TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU<br />
ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC KÌ I<br />
Người soạn: Phan Thị Trúc Giang<br />
Số ĐT: 0918992595<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (Từ câu 1 đến câu 32)<br />
Câu 1 : Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:<br />
A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)<br />
B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)<br />
C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)<br />
D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)<br />
Câu 2: Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm<br />
A. ARN mạch đơn và prôtêin loại histôn.<br />
B. ADN mạch đơn và prôtêin loại histôn.<br />
C. ARN mạch kép và prôtêin loại histôn.<br />
D. ADN mạch kép và prôtêin loại histôn<br />
Câu 3: Trong điều hòa sự biểu hiện ở operon Lac, chất cảm ứng có vai trò gì?<br />
A. Gắn và làm mất hoạt tính của protein ức chế<br />
B. Gắn với promoter để hoạt hóa phiên mã<br />
C. Gắn với operator để hoat hóa phiên mã<br />
D. Gắn với các gen cấu trúc để hoạt hoa phiên mã<br />
Câu 4: Chiều đọc mã di truyền ở mã gốc (trên gen), mã sao (trên mARN) và đối mã (trên<br />
tARN) lần lượt như sau:<br />
A. 3’OH 5’P; 5’P 3’OH; 5’OH 3’P<br />
B. 3’P 5’OH; 5’OH 3’P; 3’P 5’OH<br />
C. 5’P 3’OH; 3’OH 5’P; 3’P 5’OH<br />
D. 3’OH 5’P; 5’P 3’OH; 3’OH 5’P<br />
Câu 5: Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen có tên gọi là:<br />
A. Sử dụng đậu Hà lan<br />
B. Lai phân tích<br />
C. Phân tích thế hệ lai<br />
D. Lai tạo giống<br />
Câu 6: Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Trong các phát biểu<br />
sau:<br />
(1) Trong phép lai phân tích, tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số các cá thể<br />
ở đời con mang giao tử hoán vị.<br />
(2) Hai gen nằm càng gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.<br />
(3) Tần số hoán vị gen giữa 2 gen không vượt quá 50%.<br />
(4) Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp.<br />
(5) Dựa vào tần số hoán vị gen để lập bản đồ gen.<br />
Có bao nhiêu phát biểu đúng?<br />
A. 2.<br />
B. 1.<br />
C. 3.<br />
D. 4.<br />
Câu 7: Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa:<br />
A. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống<br />
B. tạo biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới<br />
C. tạo điều kiện cho các gen quý trên 2 NST đồng dạng có điều kiện tái tổ hợp và di<br />
truyền cùng nhau<br />
<br />
D. đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quý và hạn chế biến dị tổ hợp<br />
Câu 8. Hịên tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng:<br />
A. Di truyền các tính trạng giới tính mà gen quy định chúng nằm trên các NST thường<br />
B. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST Y<br />
C. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST X<br />
D. Di truyền các tính trạng thường mà gen quy định chúng nằm trên NST giới tính<br />
Câu 9: Khi nói về quá trình dịch mã, có một số phát biểu sau:<br />
(1) Giai đoạn chuyển axit amin tự do thành axit amin hoạt hóa và giai đoạn gắn axit amin<br />
hoạt hóa vào tARN được xúc tác bởi hai loại enzim khác nhau.<br />
(2) Trong quá trình dịch mã liên kết hidro được hình thành trước liên kết peptit.<br />
(3) Tiểu phần lớn của riboxom liên kết với mARN trước tiểu phần bé.<br />
(4) Hiện tượng polixom làm tăng hiệu suất tổng hợp nên các chuỗi polipeptit khác nhau.<br />
Số phát biểu đúng là:<br />
A. 2<br />
B. 1.<br />
C. 3.<br />
D. 4.<br />
Câu 10: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin<br />
