Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 303
lượt xem 3
download
Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 11 đạt kết quả cao trong kì kiểm tra lên lớp sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2017-2018 của trường THPT Đồng Đậu Mã đề 303 dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 303
- SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 11 TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU Mã đề thi 303 NĂM HỌC 2017 – 2018. MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh.............................................................. S ố báo danh................................ I. Trắc nghiệm ( 8 điểm) Câu 1: Các nước tư bản thắng trận đã giành được những gì thông qua Hoà ước Véc xai – Oa sinh tơn? A. Ưu thế trong ngoại giao và vị thế trên trường quốc tế. B. Quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch với các nước bại trận và các thuộc địa. C. Ưu thế về chính trị với các nước bại trận và các thuộc địa. D. Ưu thế về quân sự với các nước bại trận và các thuộc địa.. Câu 2: Nước Đức chọn giải pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là A. nhờ sự giúp đỡ của các nước đế quốc khác. B. tổ chức tổng tuyển cử tự do. C. giữ nguyên chính quyền hiện tại. D. phát xít hóa bộ máy chính quyền. Câu 3: chính sách cai trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ đã dẫn đến hậu quả gì? A. Nhân dân Ấn Độ không còn mâu thuẫn với thực dân Anh. B. Các mâu thuẫn giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Ấn Độ tăng lên C. Mâu Thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Ân Độ với thực dân Anh ngày càng sâu sắc. D. Xoa dịu được các mâu thuẫn trong xã hội Ấn Độ Câu 4: Chính sách đối ngoại của Mĩ với khu vực Mĩ Latinh trong những năm 1929 – 1939 là A. “Ngoại giao đồng đôla”. B. “Cây gậy và củ cà rốt”. C. “Chính sách láng giềng thân thiện”. D. “Cam kết và mở rộng”. Câu 5: Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh, chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước. B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước, chính nghĩa thuộc về phe Liên minh. C. chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược thuộc về phía Nga. D. chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa với cả hai bên tham chiến. Câu 6: Từ 1922 đến1933 nhiều nước trên thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô điều này chứng tỏ A. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế các nước lớn. B. đã khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế. C. mâu thuẫn giữa TBCN và XHCN đã chấm hết. D. các nước đế quốc đã nể sợ Liên xô. Câu 7: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của A. chủ nghĩa phát xít. B. chủ nghĩa tư bản. C. chủ nghĩa xã hội. D. chế độ phong kiến. Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau : « Tư tưởng chỉ đạo của Lênin trong việc thành lập Liên Xô là (1) về mọi mặt và (2) của các dân tộc, sự giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là xây dựng thành công CNXH. » A. (1) sự hợp tác, (2) quyền độc lập. B. (1) sự cộng tác, (2) quyền dân chủ. C. (1) sự nhất trí ,(2) quyền dân tộc. D. (1) sự bình đẳng, (2) quyền tự quyết. Trang 1/5 Mã đề thi 303
- Câu 9: Nhiệm vụ của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. thành lập chính phủ tư sản lâm thời. B. thành lập các Xô viết đại biểu. C. lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế. D. lật đổ được chính phủ tư sản lâm thời. Câu 10: Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị: A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ. Câu 11: Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào? A. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp. B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất. C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới. D. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị. Câu 12: Tính chất của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để. B. cuộc cách mạng tư sản triệt để. C. cuộc cách mạng không triệt để. D. cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Câu 13: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 trong thế giới tư bản bùng nổ đầu tiên ở đâu? A. Pháp. B. Đức. C. Mĩ. D. Anh. Câu 14: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Rudơven đã đề ra chính sách gì? A. Nhờ sự giúp đỡ của các nước khác B. Thực hiện chính sách xâm lược các nước khác C. Đề ra chính sách mới D. Tăng cường chi phí quân sự Câu 15: Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất cònđược gọi là A. Trật tự đơn cực. B. Trật tự hai cực Ianta. C. Trật tự Vecxai – Oa sinh tơn. D. Trật tự đa cực. Câu 16: Ý nghĩa quốc tế của cuộc cách mạng tháng Mười Nga là A. đưa giai cấp công nhân, nhân dân lao động lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. B. làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ, để lại nhiều bài học cho phong trào cách mạng thế giới. C. đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến, tư sản Nga, thiết lập nhà nước XHCN. D. mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga. Câu 17: Nội dung dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới”mà nước Nga thực hiện là A. Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước . B. Thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân. C. Nhà nước Xô viết nắm độc quyền về kinh tế về mọi mặt. D. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân. Câu 18: Yếu tố nào sau đây không đưa tới sự thành công của cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản? A. Nhận được sự hậu thuẫn của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp Samurai. B. Người tiến hành cải cách là Thiên hoàng Minh Trị, nắm trong tay thực quyền và có tư tưởng Duy tân tiến bộ. Trang 2/5 Mã đề thi 303
