PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7<br />
<br />
Thời gian làm bài: 90 phút<br />
(Đề bài gồm 01 trang)<br />
<br />
Câu 1 (2 điểm). Cho đoạn thơ:<br />
“Trên đường hành quân xa<br />
Dừng chân bên xóm nhỏ<br />
Tiếng gà ai nhảy ổ:<br />
“Cục … cục tác cục ta”<br />
Nghe xao động nắng trưa<br />
Nghe bàn chân đỡ mỏi<br />
Nghe gọi về tuổi thơ”.<br />
a. Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?<br />
b. Hãy chỉ ra tác dụng của phép tu từ được học ở chương trình Ngữ văn lớp<br />
7 được sử dụng trong đoạn thơ trên.<br />
Câu 2 (3 điểm).<br />
a. Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân<br />
Hương.<br />
b. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?<br />
c. Viết một đoạn văn khoảng từ 6 đến 8 câu trình bày ngắn gọn nội dung, ý<br />
nghĩa của bài thơ vừa chép.<br />
Câu 3 (5,0 điểm).<br />
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của nhà thơ<br />
Nguyễn Khuyến.<br />
------------------Hết------------------Họ và tên thí sinh: ..................................................... Giám thị số 1:.........................<br />
Số báo danh................................................................ Giám thị số 2: .........................<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2013 – 2014<br />
<br />
Môn Ngữ văn 7<br />
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)<br />
Câu<br />
<br />
Phần<br />
<br />
a<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Đoạn thơ trên sử dụng các biện pháp nghệ thuật:<br />
Điệp ngữ: nghe<br />
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe xao động nắng trưa<br />
Nghe bàn chân đỡ mỏi<br />
Nghe gọi về tuổi thơ.<br />
<br />
Điểm<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
Câu 1<br />
<br />
b<br />
<br />
a<br />
b<br />
<br />
- Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ: từ Nghe được điệp<br />
lại nhiều lần thể hiện những cảm xúc đang từng đợt trào<br />
dâng trong lòng người chiến sĩ, nhưng sâu lắng nhất là 1.0<br />
những hồi ức về tuổi thơ khi được ở bên bà, được bà yêu<br />
thương.<br />
Học sinh viết chính xác bài thơ Bánh trôi nước của Hồ<br />
1<br />
Xuân Hương.<br />
* Lưu ý: sai một từ thì trừ 0,25 điểm<br />
0.5<br />
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt<br />
Hình thức: Học sinh viết được đoạn văn hoàn chỉnh<br />
<br />
0.5<br />
<br />
Câu 2<br />
<br />
Nội dung: Học sinh vêu được hai lớp nghĩa:<br />
* Nghĩa tả thực: chiếc bánh trôi có dáng tròn, màu sắc trắng<br />
do làm bằng bột gạo nếp, nhân bánh làm bằng đường phên<br />
nên có màu nâu đỏ, bánh sống thì chìm, khi chín thì nổi lên<br />
trong nồi nước sôi. Bánh rắn hoặc nát là do người nhào bột.<br />
<br />
0.5<br />
<br />
* Nghĩa ẩn dụ: nói về người phụ nữ. Họ tự hào về vẻ đẹp<br />
hình thể và tâm hồn mình. Số phận của họ chìm nổi, trôi<br />
dạt, bị phụ thuộc trong chế độ nam quyền nhưng họ vẫn giữ 0.5<br />
được tấm lòng thủy chung son sắt.<br />
<br />
Câu 3<br />
<br />
Hình thức: Viết thành bài văn, bố cục đủ ba phần: Mở bài;<br />
Thân bài; Kết bài<br />
Nội dung: Đảm bảo các ý sau:<br />
Trình bày cảm nghĩ về một tình bạn cao đẹp, trong<br />
sáng, hồn nhiên, dân dã:<br />
- Niềm vui khi bạn đến chơi.<br />
- Bài thơ đã đặt ra tình huống trớ trêu: bạn quý đến chơi<br />
nhà mà không có gì để tiếp đãi, đến cả miếng trầu là đầu<br />
câu chuyện cũng không có. Qua tình huống trớ trêu này,<br />
nhà thơ đã thể hiện một tình bạn chân thành, cao đẹp, trong<br />
<br />
sáng, dân dã.<br />
- Nhà thơ muốn gửi đến mọi người bức thông điệp: Tình<br />
bạn cao đẹp cốt ở tấm lòng chân thành, đâu cần đến vật<br />
