ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2010- 2011)<br />
ĐỀ 1<br />
Môn : Ngữ văn lớp 7<br />
Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề)<br />
Phần I – Trắc nghiệm (3 điểm – 15 phút) Chọn câu trả lời đúng nhất:<br />
Câu 1 Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” la ø:<br />
A-yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước .<br />
B-đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay<br />
của thời thế.<br />
C-buồn thương khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.<br />
D-cô đơn trước thực tại, nhớ về qúa<br />
khứ của đất nước.<br />
Câu 2 Tác giả của bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là :<br />
A-Lí Bạch<br />
B-Hạ Tri Chương<br />
C-Đỗ Phủ<br />
D-Hồ Chí Minh<br />
Câu 3 Bản phiên âm của bài thơ “Rằm tháng giêng” được viết theo thể thơ:<br />
A-lục bát<br />
B- thất ngôn bát cú.<br />
C- ngũ ngôn tứ tuyệt<br />
D- thất ngôn tứ<br />
tuyệt.<br />
Câu 4 Bài thơ “Tiếng gà trưa” ra đời vào khoảng thời gian:<br />
A- thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp<br />
B- sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng<br />
C- thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ<br />
D- những năm cuối của cuộc kháng chiến<br />
chống Mĩ<br />
Câu 5 Ý nói không đúng về tác dụng của việc lặp lại nhiều lần câu thơ “Tiếng gà trưa” ( Tiếng gà<br />
trưa- Xuân Quỳnh) là :<br />
A.tạo ra những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ<br />
B.sợi dây liên kết các hình ảnh<br />
C.điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình<br />
D. nhắc nhở người chiến sĩ nhớ về cha<br />
mẹ, anh em.<br />
Câu 6 Trong văn bản “Một thứ quà của lúa non – Cốm” , câu văn đã khái quát những giá trị<br />
đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm là:<br />
A. Hồng cốm tốt đôi.<br />
B. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh,<br />
mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.<br />
C. Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.<br />
D. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá<br />
sen.<br />
Câu 7 Cặp từ không phải là cặp từ trái nghĩa là:<br />
A-nghèo - giàu<br />
B-lợn - gà<br />
C- cao - thấp<br />
D- sáng - tối<br />
Câu 8 Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau là:<br />
A- từ đồng nghĩa<br />
B- từ nhiều nghĩa.<br />
C- từ láy<br />
D- từ<br />
ghép<br />
Câu 9 Cặp từ không phải là cặp từ đồng âm là:<br />
A- bàn bạc - cái bàn<br />
B- chân trời – chân mây<br />
C- cái cuốc – con cuốc<br />
D-sang<br />
sông- sang trọng<br />
Câu 10 Thành ngữ là một loại cụm từ :<br />
A- có cấu tạo là một cụm C-V, biểu thị một ý nghĩa không hoàn chỉnh.<br />
B- có cấu tạo không cố định, biểu thị một ý nghĩa không hoàn chỉnh<br />
C- có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.<br />
D- có cấu tạo là một cụm C-V, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.<br />
Câu 11 Thành ngữ được gạch chân trong câu : “Người này khỏe như voi” giữ chức vụ :<br />
1<br />
<br />
A- Chủ ngữ<br />
B- Vị ngữ<br />
C- Phụ ngữ cụm động từ<br />
D –phụ ngữ cụm<br />
danh từ<br />
Câu 12 Văn biểu cảm là những văn bản:<br />
A-bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật, hiện tượng trong đời sống.<br />
Bviết bằng thơ.<br />
C-kể lại một câu chuyện cảm động.<br />
D-bàn luận về một hiện tượng<br />
trong cuộc sống .<br />
......................................................................................................................................................................<br />
..........................<br />
