SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
VĨNH LONG<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2016-2017<br />
Môn: ĐỊA LÍ 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề kiểm tra có 4 trang)<br />
<br />
Mã đề thi<br />
123<br />
<br />
Câu 1: Đai nhiệt đới gió mùa chiếm chủ yếu trong 3 đai cao vì:<br />
A. đồng bằng và đồi núi thấp chiểm 85%.<br />
B. địa hình núi cao chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.<br />
C. địa hình ¾ là đồi núi.<br />
D. đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.<br />
Câu 2: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm :<br />
A. tính chất nhiệt đới tăng dần.<br />
B. mùa đông lạnh.<br />
C. mùa đông lạnh nhất nước.<br />
D. tính chất nhiệt đới giảm dần.<br />
Câu 3: Loại đất nào đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm nhất là miền đồi núi?<br />
A. Đất xám bạc màu.<br />
B. Đất bazan.<br />
C. Đất feralit.<br />
D. Đất phù sa.<br />
Câu 4: Bão tập trung nhiều nhất vào tháng:<br />
A. tháng XI.<br />
B. tháng X.<br />
C. tháng VIII.<br />
D. tháng IX.<br />
Câu 5: Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở:<br />
A. Trường Sơn Nam.<br />
B. Hoàng Liên Sơn.<br />
C. Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn Nam.<br />
D. Pu đen đinh và Pu sam sao.<br />
Câu 6: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa:<br />
A. trên cả nước.<br />
B. phía nam đèo Hải Vân.<br />
C. vùng Nam Bộ.<br />
D. vùng Nam Bộ và Tây Nguyên.<br />
Câu 7: Hậu quả của dân số nước ta đông, gia tăng nhanh và phân bố chưa họp lí:<br />
A. ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống.<br />
B. gây khó khăn cho việc sử dụng lao động.<br />
C. thiếu nhà ở càng trở nên gay gắt ở các đô thị lớn.<br />
D. không đáp ứng đủ lương thực.<br />
Câu 8: Sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi<br />
là biểu hiện của sự phân hóa theo:<br />
A. tây- đông.<br />
B. độ cao.<br />
C. bắc – nam.<br />
D. đông – tây.<br />
Câu 9: Trên đất liền, điểm cực Bắc của nước ta ở vĩ độ:<br />
A. 23024’B.<br />
B. 23026’B.<br />
C. 23023’B.<br />
D. 23025’B.<br />
Câu 10: Số dân tộc hiện sinh sống ở nước ta:<br />
A. 54.<br />
B. 53.<br />
C. 52.<br />
D. 55.<br />
Câu 11: Dân số nước ta thuộc loại:<br />
A. cơ cấu dân số trẻ với xu hướng già đi.<br />
B. cơ cấu dân số trẻ.<br />
C. cơ cấu dân số già.<br />
D. cơ cấu “dân số vàng”.<br />
Câu 12: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét sự khác nhau trong mật độ dân số của đồng<br />
bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long:<br />
A. mật độ dân số đồng bằng sông Cửu Long cao hơn đồng bằng sông Hồng.<br />
B. có sự tương phản trong phân bố dân cư.<br />
C. mật độ dân số đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long.<br />
D. đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số lớn hơn đồng bằng sông Cửu Long không đáng kể.<br />
Câu 13: Từ Bắc vào Nam sự gia tăng nhiệt độ theo vĩ độ là do:<br />
A. góc nhập xạ tăng.<br />
B. góc nhập xạ tăng và hướng của địa hình.<br />
C. góc nhập xạ tăng và lãnh thổ kéo dài.<br />
D. góc nhập xạ tăng và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 123<br />
<br />
Câu 14: Biển Đông giàu về loại tài nguyên khoáng sản:<br />
A. dầu khí, cát, muối biển.<br />
B. thuỷ sản, muối biển.<br />
C. dầu khí, than đá, quặng sắt.<br />
D. dầu khí, cát.<br />
Câu 15: Nguồn gốc của gió mùa Đông Bắc:<br />
A. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương. B. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.<br />
C. áp cao Xibia (khối khí lạnh phương Bắc).<br />
D. áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc.<br />
Câu 16: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:<br />
A. nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.<br />