mêtiônin.<br />
B. Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.<br />
C. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hóa cho nhiều loại axit<br />
amin.<br />
D. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hóa các axit amin.<br />
Câu 11 : Cho các sự kiện sau:<br />
(1) Gen tháo xoắn để lộ mạch gốc.<br />
(2) ARN-polymeraza trượt trên mạch gốc.<br />
(3) Phân tử mARN được giải phóng.<br />
(4) ARN-polymeraza bám vào vùng điều hòa.<br />
(5) ARN-polimeraza gặp tín hiệu kết thúc trên gen.<br />
(6) Ribônuclêôtit tự do bắt đôi bổ sung với nuclêôtit mạch gốc.<br />
Trình tự các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã ở sinh vật là:<br />
A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6). B. (4) → (1) → (2) → (6) → (5) → (3).<br />
C. (4) → (1) → (5) → (6) → (2) → (3). D. (4) → (3) → (1) → (2) → (6) → (5).<br />
Câu 12: Cho các nhận định sau:<br />
(1) Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.<br />
(2) Đối với operon Lac ở E. Coli thì tín hiệu điều hòa hoạt động của gen là đường lactozo.<br />
(3) Gen điều hòa (regulator R) là vị trí tiếp xúc với enzim ARN polimeraza để xúc tác quá trình<br />
phiên mã.<br />
(4) Ở sinh vật nhân thực, các enzim phân giải các protein không cần thiết một cách có chọn lọc<br />
là ví dụ về sự điều hòa giai đoạn sau dịch mã.<br />
Có bao nhiêu nhận định đúng ?<br />
A. 1<br />
B. 3<br />
<br />
C. 4<br />
<br />
D. 2<br />
<br />
Câu 13: Khi trong gen có hai nucleotit liền kề bị kết dính với nhau làm cho 2 nucleotit chỉ có<br />
kích thước 3,4 A0 thì khi ADN mang gen trên nhân đôi, dạng đột biến gen có thể xảy ra là:<br />
A. Đột biến mất một cặp nucleotit<br />
B. Đột biến thay thế một cặp nucleotit<br />
C. Đột biến thêm một cặp nucleotit<br />
D. Đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotit<br />
Câu 14: Nếu các gen lặn đều là gen đột biến thì kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đột biến?<br />
A. AaBbCcDd.<br />
B. AAbbCCDD.<br />
C. AaBBCcDd.<br />
D. AaBbCCDD<br />
Câu 15: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây là đúng?<br />
A. Ở tế bào sinh dục, đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở cặp NST giới tính mà không xảy ra ở cặp<br />
NST thường.<br />
B. Đột biến lệch bội cũng có thể được xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng hình<br />
thành nên thể khảm.<br />
C. Ở cùng một loài, tần số xảy ra đột biến lệch bội thể không thường cao hơn đột biến lệch bội<br />
dạng thể một.<br />
D. Đột biến lệch bội được phát sinh do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp NST tương<br />
đồng đều không phân ly.<br />
Câu 16. Cho các thông tin sau:<br />
(1) Các gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể.<br />
(2) Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể khác nhau.<br />
(3) Thể dị hợp hai cặp gen giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử.<br />
(4) Tỉ lệ một loại kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ các loại tính trạng cấu thành kiểu hình đó.<br />
(5) Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.<br />
(6) Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, nếu P thuần chủng, khác nhau về các<br />
cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau và có kiểu gen dị hợp tử.<br />
Những điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen là:<br />
A. 1, 4, 6.<br />
B. 3, 5, 6.<br />
C. 2, 3, 5.<br />
D. 3, 4, 5.<br />
Câu 17: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen A,a và B, b cùng nằm trên một cặp NST, mỗi gen<br />
