Trường THPT Trần văn năng.<br />
Giáo viên:Lê Thuỳ Huệ Minh Số ĐTDĐ:0976618399<br />
Ngày soạn: 09/11/2016<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017<br />
BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI; MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12<br />
( Thời gian 45 phút )<br />
CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT: 40 CÂU ( 0,25 điểm/ câu )<br />
Câu 1: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:<br />
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.<br />
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.<br />
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.<br />
D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp<br />
lý theo quy định của pháp luật.<br />
Câu 2: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật<br />
thể hiện qua việc:<br />
A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.<br />
B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.<br />
C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.<br />
D.Tất cả các phương án trên<br />
Câu 3: Văn kiện Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam có viết: « ... Mọi vi phạm đều được xử lý. Bất cứ ai<br />
vi phạm đều bị đưa ra xét xử theo pháp luật... ». Nội dung trên đề cập đến:<br />
A. Công dân bình đẳng về quyền.<br />
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vu.<br />
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.<br />
D. Quy định xử lý những trường hợp vi phạm.<br />
Câu 4: Quyền bình đẳng của công dân được hiểu là:<br />
A. Mọi người đều có quyền bằng nhau, ngang nhau trong mọi trường hợp.<br />
B. Trong cùng điều kiện và hoàn cảnh như nhau, công dân được đối xử như nhau, có quyền và nghĩa vụ như<br />
nhau theo quy định của pháp luật.<br />
C. Mọi người đều có quyền hưởng thụ vật chất ngang nhau.<br />
D. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.<br />
Câu 5: Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong ………<br />
A. Hiến pháp<br />
B. luật<br />
C. Hiến pháp và luật<br />
D. Văn bản khác<br />
Câu 6: Toà án Việt Nam xét xử một số vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là<br />
ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong nhà nước, điều này thể hiện:<br />
A. Bình đảng về quyền<br />
B. Bình đẳng về nghĩa vụ<br />
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí<br />
D. Tất cả đều sai<br />
Câu 7: Trong mẩu chuyện “Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền” có câu nói “Phải gương mẫu chấp<br />
hành luật lệ giao thông . Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình ” câu nói trên là<br />
của:<br />
A. Tôn Đức Thắng<br />
B. Nguyễn Thị Bình<br />
C. Nguyễn Phú Trọng<br />
D. Hồ Chí Minh.<br />
Câu 8: Nhà nước xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân của nhà<br />
nước và của………<br />
<br />
A. Xã hội<br />
B. Nhà nước<br />
C. Tổ chức<br />
D. Đoàn thể<br />
Câu 9: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền ”. tuyên bố trên của<br />
A. Hồ Chí Minh<br />
B. Lê Nin<br />
C. Tuyên ngôn độc lập<br />
D. Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của Liên hiệp quốc<br />
Câu 10: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:<br />
A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.<br />
B. Công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày<br />
của gia đình.<br />
C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.<br />
D. Tất cả các phương án trên<br />
Câu 11: Nội dung của bình đẳng trong hôn nhân là:<br />
A. Chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc giáo dục con cái.<br />
B. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.<br />
C. Vợ, chồng bình đẳng nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau mọi mặt trong gia đình.<br />
D. Tất cả các phương án trên<br />
Câu 12: Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ phát sinh và được pháp luật bảo vệ sau khi:<br />
A. Được toà án nhân dân ra quyết định.<br />
B. Được UBND phường, xã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.<br />
C. Được gia đình hai bên và bạn bè thừa nhận.<br />
D. Hai người chung sống với nhau<br />
Câu 13: Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là:<br />
A. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn.<br />
B. Những tài sản có trong gia đình.<br />
C. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng.<br />
D. Tất cả phương án trên.<br />
Câu 14: Ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân:<br />
A.Tạo cơ sở củng cố tình yêu, cho sự bền vững của gia đình.<br />
B. Phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ, chồng.<br />
C. Khắc phục tàn dư phong kiến, tư tưởng lạc hậu “Trọng nam, khinh nữ”.<br />
D. Tất cả các phương án trên.<br />
Câu 15: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là:<br />
A. Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh.<br />
B. Bất cứ ai cũng có quyền mua – bán hàng hóa.<br />
C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.<br />
D. Tất cả các phương án trên<br />
Câu 16: Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động là:<br />
A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động .<br />
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.<br />
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.<br />
D. Tất cả các phương án trên.<br />
Câu 17: “Mọi nguời đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả<br />
năng của mình”. Điều này thể hiện:<br />
A. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.<br />
B. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.<br />
C. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.<br />
D. Quyền bình đăng trong lao động giũa lao động nam và lao động nữ.<br />