- C. Những cải cách là tiến bộ, đáp ứng đúng yêu cầu của xã hội Nhật và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. D. Cuộc duy tân Minh trị nhận được sự giúp đỡ của các nước tư bản phương tây. Câu 19: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là A. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. B. chủ nghĩa đế quốc bành trướng. C. chủ nghĩa đế quốc thực dân. D. chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi. Câu 20: Trong 20 năm đầu (18851905), Đảng Quốc đại ở Ấn Độ chủ trương A. Liên kết với nước ngoài chống Anh. B. Kiên quyết chống Anh để đòi độc lập. C. Dùng phương pháp ôn hòa để đòi Anh cải cách. D. Đấu tranh chính trị để đòi độc lập. Câu 21: Nội dung nào không phải là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. B. Tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. C. Công nhân thất nghiệp. D. Nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Câu 22: Mục tiêu , đường lối cách mạng do Lênin đề ra trong Luận cương tháng tư năm 1917 là A. thực hiện chủ trương ủng hộ chính phủ lâm thời. B. đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù. C. nêu cao khẩu hiệu chống chiến tranh đế quốc. D. chuyển từ cách mạng DCTS sang cách mạngXHCN Câu 23: Sau cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga đó là A. Chính phủ dân chủ tư sản và chính phủ dân chủ vô sản. B. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô Viết của giai cấp vô sản C. Chính phủ cộng hòa của giai cấp tư sản và chính phủ công nông của giai cấp vô sản D. Chính phủ lập hiến của giai cấp tư sản và chính phủ chuyên chế của Nga hoàng . Câu 24: Biện pháp mà các nước Mĩ, Anh, Pháp chọn để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 1933) là A. đàn áp các cuộc biểu tình trong nước. B. tiến hành những cải cách kinh tế xã hội. C. mở rộng quy mô sản xuất ở các nước thuộc địa. D. phát xít hóa bộ máy chính trị. Câu 25: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? A. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học B. Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị chu đáo C. Cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc D. Thực dân Pháp có tiềm lực mạnh về quân sự Câu 26: Trong cuộc đấu tranh giành thuộc địa, đế quốc nào tỏ ra hung hăng nhất , vì sao? A. Nhật, vì sản xuất được nhiều hàng hóa nhưng không có thị trường tiêu thụ B. Mĩ, vì muốn làm bá chủ thế giới C. Anh, vì có nhiều thuộc địa nên cố giữ cho được thuộc địa của mình. D. Đức , vì có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh nhưng lại có ít thuộc địa . Câu 27: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX là A. chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi. B. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt. C. chủ nghĩa đế quốc thực dân. D. chủ nghĩa đế quốc phong kiến Trang 3/5 Mã đề thi 303
- Câu 28: Sự kiện nằm ngoài ý muốn chủ quan của các nước Đế quốc trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và ra đời nhà nước Xô Viết B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thắng lợi thuộc phe Hiệp ước D. Mĩ tham gia chiến tranh đứng về phe Hiệp ước Câu 29: Tại sao Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên vào 101933? A. Để cải cách đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. B. Để tự do chuẩn bị cho chiến tranh. C. Để tự do trong hoạt động đối ngoại. D. Để tự do phát triển kinh tế. Câu 30: Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là? A. Quân đội cũ nổi dậy chống phá. B. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. C. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga. D. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng. Câu 31: Giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây là do A. dựa vào sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây. B. đóng cửa, không cho thương nhân nước ngoài đến Xiêm để buôn bán. C. tiến hành cải cách duy tân đất nước theo tấm gương Nhật Bản. D. tiếp tục duy trì chế độ phong kiến. Câu 32: Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 19291933 là A. hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp. B. sự sụp đổ của hệ thống Vecxai – Oasinhton. C. chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ chiến tranh thế giới mới. D. phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ. II. Tự luận ( 2,0 điểm) Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 19291933 ở các nước tư bản. Các nước tư bản đã tìm lối thoát khỏi khủng hoảng bằng cách nào? .................. Hết ...................... Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm 1 5 9 13 17 21 25 29 2 6 10 14 18 22 26 30 3 7 11 15 19 23 27 31 4 8 12 16 20 24 28 32 II. Tự luận .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... Trang 4/5 Mã đề thi 303
- .......................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... Trang 5/5 Mã đề thi 303
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 165
5 p | 90 | 7
-
Đề kiểm tra HK 1 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 205
4 p | 120 | 6
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Du - Mã đề 134
4 p | 86 | 4
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Toán lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 896
6 p | 73 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 906
5 p | 57 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
4 p | 99 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm học 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 009
5 p | 67 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 303
5 p | 62 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 008
5 p | 68 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 127
4 p | 45 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 018
3 p | 58 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 012
4 p | 57 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 002
3 p | 75 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm học 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 015
5 p | 61 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm học 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 006
5 p | 62 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743
6 p | 76 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
7 p | 61 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
4 p | 107 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn