SỞ GD&ĐT BẾN TRE<br />
I. PHẦN CHUNG: (3 điểm)<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009-2010<br />
MÔN: ĐỊA LÝ 12 THPT<br />
Thời gian làm bài: 15 phút (không kể phát đề)<br />
<br />
Thí sinh chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào bài làm (VD: 1 – a):<br />
1. Một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới của nước ta trong hơn 20 năm qua là:<br />
a. Tài nguyên thiên nhiên được khai thác ngày càng nhiều<br />
b. Tổng giá trị xuất khẩu tăng nhanh<br />
c. Tỉ lệ đói nghèo trong nhân dân được kéo giảm<br />
d. Lạm phát được đẩy lùi<br />
2. Biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là:<br />
a. Giá trị sản xuất: tăng ở công nghiệp-xây dựng, giảm ở nông-lâm-ngư nghiệp<br />
b. Tỉ trọng trong GDP: tăng ở công nghiệp-xây dựng, giảm ở nông-lâm-ngư nghiệp<br />
c. Năng suất lao động: tăng ở công nghiệp-xây dựng, giảm ở nông-lâm-ngư nghiệp<br />
d. Cả b và c<br />
3. Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật quý giá là do nước ta nằm ở vị trí:<br />
a. Tiếp giáp giữa lục địa và đại dương<br />
b. Liền kề với hai vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải<br />
c. Trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật<br />
d. Tất cả các ý trên<br />
4. Tính chất nhiệt đới của khí hậu được thể hiện ở:<br />
a. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm<br />
b. Tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao<br />
<br />
c. Độ ẩm không khí cao<br />
d. Cả a và b<br />
<br />
5. Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất:<br />
a. Nội chí tuyến<br />
c. Nhiệt đới ẩm gió mùa<br />
b. Cận nhiệt đới gió mùa<br />
d. Cận xích đạo gió mùa<br />
6. Vùng núi cao nhất nước ta là:<br />
a. Đông Bắc<br />
b. Tây Bắc<br />
<br />
c. Trường Sơn Bắc<br />
d. Trường Sơn Nam<br />
<br />
7. Ý nào không phải là đặc điểm địa hình của đồng bằng sông Cửu Long:<br />
a. Là đồng bằng châu thổ sông<br />
c. Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ<br />
b. Được phù sa bồi đắp hàng năm<br />
d. Rộng khoảng 40 ngàn km2<br />
8. Yếu tố nào của Biển Đông không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa:<br />
a. Thủy triều<br />
c. Nhiệt độ nước biển<br />
b. Sóng<br />
d. Hướng chảy của dòng hải lưu<br />
9. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho lãnh thổ phía Bắc dãy Bạch Mã là:<br />
a. Đới rừng cận nhiệt đới gió mùa<br />
c. Đới rừng nhiệt đới gió mùa<br />
b. Đới rừng thường xanh gió mùa<br />
d. Đới rừng nửa rụng lá gió mùa<br />
10. Vùng núi Nam Trường Sơn có điểm khác biệt với các vùng núi khác là:<br />
a. Các dãy núi theo hướng cánh cung c. Các khối núi cao xen kẽ các cao nguyên đá vôi<br />
b. Nhiều đồi núi thấp<br />
d. Các cao nguyên badan rộng lớn, bằng phẳng<br />
11. Chế độ nước sông ngòi ở nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi:<br />
a. Hoạt động của gió mùa<br />
c. Lãnh thổ hẹp theo chiều Đông - Tây<br />
b. Độ che phủ rừng<br />
d. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích<br />
12. Ở vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao:<br />
a. Dưới 600-700m<br />
c. Từ 900-1000m đến 2600m<br />
b. Từ 600-700m đến 2600m<br />
d. Trên 1600-1700m<br />
<br />
– Hết (phần chung) –<br />
<br />
SỞ GD&ĐT BẾN TRE<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009-2010<br />
MÔN: ĐỊA LÝ 12 THPT<br />
<br />
II. PHẦN TỰ CHỌN: (7 điểm)<br />
<br />
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể phát đề)<br />
<br />
Thí sinh tự chọn và làm bài theo phần A hoặc phần B:<br />
PHẦN A:<br />
Câu 1: (3 điểm)<br />
Dựa vào bảng số liệu sau:<br />
Địa điểm<br />
Hà Nội<br />
Vĩ độ: 21001’B<br />
Huế<br />
Vĩ độ: 16024’B<br />
TP.Hồ Chí Minh<br />
Vĩ độ: 10047’B<br />
<br />
Nhiệt độ trung bình<br />
tháng I (0C)<br />
<br />
Nhiệt độ trung<br />
bình tháng VII (0C)<br />
<br />
Nhiệt độ trung<br />
bình năm (0C)<br />
<br />
16,4<br />
<br />
28,9<br />
<br />
23,5<br />
<br />
19,7<br />
<br />
29,4<br />
<br />
25,1<br />
<br />
25,8<br />
<br />
27,1<br />
<br />
27,1<br />
<br />
a) Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Hà Nội đến Huế và TP.Hồ Chí Minh.<br />
b) Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên.<br />
Câu 2: (4 điểm)<br />
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:<br />
a) Xác định phạm vi các miền địa lý tự nhiên ở nước ta.<br />
b) Trình bày đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình và khí hậu.<br />
PHẦN B:<br />
Câu 1: (4 điểm)<br />
Dựa vào kiến thức đã học và số liệu sau:<br />
Năm<br />
1999<br />
- Độ tuổi (%)<br />
0 – 14<br />
33,5<br />
15 – 59<br />
58,4<br />
60 trở lên<br />
8,1<br />
- Tổng số (triệu người)<br />
76,3<br />
<br />