<br />
Câu 18: Nếu người sử dụng lao động buộc người lao động thôi việc trái pháp luật thì người lao động có<br />
quyền<br />
A. Kiện ra tòa<br />
B. Người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại trong thời gian bị buộc thôi việc<br />
C. Yêu cầu người sử dụng lao động tiếp nhận người lao động trở lại làm việc bình thường<br />
D. Cả 3 đều đúng<br />
Câu 19: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:<br />
A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.<br />
B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc<br />
mà doanh nghiệp đang cần.<br />
C. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn<br />
được bảo đảm chỗ làm việc.<br />
D. Tất cả các phương án trên.<br />
Câu20: Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động là:<br />
A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động .<br />
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.<br />
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.<br />
D. Tất cả các phương án trên.<br />
Câu 21:. ………..là việc thực hiện liên tục một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản<br />
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục mục đích sinh lợi.<br />
A. Sản xuất<br />
B. Kinh doanh<br />
C. Dịch vụ<br />
D. Tiêu dùng<br />
Câu 22: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình kinh doanh như kinh doanh<br />
đúng ngành, nghề đã đăng kí, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ…….đối với nhà nước.<br />
A. Kinh tế<br />
B. Chính trị<br />
C. Tài chính<br />
D. Văn hoá<br />
Câu 23: …………….là quyền và nghĩa vụ của công dân, được thể hiện trong các quy định của pháp luật<br />
về lao động.<br />
A. Việc làm<br />
B. Kinh doanh<br />
C. Hợp đồng lao động<br />
D. Lao động<br />
Câu 24: Quyền lao động là quyền của công dân được tự do sử dụng ……….. của mình trong việc tìm<br />
kiếm, lựa chọn việc làm.<br />
A. Sức lao động<br />
B. Khả năng lao động<br />
C. Trí tuệ lao động<br />
<br />
D. Tư liệu lao động<br />
Câu 25: Lao động nam và nữ được bình đẳng về quyền lao động , bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi và<br />
cơ hội nhưng khi tuyển dụng thì :<br />
A. Lao động Nữ được hưởng lương cao hơn<br />
B. Lao động Nam được hưởng lương cao hơn<br />
C. Doanh nghiệp ưu tiên nhận lao động nam<br />
D. Doanh nghiệp ưu tiên nhận lao động nữ<br />
Câu 26: Việc giao kết hợp đồng lao đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc:<br />
A. Tự do<br />
B. Tự nguyện<br />
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng<br />
D. Bình đẳng<br />
Câu 27: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:<br />
A. Công dân có quyền không theo bất kỳ một tôn giáo nào.<br />
B. Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo một tín ngưỡng, tôn giáo khác.<br />
C. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.<br />
D. Tất cả các phương án trên<br />
Câu 28: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào được xem là theo tôn giáo ?<br />
A. Thờ cúng tổ tiên, ông, bà.<br />
B. Thờ cúng đức chúa trời.<br />
C. Thờ cúng các anh hùng liệt sỹ.<br />
D. Thờ cúng ông Táo.<br />
Câu 29: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào được xem là mê tín dị đoan ?<br />
A. Thờ cúng tổ tiên, ông, bà.<br />
B. Thờ cúng đức chúa trời.<br />
C. Lên xác cô Ba chữa bệnh bằng nước lạnh và giấy màu vàng .<br />
D. Thờ cúng các anh hùng liệt sỹ.<br />
Câu 30: Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có ……..<br />
A. Đám đông<br />
B. Tổ chức<br />
C. Tín đồ<br />
D. Tâm linh.<br />
Câu 31: Quyền hoạt động tín ngưỡng , tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng……., phát huy<br />
giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo.<br />
A. Pháp luật<br />
B. Đạo đức<br />
C. Tín ngưỡng<br />
D. Niềm tin<br />
Câu 32: Những cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc........các cơ sở đó.<br />
A. Xâm hại<br />
B. Xâm lấn<br />
C. Xâm phạm<br />
D. Xâm chiếm<br />
Câu 33: Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều ........trước pháp luật.<br />
<br />
A. Bình thường<br />
B. Bình dị<br />
C. Bình an<br />
D. Bình đẳng<br />
Câu 34: Các tôn giáo hợp pháp đều có quyền hoạt động theo..........<br />
A. Quy định của pháp luật<br />
B. Khuôn khổ của pháp luật<br />
C. Hiến pháp<br />
D. Nhà nước<br />
Câu 35: Đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo có trách nhiệm sống................<br />
A. Tốt đời<br />
B. Đẹp đạo<br />
C. Tốt đời, đẹp đạo<br />
D. Sống theo tín ngưỡng<br />
Câu 36: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, là tiền đề quan trọng của............<br />
A. Đất nước<br />
B. Quốc gia<br />
C. Dân tộc<br />
D. Khối đại đoàn kết dân tộc<br />
Câu 37: Niềm tin tuyệt đối , không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu<br />
nhiên(thần thánh, chúa trời)<br />
A. Niềm tin<br />
B. Niềm tin Tín ngưỡng<br />
C. Tôn giáo<br />
D. Mê tín.<br />
Câu 38: Tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức một cơ<br />
cấu nhất định được nhà nước công nhận, được gọi là:<br />
A. Tín ngưỡng<br />
B. Niềm tin<br />
C. Tổ chức tôn giáo<br />
D. Mê tín.<br />
Câu 39: Nơi thờ tự , tu hành , nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo , trụ sở của tôn giáo và<br />
những cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận, được gọi là :<br />
A. Giáo đường<br />
B. Cơ sở tôn giáo<br />
C. Thánh đường<br />
D. Nhà Chùa.<br />
Câu 40: Cùng với tiếng phổ thông , các dân tộc có quyền dùng tiếng nói , chữ viết của mình, nội dung<br />
này thuộc về:<br />
A. Bình đẳng về Văn hoá, giáo dục<br />
B. Bình đẳng về kinh tế<br />
C. Bình đẳng về chính trị<br />
D. Bình đẳng về xã hội<br />
<br />