B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.<br />
C. cận xích đạo gió mùa.<br />
D. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.<br />
Câu 17: Sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm:<br />
A. chảy theo hướng tây – đông.<br />
B. chảy theo hướng vòng cung và tây bắc – đông nam.<br />
C. chảy theo hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông.<br />
D. chảy theo hướng tây bắc – đông nam của các dãy núi.<br />
Câu 18: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế -xã hội của vùng đồi núi.<br />
A. Khoáng sản có trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian.<br />
B. Khí hậu phân hóa phức tạp.<br />
C. Đất trồng cây lương thực bị hạn chế.<br />
D. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông.<br />
Câu 19: Dựa vào bảng số liệu dân số nước ta năm 2000-2014 (đơn vị: nghìn người)<br />
Năm 2000<br />
Năm 2014<br />
Khu vực<br />
Tổng số<br />
77 631<br />
90 729<br />
Thành thị<br />
18 725<br />
30 035<br />
Nông thôn<br />
58 906<br />
60 694<br />
Nhận xét nào sau đây chính xác với sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn?<br />
A. Tỉ trọng dân thành thị tăng 8,9%, dân nông thôn tăng 9,8%.<br />
B. Tỉ trọng dân thành thị giảm 9%, dân nông thôn tăng 9%.<br />
C. Tỉ trọng dân thành thị tăng 9%, dân nông thôn giảm 9%.<br />
D. Tỉ trọng dân thành thị giảm 9,8%, dân nông thôn giảm 8,9%.<br />
Câu 20: Cho bảng số liệu sau<br />
Diện tích rừng và độ che phủ ở nước ta qua một số năm<br />
Năm<br />
1943<br />
1983<br />
2011<br />
2015<br />
<br />
Tổng diện<br />
tích có rừng<br />
(triệu ha)<br />
14,3<br />
7,2<br />
13,5<br />
13,5<br />
<br />
Trong đó<br />
Rừng tự nhiên<br />
(triệu ha)<br />
14,3<br />
6,8<br />
10,3<br />
10,2<br />
<br />
Độ che phủ rừng<br />
Rừng trồng<br />
(triệu ha)<br />
0<br />
0,4<br />
3,2<br />
3,3<br />
<br />
(%)<br />
43,0<br />
22,0<br />
40,9<br />
40,9<br />
<br />
Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích rừng và độ che phủ ở nước ta qua một số năm<br />
trên.<br />
A. Biểu đồ kết hợp cột chồng và đường.<br />
B. Biểu đồ cột chồng.<br />
C. Biểu đồ cột ghép.<br />
D. Biểu đồ cột và đường.<br />
Câu 21: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết nước ta có chung biên giới trên đất liền với:<br />
A. Trung Quốc, Campuchia.<br />
B. Lào, Campuchia.<br />
C. Trung Quốc, Lào, Campuchia.<br />
D. Lào, Campuchia.<br />
Câu 22: Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì<br />
A. cháy rừng những năm gần đây xảy ra trên qui mô lớn.<br />
B. chất lượng rừng chưa thể phục hồi.<br />
C. nạn phá rừng vẫn gia tăng.<br />
D. việc trồng rừng không bù đắp được việc rừng bị phá hoại.<br />
<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 123<br />
<br />
Câu 23: Chứng tỏ sông ngòi nước ta dày đặc:<br />
A. lượng nước tập trung: 20-70% vào mùa cạn. B. lượng nước tập trung: 70-80% vào mùa lũ.<br />
C. tổng lượng nước: 839 tỉ m3/ năm.<br />
D. có 2360 con sông có chiều dài trên 10 km.<br />
Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, lượng mưa trung bình năm cao nhất ở:<br />
A. Huế.<br />
B. Hà Nội.<br />
C. Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
D. Hà Nội-Huế.<br />
Câu 25: Khí hậu nước ta mang tính chất:<br />
A. nhiệt đới lục địa.<br />
B. nhiệt đới ẩm gió mùa.<br />
C. nhiệt đới gió mùa.<br />
D. nhiệt đới hải dương.<br />
Câu 26: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh<br />
hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là:<br />
A. thềm lục địa.<br />
B. vùng tiếp giáp lãnh hải.<br />
C. vùng đặc quyền kinh tế.<br />
D. lãnh hải.<br />
Câu 27: Tỉ lệ địa hình thấp dưới 1000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng:<br />
A. 75%.<br />
B. 60%.<br />
C. 85%.<br />
D. 90%.<br />