2005<br />
27,0<br />
64,0<br />
9,0<br />
83,1<br />
<br />
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam thời kỳ 1999 – 2005 và<br />
nhận xét.<br />
b) Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.<br />
Câu 2: (3 điểm)<br />
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ<br />
cấu ngành kinh tế ở nước ta trong những năm gần đây.<br />
– Hết –<br />
Lưu ý:<br />
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam - Nhà xuất bản Giáo dục.<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ I (2009-2010) – MÔN ĐỊA LÝ 12 THPT<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
I. PHẦN CHUNG: (3,0 điểm - mỗi ý đúng: 0,25 đ)<br />
1–c<br />
<br />
2–b<br />
<br />
3– d<br />
<br />
4–d<br />
<br />
5–c<br />
<br />
6–b<br />
<br />
7–c<br />
<br />
8–a<br />
<br />
9– c<br />
<br />
10 – d<br />
<br />
11 – a<br />
<br />
12 – b<br />
<br />
II. PHẦN TỰ CHỌN: (7 điểm)<br />
Câu<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
PHẦN A:<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
a) Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ HN – H – TPHCM (Bắc - Nam):<br />
-Nhiệt độ tb năm, nhiệt độ tb tháng I: tăng dần<br />
-Nhiệt độ tb tháng VII: ở Huế nóng nhất, TPHCM mát nhất<br />
-Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm: giảm dần<br />
b) Giải thích nguyên nhân:<br />
-Lãnh thổ trãi dài theo hướng B – N.<br />
-Hoạt động của gió mùa: gió mùa đông làm cho HN, H có nhiệt độ xuống < 20<br />
0C (tháng I); gió mùa hạ thời tiết nóng bức ở Huế (tháng VII).<br />
a) Xác định phạm vi 3 miền địa lý tự nhiên:<br />
-Nêu đúng tên 3 miền ĐLTN<br />
-Xác định được 2 ranh giới giữa 3 miền: tả ngạn sông Hồng – rìa tây, tây nam<br />
ĐBBB và dãy Bạch Mã.<br />
b) Đặc trưng của mỗi miền:<br />
-Miền B-ĐBBB:<br />
+Địa hình: đồi núi thấp, hướng vòng cung, điạ hình cac-xtơ khá phổ biến;<br />
đồng bằng mở rộng; địa hình bờ biển đa dạng.<br />
+Khí hậu: chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB tạo nên 1 mùa đông lạnh.<br />
-Miền TB-BTB:<br />
+Địa hình: núi cao, núi trung bình chiếm ưu thế, hướng TB-ĐN, có nhiều sơn<br />
nguyên, cao nguyên, lòng chảo…<br />
+Khí hậu: ảnh hưởng của gió mùa ĐB suy yếu, mùa mưa vào thu đông, mùa<br />
hè có thời tiết gió Tây khô nóng.<br />
-Miền NTB-NB:<br />
+Địa hình: các khối núi cổ, sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan; đồng<br />
bằng châu thổ sông lớn ở NB; bờ biển khúc khuỷu…<br />
+Khí hậu: tính chất cận xích đạo gió mùa: nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm<br />
nhỏ, có 2 mùa mưa, khô rõ rệt.<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
PHẦN B:<br />
1.<br />
<br />
a) Vẽ biểu đồ<br />
-Yêu cầu: kiểu biểu đồ phù hợp; nội dung đầy đủ, chính xác; trình bày rõ ràng,<br />
sạch, đẹp.<br />
-Nhận xét:<br />
+Cơ cấu dân số trẻ;<br />
+Đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi<br />
<br />
1,0<br />
1,0<br />
<br />
b) Những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động<br />
-Thế mạnh:<br />
+Nguồn lao động đông, tăng > 1 triệu lao động/năm.<br />
+Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất; chất lượng lao<br />
động ngày càng được nâng lên.<br />
-Hạn chế:<br />
+Lực lượng lao động có trình độ cao, lao động kỹ thuật lành nghề còn ít.<br />
+Lực lượng lao động đông gây khó khăn: giải quyết việc làm, tăng năng suất<br />
lao động, tăng thu nhập,…<br />
2.<br />
<br />
Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:<br />
-Chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế: tăng tỉ trọng của khu vực II, giảm tỉ<br />
trọng của khu vực I; khu vực III có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.<br />
-Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:<br />
+Khu vực I: tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng nông nghiệp; trong<br />
nông nghiệp: tăng tỉ trong ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng trồng trọt.<br />
+Khu vực II: tăng tỉ trọng CN chế biến, giảm CN khai thác…<br />
+Khu vực III: tăng tỉ trọng các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế<br />
và phát triển đô thị…<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
1,5<br />
1,5<br />
<br />
Lưu ý:<br />
-Những ý trên chỉ mang tính chất định hướng.<br />
-GV được vận dụng cho điểm trong từng ý, nhưng không được vượt quá số điểm quy<br />
định của mỗi câu (có sự thống nhất trong Tổ bộ môn).<br />
-GV cần chú ý đánh giá đúng mức việc vận dụng kiến thức, các kỹ năng (bản đồ, biểu<br />
đồ, số liệu…) của học sinh trong quá trình làm bài; không cho điểm tối đa đối với các bài làm<br />
có dấu hiệu học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc.<br />
--- // ---<br />
<br />