chất tầm thường hay những thủ tục lễ nghi khách sáo.<br />
Cảm nghĩ về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:<br />
- Cách nói thậm xưng kết hợp với nghệ thuật liệt kê tạo nên<br />
cách nói dí dỏm: ông có tất cả nhưng thật ra lại chẳng có gì<br />
vì không đúng lúc, không đúng thời vụ.<br />
Biểu - Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc như lời nói thường thể<br />
điểm<br />
hiện sự chân thành, dung dị.<br />
- Kết thúc bài thơ bất ngờ: sáu câu trên nói đến cái không<br />
có, câu kết bài đã cân bằng tất cả, biến cái không có thành<br />
vô nghĩa vì đã có ta với ta<br />
* Học sinh có thể trình bày cảm nghĩ theo bố cục, đan<br />
xen trình bày nội dung và nghệ thuật của các câu thơ.<br />
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:<br />
- Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng, văn<br />
viết có cảm xúc<br />
- Điểm 4: Có kĩ năng làm văn biểu cảm, lựa chọn được<br />
hình ảnh tiêu biểu, đúng trọng tâm, biết vận dụng phân tích<br />
giá trị của các biện pháp nghệ thuật.<br />
- Điểm 3: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm<br />
bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ,<br />
đặt câu<br />
- Điểm 2: Viết đúng bài văn, nội dung chưa thật phong<br />
phú, đạt 1/2 số ý, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng<br />
từ, đặt câu.<br />
- Điểm 1: Nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả,<br />
dùng từ, đặt câu:<br />
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu<br />
cầu của đề bài:<br />
* Giám khảo linh hoạt cho các điểm lẻ.<br />
<br />
----Hết----<br />
<br />
Họ và tên:……………………………………..<br />
Lớp: ………….<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ I - Đề B<br />
MÔN: NGỮ VĂN 7 (90phút)<br />
<br />
I. Trắc nghiệm: (3đ)<br />
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc điền vào chỗ trống cho thích hợp<br />
Câu 1: Tác giả của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là:<br />
A. Bà Huyện Thanh Quan.<br />
B. Nguyễn Trãi. C. Hồ Xuân Hương.<br />
D. Nguyễn<br />
Khuyến.<br />
Câu 2: Ca dao là dạng văn bản biểu cảm. Đúng hay sai?<br />
A. Đúng<br />
B. Sai<br />
Câu 3:Chọn từ ngữ phù hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn ghi giá trị nội dung của bài<br />
thơ<br />
“Tiếng gà trưa” sau đây:<br />
“ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỷ niệm đẹp đẽ của…………… và………………… .<br />
Tình cảm<br />
gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.”<br />
Câu 4: Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là:<br />
A. Yên ả và thanh bình.<br />
B. Kì ảo và lộng lẫy.<br />
C. Tươi tắn và đầy sức sống.<br />
D. Hùng vĩ và náo nhiệt.<br />
Câu 5: Hình ảnh nổi bật nhất xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” là:<br />
A.Quả trứng hồng.<br />
B. Tiếng gà trưa.<br />
C. Người bà.<br />
D. Người<br />
chiến sĩ.<br />
Câu 6: Đặt câu với từ đồng âm sau (hai từ cùng nằm trong một câu)<br />
A. Sâu (danh từ) – sâu (tính từ) …………………………………………………<br />
B. Đá (danh từ) – đá (động từ) …………………………………………………..<br />
Câu 7: Vẻ đẹp của hai câu thơ đầu bài “Cảnh khuya” là:<br />
A.Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hóa.<br />
C.Sử dụng hiệu quả biện pháp miêu tả.<br />
B.Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động.<br />
D.Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm<br />
trực tiếp.<br />
Câu 8: Thể loại của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là:<br />
A. Tiểu thuyết.<br />
B.Tùy bút.<br />
C. Bút kí.<br />
D. Truyện<br />
ngắn.<br />
