SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN<br />
ĐỀ THI SỐ 1<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013<br />
Môn: Ngữ văn lớp 11 Cơ bản<br />
Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin<br />
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề<br />
<br />
Đề thi gồm 01 trang<br />
<br />
---------------------Câu 1: (3 điểm)<br />
Sau khi nghe những lời khuyên nhủ cuối cùng của Huấn Cao, viên quản ngục đã<br />
có hành động và lời nói gì? Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết đó.<br />
Câu 2: (7 điểm)<br />
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong đêm đợi tàu trong truyện<br />
ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).<br />
------------------ HẾT ------------------<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN VĂN LỚP 11CB - ĐỢT 2<br />
Câu<br />
I<br />
<br />
II<br />
<br />
Ý<br />
<br />
Nội dung<br />
Điểm<br />
Sau khi nghe những lời khuyên nhủ cuối cùng của Huấn Cao, viên 3,0<br />
quản ngục đã có hành động và lời nói gì?<br />
Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết ấy.<br />
1 - Hành động và lời nói của viên quản ngục sau khi nghe Huấn Cao 1,0<br />
khuyên nhủ:<br />
Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một<br />
câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ<br />
mê muội này xin bái lĩnh”.<br />
2 Cảm nhận:<br />
1,0<br />
- Ngôn ngữ và hành động của nhân vật:<br />
+ Ngôn ngữ: “kẻ mê muội”, “xin bái lĩnh” thể hiện sự khiêm<br />
nhường cung kính của nhân vật trước Huấn Cao.<br />
+ Hành động: Vái lạy người tù, Tư thế: “vái lạy”, run run, Cảm<br />
xúc: khóc, “dòng nước mắt rỉ”,… thể hiện tinh thần: đón đợi, cầu<br />
thị và nghiêng mình ngưỡng vọng khi tiếp nhận lời huấn dụ cuối<br />
cùng của Huấn Cao.<br />
3 - Câu nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”: cho thấy sự bừng thức 1,0<br />
của tâm hồn con người trước cái đẹp, cái thiên lương. Địa vị xã<br />
hội nhà tù đã bị xóa mờ nhường chỗ cho cái đẹp nhân cách, trí tuệ<br />
lên ngôi. Cái đẹp đã được nảy sinh từ phòng giam tử tù tăm tối,<br />
nghệ sĩ thì có thể bị hãm hại nhưng cái đẹp thì bất tử.<br />
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong đêm đợi tàu 7,0<br />
trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).<br />
1 Mở bài:<br />
0,5<br />
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả - tác phẩm<br />
- Nêu được vấn đề nghị luận: Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên<br />
trong đêm đợi tàu.<br />
2 Thân bài:<br />
a. * Bối cảnh dẫn đến đêm đợi tàu của nhân vật Liên:<br />
- Bức tranh đời sống phố huyện nghèo khổ, tàn tạ xơ xác khi chiều 1,0<br />
muộn, đêm xuống.<br />
- Trong cả chuỗi thời gian dài buồn tẻ từ lúc chiều buông thì<br />
chuyến tàu đêm qua phố huyện là cả một niềm vui lớn có ấn tượng<br />
sâu đậm với hai chị em Liên.<br />
b. * Chuyến tàu khuya và diễn biến tâm trạng đan xen của Liên:<br />
4,0<br />
- Mục đích đợi tàu của Liên và An:<br />
+ Liên đêm nào cũng thức chờ tàu, không hoàn toàn xuất phát từ<br />
<br />
nhu cầu vật chất: không phải chờ để bán được hàng, dù mẹ vẫn<br />
dặn cố thức đợi chuyến tàu để bán cho các hành khách.<br />
+ Xuất phát từ nhu cầu cuộc sống tinh thần: hướng về quá khứ<br />
tươi sáng xa xăm mà con tàu khơi gợi.<br />
-Diễn biến tâm trạng:<br />
+ Khát khao mong chờ khi tàu chưa đến, mong được nhìn thấy<br />
hoạt động huyên náo cuối cùng của đêm khuya…<br />
+ Háo hức, hào hứng ngắm đoàn tàu lướt qua: “Tàu rầm rộ đi<br />
tới”, “những toa tàu sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố<br />
nhố những người, đồng và kền lấp lánh”…<br />
+ Bâng khuâng, nuối tiếc khi đoàn tàu rời xa vào đêm tối: “để lại<br />
những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”, “chiếc đèn xanh treo<br />
trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre…<br />
c. * Đánh giá:<br />
1,0<br />
- Tâm trạng của Liên được miêu tả một cách trực tiếp và gián tiếp<br />
qua thực tại và hồi ức đan xen;<br />
- Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất thơ;<br />
- Nhà văn bộc lộ niềm xót thương những kiếp người đói nghèo cơ<br />
cực, sống quẩn quanh bế tắc trong xã hội cũ.<br />
3 Kết bài:<br />
0,5<br />
Khẳng định lại vấn đề.<br />
Chú ý:<br />
- Học sinh có thể chọn những phương pháp lập ý khác nhau nhưng cần đảm bảo<br />
kiến thức cơ bản, biết khám phá và cảm nhận những tín hiệu nghệ thuật.<br />
- Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.<br />
<br />