PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9<br />
<br />
Thời gian làm bài: 90 phút<br />
(Đề bài gồm 01 trang)<br />
<br />
Câu 1 (3 điểm). Cho đoạn trích sau:<br />
“ … Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì<br />
đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi<br />
đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt<br />
gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn<br />
bán mấy Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái<br />
giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một<br />
phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?.”<br />
a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? Hoàn cảnh sáng tác<br />
tác phẩm?<br />
b. Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào? Nhân vật đó đang ở trong<br />
hoàn cảnh nào?<br />
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên có gì đặc sắc?<br />
Câu 2 (2 điểm).<br />
Vận dụng hiểu biết về các phép tu từ trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ<br />
sau bằng một đoạn văn:<br />
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm<br />
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi<br />
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui<br />
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...<br />
(Bằng Việt - Bếp lửa)<br />
Câu 3 (5 điểm).<br />
Trong vai ông họa sĩ kể lại tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành<br />
Long.<br />
-------------------HẾT-------------------<br />
<br />
Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:………....….……<br />
Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2………………....….……<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2013 – 2014<br />
<br />
Môn Ngữ văn 9<br />
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)<br />
A. YÊU CẦU CHUNG<br />
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để<br />
đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp<br />
án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có<br />
cảm xúc và sáng tạo.<br />
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu<br />
cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.<br />
B. YÊU CẦU CỤ THỂ<br />
Câu<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Mục đích – Yêu cầu<br />
a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện giá<br />
trị của chi tiết, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm<br />
truyện.<br />
b. Yêu cầu:<br />
* Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát<br />
hiện các giá trị nghệ thuật, dụng ý của tác giả trong việc xây dựng<br />
nhân vật.<br />
* Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau:<br />
a. - Đoạn trích trên thuộc văn bản "Làng" do Kim Lân sáng tác.<br />
- Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: sáng tác năm 1948 thời kì<br />
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.<br />
b. – Suy nghĩ đó là của nhân vật ông Hai<br />
Ông đang trong hoàn cảnh đau khổ, nhục nhã khi nghe tin làng<br />
Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây.<br />
c. Nghệ thuật tự sự trong đoạn trích trên rất đặc sắc trong việc<br />
khắc họa nhân vật của tác giả:<br />
- Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm (sử dụng<br />
nhiều câu hỏi tu từ) nhằm mục đích nói lên những suy nghĩ của<br />
nhân vật.<br />
- Làm nổi bật quá trình đấu tranh nội tâm của ông Hai sau khi<br />
nghe tin làng mình theo giặc: băn khoăn không tin, rồi bắt buộc<br />
phải tin vì có bằng chứng và rồi nhục nhã, lo lắng cho tương lai<br />
của gia đình, của người làng...<br />
* Học sinh có thể không chỉ ra câu hỏi tu từ, vẫn cho điểm tối đa<br />
ý độc thoại nội tâm.<br />
a. Mục đích: Kiểm tra kiến thức về tiếng Việt: các phép tu từ và<br />
cảm nhận được cái hay của các phép tu từ ấy trong việc thể hiện<br />
nội dung đoạn trích thơ.<br />
b. Yêu cầu:<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Về kĩ năng: học sinh biết viết thành đoạn văn. Diễn đạt mạch lạc,<br />
trôi chảy, thuyết phục.<br />
- Về nội dung kiến thức:<br />
Học sinh cần trình bày các ý sau:<br />
- Điệp từ "nhóm" tạo nhạc điệu cho thơ, nhấn mạnh ý.<br />
- Phép ẩn dụ: từ "nhóm" có hai lớp nghĩa- nghĩa tả thực và ẩn dụ.<br />
+ Nhóm là làm cho lửa bén vào nhiên liệu cháy lên.<br />
+ Nhóm là nhen lên, khơi gợi trong lòng cháu những tình cảm tốt<br />
đẹp: Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, tình yêu<br />
thương bà dành cho cháu từ những thứ giản dị đời thường nhất<br />
(khoai sắn ngọt bùi), hòa trong tình làng nghĩa xóm (nồi xôi gạo<br />
mới xẻ chung vui), nhen nhóm lên trong lòng cháu ước mơ, kỉ<br />
niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kì diệu, nâng bước cháu trên<br />
mỗi chặng đường đời (nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ), ..<br />
c. Biểu điểm:<br />
* Điểm 2: Viết đúng đoạn văn, đủ ý, sáng tạo, diễn đạt lưu loát.<br />
* Điểm 1: Đảm bảo 1/2 số ý, còn mắc lỗi diễn đạt.<br />
* Điểm 0,5: Cảm nhận chưa đúng hướng, mắc nhiều lỗi diễn đạt,<br />