Câu 9: Gạch chân điệp ngữ trong đoạn thơ sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào?<br />
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy<br />
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu<br />
Ngàn dâu xanh ngắt một màu<br />
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Đoàn Thị Điểm)<br />
Dạng điệp ngữ: ……………………………………………………………………<br />
Câu 10: Từ đồng âm là:<br />
A. Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.<br />
B. Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau.<br />
C. Những từ có nghĩa trái ngược nhau.<br />
D. Cả A, B, C đều sai.<br />
Câu 11:Tâm trạng của tác giả trong bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là:<br />
A.Vui mừng, háo hức khi trở về quê.<br />
B. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành.<br />
C. Buồn thương, trước cảnh quê hương có nhiều thay đổi.<br />
<br />
D. Ngậm ngùi, hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương.<br />
Câu 12: Điền từ trái nghĩa thích hợp:<br />
A.Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại……..<br />
B.Một vũng nước trong, mười dòng<br />
nước…………<br />
..........................................................................................................................................................<br />
...........<br />
II. Tự luận : (7đ)<br />
Câu 1: (2đ) -Thế nào là quan hệ từ?<br />
-Đặt câu với cặp quan hệ từ sau:<br />
+ Nếu…………..thì………….<br />
+ Vì……………nên……………<br />
Câu 2: (5đ) Biểu cảm về loài hoa em yêu.<br />
Họ và tên:……………………………………..<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ I - Đề A<br />
Lớp: ………….<br />
MÔN: NGỮ VĂN 7 (90phút)<br />
I. Trắc nghiệm: (3đ)<br />
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc điền vào chỗ trống cho thích hợp<br />
Câu 1: Tác giả của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là:<br />
A. Bà Huyện Thanh Quan.<br />
B. Nguyễn Khuyến. C. Hồ Xuân Hương.<br />
D. Nguyễn<br />
Trãi.<br />
Câu 2: Ca dao là dạng văn bản biểu cảm. Đúng hay sai?<br />
A. Đúng<br />
B. Sai<br />
Câu 3:Chọn từ ngữ phù hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn ghi giá trị nội dung của bài<br />
thơ<br />
“Tiếng gà trưa” sau đây:<br />
“ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỷ niệm đẹp đẽ của…………… và………………… .<br />
Tình cảm<br />
gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.”<br />
Câu 4: Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là:<br />
A. Tươi tắn và đầy sức sống.<br />
B. Kì ảo và lộng lẫy.<br />
C. Yên ả và thanh bình.<br />
D. Hùng vĩ và náo nhiệt.<br />
Câu 5: Hình ảnh nổi bật nhất xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” là:<br />
A.Quả trứng hồng.<br />
B.Người bà.<br />
C. Tiếng gà trưa.<br />
D. Người chiến<br />
sĩ.<br />
Câu 6: Đặt câu với từ đồng âm sau (hai từ cùng nằm trong một câu)<br />
A. Sâu (danh từ) – sâu (tính từ) …………………………………………………<br />
B. Đá (danh từ) – đá (động từ) …………………………………………………..<br />
Câu 7: Vẻ đẹp của hai câu thơ đầu bài “Cảnh khuya” là:<br />
A.Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hóa.<br />
C.Sử dụng hiệu quả biện pháp miêu tả.<br />
B.Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động.<br />
D.Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm<br />
trực tiếp.<br />
Câu 8: Thể loại của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là:<br />
A.Truyện ngắn.<br />
B.Tùy bút.<br />
C.Bút kí.<br />
D.Tiểu thuyết.<br />
Câu 9: Gạch chân điệp ngữ trong đoạn thơ sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào?<br />
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy<br />
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu<br />
<br />