intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 901

Chia sẻ: Trang Lieu Nguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

36
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 901 sẽ là tư liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 901

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 ­ NĂM HỌC 2016­2017  TRƯỜNG THPT LƯƠNG PHÚ  Môn: Địa lý lớp 10 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 901 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Đặc điểm của gió mậu dịch là A. Nóng ẩm. B. Mát ẩm. C. Nóng khô. D. Mát khô. Câu 2: Gió đất là loại gió thổi từ A. đất liền ra biển vào ban ngày. B. đất liền ra biển vào ban chiều. C. đất liền ra biển vào ban trưa D. đất liền ra biển vào ban đêm. Câu 3: FA được gọi là Frông A. frông ôn đới. B. frông địa cực C. frông nội tuyến. D. frông chí tuyến. Câu 4: Trên các lục địa ở vĩ tuyến 30  vĩ bắc từ Đông sang Tây lượng mưa 0 A. Không tăng, không giảm. B. Giảm dần. C. Không giảm. D. Tăng dần. Câu 5: Các quy luật địa đới và phi địa đới thường tác động A. đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. B. đối lập nhau. C. xen kẽ nhau. D. độc lập với nhau. Câu 6: Lớp Ô dôn có tác dụng A. Phản hồi sóng vô tuyến điện, bảo vệ Trái Đất. B. Hút tia cực tím của Mặt Trời, bảo vệ thế giới hữu cơ, bảo vệ mặt đất. C. Chống các tia phá hoại từ Vũ Trụ trước hết là Mặt Trời. D. Chống lại tia tử ngoại của Mặt Trời. Câu 7: Quy luật phân hóa theo đai cao ở nước ta được chia thành A. Đai nội chí tuyến chân núi, đai á nhiệt đới hơi ẩm đến ẩm ướt, đai ôn đới hơi ẩm  đến ẩm ướt. B. Đai nội chí tuyến chân núi, đai á nhiệt đới hơi đến ẩm ướt, đai ôn đới. C. Đai nhiệt đới chân núi, đai á nhiệt, đai ôn đới. D. Đai nhiệt đới giữa núi, đai á nhiệt, đai ôn đới. Câu 8: Động lực phát triển dân số thế giới là A. gia tăng dân số tự nhiên. B. gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học C. gia tăng cơ học D. tỉ suất sinh thô và xuất cư.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 901
  2. Câu 9: Nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất là A. vùng hạ áp ôn đới. B. hai vùng chí tuyến Bắc­Nam. C. vùng cao áp cận chí tuyến, cực D. vùng áp thấp xích đạo, ôn đới. Câu 10: Yếu tố  nào hiện nay giữ  vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định tỉ  suất  sinh thô của một quốc gia : A. phong tục tập quán. B. trình độ phát triển kinh tế xã hội. C. chính sách dân số. D. tự nhiên, sinh học Câu 11: Sinh vật có tác dụng trong quá trình hình thành đất là A. Phá hủy đá, cung cấp chất vô cơ, phân hủy các sinh vật. B. Phá hủy đá, cung cấp chất hữu cơ, phân hủy các sinh vật. C. Hòa tan các chất khoáng của đá, cung cấp chất hữu cơ, phân hủy các sinh vật. D. Hòa tan các chất khoáng, tổng hợp thành mùn. Câu 12: Hiện nay tỉ suất tử thô của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển  vì A. các nước phát triển có tỉ lệ người trên độ tuổi lao động cao, các nước đang phát  triển có tỉ lệ người trên độ tuổi lao động cao. B. các nước phát triển có tỉ lệ người trên độ tuổi lao động nhỏ, các nước đang phát  triển có tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao. C. các nước phát triển có tỉ lệ người trên độ tuổi lao động nhỏ, các nước đang phát  triển có tỉ lệ người trên độ tuổi lao động cao. D. các nước phát triển có tỉ lệ người trên độ tuổi lao động cao, các nước đang phát  triển có tỉ lệ người trên độ tuổi lao động nhỏ. Câu 13: Ở các nước đang phát triển phải thực hiện chính sách dân số vì A. dân số tăng quá nhanh. B. tỉ lệ phụ thuộc quá lớn. C. tình trạng dư thừa lao động. D. mất cân đối giữa tăng trưởng dân số với phát triển kinh tế. Câu 14: Nhân tố chủ yếu nào sau đây giúp cho sông Cửu Long có chế độ nước điều hòa   hơn sông Hồng A. có nhiều rừng ở đầu nguồn hơn. B. thượng nguồn là vùng mưa nhiều hơn. C. chảy qua vùng đất thấm nước hơn. D. có Biển Hồ và sông Tông lê xáp. Câu 15: Gió Tây Ôn đới có độ ẩm lớn và mưa nhiều vì A. là không khí rất nóng chuyển đến miền nóng. B. là không khí lạnh chuyển đến miền nóng. C. là không khí lạnh chuyển đến miền rất lạnh. D. là không khí nóng chuyển đến miền lạnh. Câu 16: Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, lên cao 100m thì nhiệt độ không khí  giảm đi A. 0,40C B. 0,20C C. 0,60C D. 0,80C                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 901