Phần II- Tự luận<br />
(7điểm – 75 phút)<br />
Câu 1 (2 điểm) Thế nào là chơi chữ ? Chỉ ra lối chơi chữ trong câu ca dao sau:<br />
Con cá đối bỏ trong cối đá<br />
Con mèo cái nằm trên mái kèo.<br />
Câu 2 (5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2010- 2011)<br />
ĐỀ 2<br />
Môn : Ngữ văn lớp 7<br />
Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề)<br />
Phần I – Trắc nghiệm (3 điểm – 15 phút) Chọn câu trả lời đúng nhất:<br />
Câu 1 Cặp từ không phải là cặp từ trái nghĩa là:<br />
A- cao - thấp<br />
B- sáng - tối<br />
C-nghèo - giàu<br />
D-lợn - gà<br />
Câu 2 Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau là:<br />
A- từ láy<br />
B- từ đồng nghĩa<br />
C- từ nhiều nghĩa.<br />
D- từ ghép<br />
Câu 3 Cặp từ không phải là cặp từ đồng âm là:<br />
A- cái cuốc – con cuốc<br />
B- bàn bạc - cái bàn<br />
C- chân trời – chân mây<br />
D-sang<br />
sông- sang trọng<br />
Câu 4 Thành ngữ là một loại cụm từ :<br />
A- có cấu tạo là một cụm C-V, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.<br />
B- có cấu tạo là một cụm C-V, biểu thị một ý nghĩa không hoàn chỉnh.<br />
C- có cấu tạo không cố định, biểu thị một ý nghĩa không hoàn chỉnh<br />
D- có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.<br />
Câu 5 Thành ngữ được gạch chân trong câu : “Người này khỏe như voi” giữ chức vụ :<br />
A- Phụ ngữ cụm động từ<br />
B- Chủ ngữ<br />
C- Vị ngữ<br />
D –phụ ngữ cụm<br />
danh từ<br />
Câu 6 Văn biểu cảm là những văn bản:<br />
A-kể lại một câu chuyện cảm động.<br />
B-bàn luận về một hiện tượng<br />
trong cuộc sống .<br />
C-bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật, hiện tượng trong đời sống.<br />
Dviết bằng thơ.<br />
Câu 7 Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” la ø:<br />
A-buồn thương khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.<br />
B-yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên<br />
nhiên, đất nước<br />
C-đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của thời thế.<br />
D-cô đơn trước thực tại, nhớ về qúa<br />
khứ của đất nước.<br />
Câu 8 Tác giả của bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là :<br />
2<br />
<br />
A-Hồ Chí Minh<br />
B-Đỗ Phủ<br />
C-Lí Bạch<br />
D-Hạ Tri Chương<br />
Câu 9 Bản phiên âm của bài thơ “Rằm tháng giêng” được viết theo thể thơ:<br />
A- thất ngôn tứ tuyệt.<br />
B- ngũ ngôn tứ tuyệt<br />
C-lục bát<br />
D- thất ngôn bát<br />
cú.<br />
Câu 10 Bài thơ “Tiếng gà trưa” ra đời vào khoảng thời gian:<br />
A- thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ<br />
B- những năm cuối của cuộc kháng chiến<br />
chống Mĩ<br />
B- thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp<br />
D- sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng<br />
Câu 11 Ý nói không đúng về tác dụng của việc lặp lại nhiều lần câu thơ “Tiếng gà trưa” ( Tiếng<br />
gà trưa- Xuân Quỳnh) là :<br />
A. nhắc nhở người chiến sĩ nhớ về cha mẹ, anh em<br />
B.điểm nhịp cho dòng cảm xúc của<br />
nhân vật trữ tình<br />
. C.tạo ra những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ<br />
D.sợi dây<br />
liên kết các hình ảnh<br />
Câu 12 Trong văn bản “Một thứ quà của lúa non – Cốm” , câu văn đã khái quát những giá trị<br />
đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm là:<br />
A. Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.<br />
B. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh,<br />
mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.<br />
C. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá<br />
sen.<br />