Câu 28: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13, đi từ tây sang đông ở vùng núi Đông Bắc lần lượt là<br />
các cánh cung:<br />
A. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm. B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.<br />
C. Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Ngân Sơn. D. Ngân Sơn, Sông Gâm, Đông Triều, Bắc Sơn.<br />
Câu 29: Điểm giống nhau ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là:<br />
A. bị nhiễm mặn nặng nề.<br />
B. đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp.<br />
C. có hệ thống đê điều chạy dài.<br />
D. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.<br />
Câu 30: Cho biểu đồ<br />
<br />
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?<br />
A. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh.<br />
B. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.<br />
C. Lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh.<br />
D. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và Huế.<br />
<br />
Câu 31: Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?<br />
A. Đồng bằng sông Mã.<br />
B. Đồng bằng sông Cửu Long.<br />
C. Đồng bằng sông Hồng.<br />
D. Đồng bằng sông Cả.<br />
Câu 32: Địa hình đồng bằng sông Hồng có đặc điểm:<br />
A. thấp phẳng, có nhiều ô trũng lớn.<br />
B. cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.<br />
C. cao ở rìa phía Đông, giữa thấp trũng.<br />
D. vùng trong đê có nhiều ô trũng thường xuyên bị ngập nước.<br />
Câu 33: Tính chất bất đối xứng giữa hai sườn đông - tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi:<br />
A. Đông Bắc.<br />
B. Trường Sơn Nam.<br />
C. Tây Bắc.<br />
D. Trường Sơn Bắc.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 123<br />
<br />
Câu 34: Biển Đông là biển chung của bao nhiêu quốc gia?<br />
A. 8.<br />
B. 7.<br />
C. 9.<br />
D. 6.<br />
Câu 35: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tên các vùng khí hậu của miền khí hậu phía<br />
Nam:<br />
A. Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. B. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.<br />
C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Nam Trung Bộ.<br />
Câu 36: Dựa vào bảng số liệu:<br />
Nhiệt độ trung bình năm ở các địa điểm<br />
Địa điểm<br />
Nhiệt độ trung bình năm (0C)<br />
Lạng Sơn<br />
Hà Nội<br />
Huế<br />
Đà Nẵng<br />
Quy Nhơn<br />
TPHCM<br />
<br />
21,2<br />
23,5<br />
25,1<br />
25,7<br />
26,8<br />
27,1<br />
<br />
Nhận xét nhiệt độ trung bình năm ở các địa điểm:<br />
A. giảm dần từ bắc vào Nam.<br />
B. không ổn định.<br />
C. tăng dần từ Nam ra Bắc.<br />
D. tăng dần từ Bắc vào Nam.<br />
Câu 37: Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 15, so sánh tháp tuổi năm 2007 với năm 1999, rút ra nhận xét:<br />
A. đỉnh tháp nhọn và thấp: tỉ lệ nhóm tuổi trên 60 giảm.<br />
.<br />
B. đỉnh tháp thu hẹp: tỉ lệ nhóm tuổi trên 60 giảm.<br />
C. chân tháp thu hẹp: tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 giảm.<br />
D. chân tháp mở rộng: tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 tăng.<br />
Câu 38: Xu hướng thay đổi trong phân bố dân cư hiện nay:<br />
A. dân nông thôn tăng chậm.<br />
B. dân sống ở đồng bằng giảm lại.<br />
C. dân đô thị tăng nhanh.<br />
D. dân sống ở vùng trung du tăng.<br />
Câu 39: Một trong những hạn chế của khu vực đồng bằng là:<br />
A. sương muối, rét hại, động đất.<br />
B. gây khó khăn cho việc đi lại và phát triển giao thông.<br />
C. chịu ảnh hưởng của thiên tai xói mòn, lũ quét, trượt lở đất.<br />
D. địa hình thấp chịu tác động mạnh của thủy triều và xâm nhập mặn.<br />
Câu 40: Nước ta nằm ở vị trí:<br />
A. phía đông Đông Nam Á.<br />
B. trên bán đảo Trung Ấn.<br />
C. trung tâm Châu Á.<br />
D. rìa phía đông của bán đảo Đông Dương.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 123<br />
<br />