  3. Câu 17: Kết cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh: A. chất lượng cuộc sống và tỉ lệ người biết chữ. B. trình độ dân trí và học vấn. C. phân bố lao động, chất lượng cuộc sống. D. trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống. Câu 18: Tỉ suất sinh thô của thế giới hiện nay có xu hướng A. chưa thay đổi. B. ổn định. C. giảm xuống. D. tăng lên. Câu 19: Hiện tượng lũ ống, lũ quét thường xảy ra ở A. Miền núi. B. Trung du. C. Đồng bằng D. Duyên hải. Câu 20: Ranh giới các vòng đai nhiệt không được lấy theo đường vĩ tuyến mà lại lấy   theo các đường đẳng nhiệt trung bình năm vì A. sự hình thành các vòng đai nhiệt phụ thuộc vào lượng bức xạ Mặt Trời tới bề mặt Trái  Đất. B. sự hình thành các vòng đai nhiệt không phụ thuộc vào lượng bức xạ Mặt Trời tới  bề mặt Trái Đất. C. sự hình thành các vòng đai nhiệt phụ thuộc vào lượng bức xạ Mặt Trời tới bề mặt  Trái Đất và tính chất bề mặt đệm. D. sự hình thành các vòng đai nhiệt phụ thuộc vào lượng bức xạ Mặt Trời tới bề mặt  Trái Đất và không phụ thuộc vào tính chất bề mặt đệm. Câu 21: Frông là mặt ngăn cách A. giữa 3 khối khí. B. giữa 2 khối khí. C. giữa 2 khối khí giống nhau về tính chất vật lí. D. giữa 2 khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. Câu 22: Miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc châu Phi nằm cùng vĩ độ  như  nước ta   nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm là vì A. áp cao ngự trị thường xuyên, chịu ảnh hưởng của gió mùa B. không có áp cao ngự trị thường xuyên, chịu ảnh hưởng của gió mùa C. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. D. không có áp cao ngự trị thường xuyên, chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới. Câu 23: Tính địa ô là do A. sự khác nhau về độ lục địa của khí hậu. B. sự khác nhau giữa đất và biển. C. hoàn lưu của khí quyển. D. các dòng biển. Câu 24: Gió Mậu dịch là gió A. thổi thường xuyên từ khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo. B. chủ yếu thổi theo hướng tây. C. thổi thường xuyên từ khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới. D. thường mang theo mưa, độ ẩm cao. Câu 25: Càng lên vĩ độ cao                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 901
  4. A. biên độ nhiệt năm càng nhỏ, nhiệt độ trung bình năm càng tăng. B. nhiệt độ trung bình năm càng tăng. C. nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm đều tăng. D. nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Câu 26: Khối khí nào sau đây có ký hiệu là Tm: A. khối khí xích đạo hải dương. B. khối khí cực lục địa C. khối khí chí tuyến lục địa D. khối khí chí tuyến hải dương. Câu 27: Gió mùa thường có ở đới A. Đới nóng. B. Địa cực C. Đới lạnh. D. Đới ôn hòa Câu 28: Theo độ vĩ trên Trái Đất mưa nhiều nhất là vùng : A. chí tuyến. B. xích đạo. C. cực D. ôn đới. Câu 29: Sóng là gì? A. là hình thức dao động của nước B. là hình thức dao động của nước biển. C. là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. D. là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng ngang. Câu 30: Khối khí chí tuyến (P) có đặc điểm A. Khối khí cực rất lạnh. B. Khối khí ôn đới lạnh. C. Khối khí chí tuyến rất nóng. D. Khối khí xích đạo nóng ẩm. Câu 31: Lớp vỏ địa lý còn được gọi tên là A. lớp vỏ cảnh quan. B. lớp phủ thực vật. C. lớp vỏ thổ nhưỡng. D. lớp vỏ Trái Đất. Câu 32: Bức xạ Mặt Trời tới Trái Đất được Trái Đất hấp thụ A. 46%. B. 48%. C. 47%. D. 45%. Câu 33: Mặt ngăn cách giữa khối khí cực và ôn đới gọi là A. dải hội tụ nhiệt đới. B. frông nội chí tuyến. C. frông địa cực D. frông ôn đới. Câu 34: Nơi có dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường A. Mưa nhiều. B. Mưa đá. C. Mưa trung bình. D. Mưa ít. Câu 35: Nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ nam ở nước ta là: A. chiến tranh. B. tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam. C. tâm lý xã hội. D. di cư. Câu 36: Khi một thành phần nào đó thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần  còn lại và toàn bộ lãnh thổ là biểu hiện của A. quy luật địa đới. B. quy luật phi địa đới. C. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý. D. Cả 3 quy luật.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 901
  5. Câu 37: Khí hậu nhiệt đới gió mùa tương ứng với những kiểu thảm thực vật nào A. Thảo nguyên. B. Rừng và cây bụi lá cứng. C. Xa van. D. Bán hoang mạc Câu 38: Khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt làm cho thực vật phát triển mạnh,chế độ dòng   chảy thay đổi là thể hiện sự tác động của A. khí quyển đến thạch quyển, thủy quyển. B. khí quyển đến thủy quyển, thổ nhưỡng quyển. C. khí quyển đến sinh quyển, thủy quyển. D. khí quyển đến thạch quyển, sinh quyển. Câu 39: Sự khác nhau chủ yếu của gió Tây ôn đới so với gió Mậu dịch là A. Thường mang theo mưa và độ ẩm cao. B. thời gian hoạt động quanh năm. C. là loại gió mang cấp hành tinh. D. thổi từ khu khí áp cao về áp thấp. Câu 40: Nha Trang và Đà Lạt cùng nằm trên 1 vĩ tuyến, song Nha Trang nằm sát biển   (độ cao 100 m so với mực nước biển) Đà Lạt lại cao 1500 m so với mặt nước biển. Khi   Nha trang 280 thì Đà Lạt sẽ có nhiệt độ: A. 200C B. 19,60C C. 250C D. 160C ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 901
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2