SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN<br />
<br />
ĐỀ THI SỐ 2<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013<br />
<br />
Môn: Ngữ văn lớp 11 Cơ bản<br />
Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin<br />
Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012<br />
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề<br />
<br />
Đề thi gồm 01 trang<br />
<br />
---------------------Câu 1: (3 điểm)<br />
Cái chết của cụ cố Tổ và đám tang được kể trong đoạn trích “Hạnh phúc của<br />
một tang gia” (Số đỏ- Vũ Trọng Phụng) đáng khóc hay đáng cười? Vì sao?<br />
Câu 2: (7 điểm)<br />
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn miêu tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ người<br />
quản ngục trong nhà giam (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân). Vì sao tác giả cho<br />
đó là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?<br />
----------------- HẾT ------------------<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN VĂN LÓP 10CB - ĐỀ SỐ 2<br />
Câu 1:<br />
Học sinh nêu được<br />
- Cái chết của cụ cố Tổ và đám tang được tác giả tái hiện như một vở bi hài<br />
kịch vừa đáng khóc vừa đáng cười (0.5 điểm)<br />
+ Đáng khóc: vì luân lý đạo đức suy đồi từ con cháu đến quan khách đều<br />
vì tiền vì lợi, vì danh, vì tình,…khô ng ai thương xót cho người quá cố<br />
(1điểm)<br />
+ Đáng cười: qua hang loạt chân dung biếm hoạ, những hành vi ngôn<br />
ngữ,… đáng cười (1 điểm)<br />
- Cách nhìn, cách tả, cách kể trào phúng của tác giả mang ý nghĩa khinh bỉ,<br />
phê phán một tầng lớp tư sản đua đòi, âu hoá rởm, một xã hội nhố nhăng,<br />
đồi bại,…(0.5 điểm)<br />
Câu 2:<br />
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích (1 điểm)<br />
2. Phân tích cảnh cho chữ: (4.5 điểm)<br />
- Thời gian, không gian, vị thế người cho chữ và nhận chữ (1 điểm<br />
- Tư thế lẫm liệt của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo cái đẹp và thái<br />
độ cảm động đón nhận cái đẹp của quản ngục và thầy thơ lại (1.0 điểm)<br />
- Sự chiến thắng của cái đẹp, thiên lương với cái xấu xa, tăm tối.(1.0 điểm)<br />
→ Từ đó thấy được giá trị tư tưởng, nghệ thuật: (1.5 điểm)<br />
- Ca ngợi sự ứng xử đầy tính nhân văn của kẻ sĩ, ca ngợi khí phách anh<br />
hùng, khẳng định cái đẹp là bất tử. Từ đó thấy được quan điểm thẩm mĩ<br />
của Nguyễn Tuân(1.0 điểm)<br />
- Tài dựng cảnh, thủ pháp tương phản, đối lập,…(0.5 điểm)<br />
3. Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có: (1.5 điểm)<br />
Kẻ cho chữ và xin chữ là những kẻ đối địch trở thành tri âm, tri kỉ; sự kì<br />
ngộ giữa tài tử và kẻ biệt nhỡn liên tài; cái đẹp lại nảy sinh từ phòng giam<br />
tử tù tăm tối, nghệ sĩ có thể bị hãm hại nhưng cái đẹp thì bất tử,…<br />
--------------- Hết ---------------<br />
<br />