* Điểm 0 : Bài làm lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.<br />
<br />
3<br />
<br />
a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện giá<br />
trị của hình ảnh trong văn bản, đánh giá được ý nghĩa, vai trò của<br />
nhân vật; khắc sâu chủ đề văn bản, rèn kĩ năng tự sự đan xen miêu<br />
tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm,...<br />
b. Yêu cầu:<br />
* Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát<br />
hiện và phân tích giá trị nghệ thuật, biết cảm nhận về hình ảnh<br />
những con người lao động mới XHCN, biết trình bày thành một<br />
văn bản hoàn chỉnh theo hình thức tự sự đan xen miêu tả, biểu<br />
cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm,... thể hiện<br />
được vai trò của người kể chuyện ngôi thứ nhất- vai ông họa sĩ.<br />
* Về nội dung kiến thức: Học sinh cần bám sát văn bản để trình<br />
bày các ý sau:<br />
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc (người kể chuyện và cuộc<br />
gặp gỡ ấn tượng)<br />
-Thân bài:<br />
+ Miêu tả hình ảnh thiên nhiên Sa Pa qua cảm nhận của người kể<br />
chuyện.<br />
+ Kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với anh thanh niên. (Học sinh dựa<br />
vào văn bản, có thể thay đổi trật tự, lược bớt một số đoạn không<br />
quan trọng. Trong đó thể hiện được thái độ, tình cảm và những<br />
bình luận, đánh giá của người kể với những suy nghĩ tích cực,<br />
những việc làm và thái độ của nhân vật anh thanh niên)<br />
+ Những suy nghĩ của người kể chuyện về chính mình, về công<br />
việc và về nghệ thuật hội họa.<br />
<br />
- Kết bài: Kết thúc sự việc, lời khuyên dành cho thế hệ trẻ<br />
* Đan xen trong lời văn tự sự các yếu tố miêu tả, độc thoại nội<br />
tâm, nghị luận... hợp lí.<br />
*Học sinh có thể trình bày theo cách khác song vẫn đảm bảo vai<br />
kể, những ý kể trên, đan xen các yếu tố khác hợp lí vẫn cho điểm<br />
như biểu điểm chấm.<br />
c. Biểu điểm chấm:<br />
* Điểm 5 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên. Có kỹ năng làm văn<br />
tự sự đan xen miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc<br />
thoại nội tâm... Có được những đoạn hay, bài văn hay.<br />
* Điểm 4 : Đạt những yêu cầu chính. Bố cục tương đối hợp lý.<br />
Diễn đạt gọn, ít lỗi diễn đạt.<br />
* Điểm 3 : Bài làm chưa sáng tạo, chưa biết đan xen hợp lí yếu tố<br />
miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội<br />
tâm... Còn mắc lỗi diễn đạt.<br />
* Điểm 2 : Kể còn sai lạc, chưa sâu, chưa biết đan xen yếu tố miêu<br />
tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội<br />
tâm...Chưa có bố cục hợp lí, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.<br />
* Điểm 1 : Lạc sang văn nghị luận, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chưa có<br />
bố cục.<br />
* Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoặc chỉ viết vài dòng, sai cả nội dung<br />
và phương pháp.<br />
Lưu ý : Giám khảo nghiên cứu kĩ Mục đích, Yêu cầu và Biểu điểm<br />
để cho các điểm lẻ còn lại.<br />
<br />
TRƯỜNG THCS HUỲNH PHƯỚC<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I<br />
<br />
NINH PHƯỚC –NINH THUẬN<br />
<br />
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9<br />
Thời gian làm bài 90 phút<br />
<br />
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).<br />
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời<br />
đúng.<br />
1. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được viết theo thể thơ gì ?<br />
A. Tự do<br />
B. Lục bát<br />
C. Thất ngôn bát cú<br />
D. Song thất lục bát<br />
2. Câu thơ nào dưới đây bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác gi ?<br />
A. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.<br />
B. Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !<br />
C. Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả<br />
D. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.<br />
3. Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ?<br />
A. Lượm<br />
B. Đoàn thuyền đánh cá<br />
C. Mùa xuân nho nhỏ<br />
D. Bài thơ về Tiểu đội xe không kính<br />
4. Chủ đề của bài thơ “Đồng chí” là gì ?<br />
A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ trong<br />
cuộc kháng chiến chống Pháp.<br />
B. Ca ngợi sự đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội.<br />
C. Thể hiện cuộc sống nghèo túng vất vả của những người nông dân mặc áo<br />
lính.<br />
D. Ca ngợi vẻ đẹp của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.<br />
5. Trong truyện Làng, tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống như thế nào<br />
để ông bộc lộ tính cách của mình ?<br />
A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nhờ người khác đọc cho nghe.<br />
B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư.<br />
C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió với vợ chồng ông Hai.<br />
D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ da diết cái làng Chợ Dầu của mình.<br />
1<br />
<br />