D. Hồng cốm tốt đôi.<br />
Phần II- Tự luận<br />
(7điểm – 75 phút)<br />
Câu 1 (2 điểm) Thế nào là chơi chữ ? Chỉ ra lối chơi chữ trong câu ca dao sau:<br />
Con cá đối bỏ trong cối đá<br />
Con mèo cái nằm trên mái kèo.<br />
Câu 2 (5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.<br />
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
Môn ngữ văn 7<br />
Mức độ<br />
Nội dung<br />
-Qua Đèo …<br />
-Bài ca…<br />
-Rằm tháng…<br />
-Tiếng gà…<br />
-Một thứ quà…<br />
-Từ trái nghĩa<br />
-Từ đồng nghĩa<br />
-Từ đồng âm<br />
-Thành ngữ<br />
-Điệpngữ<br />
-Chơi chữ<br />
-Văn biểu cảm<br />
+Cảnh khuya<br />
<br />
Nhận biết<br />
TN<br />
TL<br />
1/0,25đ<br />
1/0,25đ<br />
1/0,25đ<br />
<br />
Thông hiểu<br />
TN<br />
TL<br />
1/0,25đ<br />
<br />
VD thấp<br />
TN<br />
TL<br />
<br />
VDcao<br />
TN<br />
TL<br />
<br />
1/0,25đ<br />
1/0,25đ<br />
1/0,25đ<br />
<br />
Tổng kết<br />
TN<br />
TL<br />
<br />
6/1,5đ<br />
<br />
1/0,25đ<br />
1/0,25đ<br />
<br />
1/0,25đ<br />
1/0,25đ<br />
<br />
5/1,25<br />
đ<br />
1/2đ<br />
<br />
1/2đ<br />
<br />
1/0,25đ<br />
1/5đ<br />
<br />
1/0,25<br />
đ<br />
<br />
1/5đ<br />
3<br />
<br />
+Hồi hương…<br />
Tổng<br />
<br />
6/1,5đ<br />
<br />
1/2đ<br />
<br />
6/1,5đ<br />
<br />
1/5đ<br />
<br />
12/3đ<br />
<br />
2/7đ<br />
<br />
ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM<br />
I.Trắc nghiệm: (3 đ) Mỗi câu trả lời đúng là 0,25điểm<br />
* ĐỀ 1:<br />
1D ; 2C ; 3D ; 4C ; 5D ;<br />
6B ; 7B ;<br />
* ĐỀ 2:<br />
1D ; 2B ; 3C ; 4D ; 5C ; 6C ; 7D ;<br />
<br />
8A ;<br />
8B ;<br />
<br />
9B ; 10C ; 11B<br />
9A ; 10A ; 11A<br />
<br />
; 12A<br />
; 12B<br />
<br />
II. Tự luận:<br />
(7 điểm)<br />
Câu 1 (2đ)<br />
-Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,...làm câu<br />
văn hấp dẫn và thú vị (1đ)<br />
-Chỉ ra đúng các từ ngữ dùng để chơi chữ (0,5đ)<br />
+ “cá đối” – “cối đá”<br />
+ “mèo cái” – “mái kèo”<br />
-> lối chơi chữ : nói lái. (0,5đ)<br />
Câu 2<br />
* Hình thức: 1 đ<br />
- Trình bày rõ ràng, sạch đẹp.<br />
- Không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
* Nội dung: 4 đ – Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần<br />
A.MB : (0,5đ)<br />
-Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.<br />
-Ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.<br />
B.TB: (3 đ)<br />
1. Phát biểu cảm nghĩ hai câu đầu :<br />
-Tiếng suối trong như tiếng hát xa : Dòng thơ gợi ra thời điểm làm thơ, tiếng suối chảy róc rách hiện<br />
lên cảnh hùng vĩ Việt Bắc, âm thanh nghe được như là tiếng hát, làm tiếng suối trở nên có hồn, con<br />
người và thiên nhiên đã có sự gần gũi và giao hoà .<br />
-Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa : Nếu như dòng đầu tả âm thanh thì dòng này Bác tả cảnh tượng,<br />
cao là trăng, dưới là hoa.Tất cả đều hoà quyện làm ta mê say .<br />
2 Phát biểu cảm nghĩ hai câu cuối<br />
<br />
4<br />
<br />
-Cảnh khuya như vẽ,… nước nhà :Linh hồn của bức tranh phong cảnh Việt Bắc đêm trăng là một con<br />
người đang thao thức chưa ngủ.Bác Hồ đang thức cùng con suối, cùng vầng trăng, cùng cổ thụ, hoa lá.<br />
Bác đang thức cùng non sông đất nước .<br />
-Chưa ngủ được lắng lại ở đầu dòng thơ cuối, cho người đọc thấy được tâm hồn phong phú của một<br />
nghệ sĩ – chiến sĩ nặng lòng vì nước .<br />
C.KB: (0,5đ)<br />
Những vần thơ của Bác bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc. Trong thơ, tâm hồn thi sĩ hoà<br />
quyện với tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng.Chúng ta cảm phục Bác vô vàn.<br />
<br />
5<br />
<br />