát từ tham vọng làm bá chủ thế giới của Mĩ. Câu 24: Việt Nam có thể rút ra bài học nào từ sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Tranh thủ giá nguyên liệu rẻ từ các nước thế giới thứ ba. B. Áp dụng thành tựu khoa học hiện đại. C. Liên kết chặt chẽ với châu Âu. D. Kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Câu 25: Vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, thế giới xuất hiện các trung tâm kinh tế - tài chính là A. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. B. Mĩ, Nhật Bản, Anh. C. Mĩ, Anh, Pháp. D. Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc. Câu 26: Điểm khác nhau cơ bản về đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai so với lần thứ nhất là A. khoa học - kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ cải tiến kĩ thuật . C. kĩ thuật phát triển phải dựa vào các ngành khoa học cơ bản. D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn. Trang 3/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  4. Câu 27: Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, bài học lớn nhất Việt Nam phải quan tâm là A. mua phát minh, sáng chế khoa học, công nghệ. B. nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức. C. tận dụng tối đa nguồn vốn từ các nước châu Âu. D. liên kết chặt chẽ với các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 28: Hội nghị Ianta (2-1945) được tổ chức tại A. Pháp. B. Anh. C. Mĩ. D. Liên Xô. Câu 29: Một trong những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông - Tây sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Xô - Mĩ đã có những cuộc gặp gỡ, thương lượng về các vấn đề mà cả hai cùng quan tâm. B. Xô - Mĩ đều nhận thức được những khó khăn do chạy đua vũ trang trong gần 4 thập niên. C. các nước thực dân chấp nhận trao trả độc lập cho nhiều thuộc địa ở Á - Phi - Mĩ Latinh. D. các cuộc chiến tranh cục bộ đã lắng xuống, chiến tranh ở các khu vực chấm dứt. Câu 30: Sự kiện khởi đầu cho tình trạng “Chiến tranh lạnh” sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Tháng 3/1947, bản thông điệp của Tổng thống Truman trước Quốc hội Mĩ. B. Mĩ viện trợ kinh tế cho các nước đồng minh, thông qua kế hoạch Mácsan. C. Mĩ viện trợ khẩn cấp cho Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì 400 triệu USD. D. Mĩ thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  5. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HK I – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 005 006 007 008 009 010 011 012 013 014 015 016 017 018 019 020 021 022 023 024 1 A A B B D D C A D A A A D B A D A D D C B B B C 2 A C D A C A C A A A A A D C B D B C A D C C A A 3 B B C C A B B D B B B B B D D C A A D B C B A C 4 D C A C C C C C B C B B A C B C A A D A B D D D 5 A C B C C A B A C C B B B C A A D A C C B C D A 6 A D D D C D A D D C C D D B B A A C B D D A B C 7 C D C D C C B C D A A B C C B C D B C C B B C C 8 C D C B B B D C D A B D B B C B D D D B A D C B 9 D D D A A C B C C C D C A B B D B C A B D D C A 10 A A B C D C A B C D D C C B C C A B C C A D C B 11 C A D B A B B D D D B B C B A C B A B D C B C B 12 A A A B A B C C C A D C A A D B A A C D A C D C 13 C B A D D A B A B C A B B B B A D A B D B D B C 14 C A D D C B A B A A A C C D B C A C B D A A C B 15 D A A A C A B D C B C C C B D C A D A D B A A B 16 B B D C A A D C B D B B D A B B B C C A C C D B 17 C B A C A C D A C C A C D C B C A C A A A A A D 18 C A D B C D A A B D B C D A D D C A C A C D D D 19 A B C A B C A D D C B A A B D A B C B D D C C D 20 B A A A C A A A C D A D B B C D C D C D A C D D 21 D B A A A C B B A B D B D D B D A C C A C C A C 22 A C B C C A C A B C B A A A C C B D A B D A B C 23 B C C A B C B B C B C B A A C A D A C C B C C D 24 B D A B A B B C C D C D A D C B B C B B A D A B 25 A D D B C B D C B D A A B A C A A D D B C C B D 26 A A D B D D C B C C D A C D A B D A B B A B B C 27 B B C C C A D A B A A C D D C A B C B B A A B C 28 D B D D B C D C A C C A A A D B C A A D B B D C 29 A A A B A A B A B A A B A D D D B C D B B D D C 30 A B A C C B B A A B C D C A A D B B B D B D C A 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1