intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học 7 - THCS Hồng Thượng (2011-2012)

Chia sẻ: Trần Thị Hằng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

51
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 7 - THCS Hồng Thượng (2011-2012) dành cho quý thầy cô lớp 7 nhằm phục vụ cho công tác đánh giá chất lượng học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học 7 - THCS Hồng Thượng (2011-2012)

  1. Phòng GD& ĐT A Lưới KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2011-2012 Trường THCS Hồng Thượng MÔN: SINH HỌC 7 Thời gian làm bài 45 phút Câu 1: (0,75 điểm) Nêu đặc điểm chung của động vật ? Câu 2: (1,75 điểm) Tại sao gọi là trùng biến hình ? Hãy mô tả quá trình bắt và tiêu hóa mồi của trùng biến hình. Câu 3: (1.0 điểm) Nêu các hình thức sinh sản của thủy tức. Câu 4: (2,5 điểm) a) Vẽ sơ đồ vòng đời giun đũa. b) Nêu các biện pháp để phòng ngừa nhiễm giun sán. Câu 5: (1,25 điểm) Trình bày cấu tạo và dinh dưỡng của trai sông thích nghi với lối sống ẩn mình trong bùn cát. Câu 6: (2,75 điểm) Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành chân khớp ? ..................................................HẾT............................................................. Phòng GD& ĐT A Lưới KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2011-2012
  2. Trường THCS Hồng Thượng MÔN: SINH HỌC 7 Hướng dẫn chấm và thang điểm Câu Nội dung Điểm 1 - Có khả năng di chuyển. 0,25 đ - Có hệ thần kinh và giác quan. 0,25 đ - Chủ yếu là dị dưỡng 0,25 đ 2 - Trùng biến hình di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía 0,5 đ tạo thành chân giả. Vì thế cơ thể chúng luôn biến đổi hình dạng nên gọi là trùng biến hình. 0,25 đ - Khi một chân giả tiếp cận mồi ( Vụn hữ cơ, tảo, vi khuẩn) 0,25 đ - Lập tứ hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi 0,25 đ - Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh 0,25 đ - Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa nhờ dịch tiêu hóa 0,25 đ 3 - Sinh sản vô tính : + Bằng cách mọc chồi từ cơ thể mẹ 0,25 đ + Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo nên cơ thể mới. 0,25 đ - Sinh sản hữu tính: Sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử. 0,5 đ 4 a) Sơ đồ vòng đời giun đũa 1,5đ Giun đũa Trứng ấu trùng trong trứng Thức ăn sống Ruột Người Máu, tim, gan, phổi Ruột non b) Các biện pháp phòng ngừa giun sán 1,0đ - Cần giữ gìn vệ sinh môi trường - Vệ sinh cá nhân - Vệ sinh ăn uống để tránh nhiễm giun. 5 - Cơ thể trai có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài được nối với nhau 0,25 đ bằng dây chằng và cơ đóng mở vỏ - Trong vỏ trai là áo trai: 0,5 đ + Mặt trong áo trai phát triển tạo thành khoang áo, có ống hút nước và ống thoát nước + Giữa có hai tấm mang + Trong là thân trai + Ngoài là chân trai hình rìu - Thức ăn (vụn hữu cơ, ĐVNS) theo dòng nước và oxi vào miệng và mang của 0,5 đ trai rồi được lọc vào cơ thể 6 * Đặc điểm chung - Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở bên ngoài và làm chỗ bám 0,5 đ cho cơ.
  3. - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau 0,5 đ - Sự phát triển, tăng trưởng gắn liền với sự lột xác 0,25 đ * Vai trò thực tiễn 1/ ích lợi - Làm thuốc chữa bệnh 1.0 đ - Làm thực phẩm - Thụ phấn cho cây trồng. - làm thức ăn cho động vật khác. - Diệt các sâu bọ có hại - Làm sạch môi trường 2/ Tác hại - Là động vật trung gian truyền bệnh. 0,5 đ - Gây hại cho cây trồng - Làm hại cho sản xuất nông nghiệp. Giáo viên bộ môn Lê Thị Mỹ Hạnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2