qui định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Trong một phép lai giữa 2 cây có kiểu hình<br />
khác nhau, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1. Cho biết không xảy ra đột biến<br />
và không xảy ra hoán vị gen. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên?<br />
A.<br />
<br />
AB<br />
ab<br />
<br />
<br />
<br />
ab<br />
ab<br />
<br />
B.<br />
<br />
Ab<br />
aB<br />
<br />
<br />
<br />
Ab<br />
ab<br />
<br />
C.<br />
<br />
Ab<br />
aB<br />
<br />
<br />
<br />
Ab<br />
aB<br />
<br />
D.<br />
<br />
AB<br />
ab<br />
<br />
<br />
<br />
AB<br />
ab<br />
<br />
Câu 18: Ở một loài lưỡng bội, alen A quy định lông màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy<br />
định lông đen. Cho 2 cá thể (P) giao phối với nhau được F1, các cá thể F1 giao phối tự do được<br />
F2. Hai cá thể (P) có kiểu gen nào sau đây để tỉ lệ kiểu hình ở F1 giống với tỉ lệ kiểu hình ở F2?<br />
A. Aa × aa.<br />
B. Aa × Aa.<br />
C. XAXA × XaY.<br />
D. XAXa × XAY.<br />
Câu 19 :Khi cho thế hệ lai F1 tự thụ,MenDen thu được ở đời F2 tỉ lệ kiểu hình:<br />
A. 1/4 giống bố đời P : 2/4 giống F1 : 1/4 giống mẹ đời P<br />
B. 3/4 giống bố đời P : 1/4 giống mẹ đời P<br />
C.1/4 giống bố đời P : 3/4 giống mẹ đời P<br />
D. 3/4 giống bố hoặc mẹ đời P và giống KH F1 : 1/4 giống bên còn laị đời P<br />
<br />
Câu 20: Mềm dẻo kiểu hình là hiện tượng cùng một kiểu gen nhưng khi sống ở các điều kiện<br />
môi trường khác nhau thì biểu hiện kiểu hình khác nhau. Có bao nhiêu ví dụ sau đây phản ánh<br />
sự mềm dẻo kiểu hình?<br />
(1) Hai trẻ đồng sinh cùng trứng, được giáo dục theo hai cách khác nhau nên trình độ học vấn<br />
khác nhau.<br />
(2) Hai trẻ trong cùng một dòng họ, được nuôi dưỡng theo hai cách khác nhau nên chiều cao<br />
khác nhau.<br />
(3) Hai cây thuộc cùng một dòng thuần, được trồng trong 2 môi trường khác nhau nên có chiều cao<br />
khác nhau.<br />
(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc độ pH của<br />
môi trường đất.<br />
(5) Cùng giống bưởi Phúc Trạch nhưng trồng ở các vùng đất khác nhau sẽ cho chất lượng quả<br />
khác nhau.<br />
A. 2.<br />
B. 4.<br />
C. 3.<br />
D. 5.<br />
Câu 21. Có một số phép lai và kết quả phép lai ở loài hoa loa kèn như sau:<br />
Cây mẹ loa kèn xanh × cây bố loa kèn vàng → F1 toàn loa kèn xanh<br />
Cây mẹ loa kèn vàng × cây bố loa kèn xanh → F1 toàn loa kèn vàng<br />
Sự khác nhau cơ bản giữa hai phép lai dẫn đến kết quả khác nhau:<br />
A. Do chọn cây bố mẹ khác nhau.<br />
B. Hợp tử phát triển từ noãn cây nào thì mang đặc điểm của cây ấy.<br />
C. Tính trạng của bố là tính trạng lặn.<br />
D. Tính trạng loa kèn vàng là trội không hoàn toàn.<br />
Câu 22: F1 gồm các cá thể có kiểu gen Aa và aa. Cho các cây F1 tự thụ, các kiểu lai nào dưới<br />
đây có thể xảy ra:<br />
A. ♀F1 Aa x ♂F1 aa (hoặc ngược lại)<br />
B. ♀F1 Aa x ♂F1 Aa; ♀F1 aa x ♂F1 aa<br />
C. ♀F1 Aa x ♂F1 aa; ♀F1 Aa x ♂F1 Aa; ♀F1 aa x ♂F1 aa<br />
D. ♀F1 Aa x ♂F1 aa; ♀F1 aa x ♂F1 Aa; ♀F1 Aa x ♂F1 Aa; ♀F1 aa x ♂F1 aa<br />
Câu 23: Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải<br />
củ (loài Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số<br />
cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng nhiễm sắc thể (NST) làm tăng gấp đôi bộ nhiễm sắc thể<br />
tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các<br />
thể song nhị bội này?<br />
(1). Mang vật chất di truyền của cả hai loài cải ban đầu.<br />
(2). Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương<br />
đồng.<br />
(3). Có khả năng sinh sản hữu tính.<br />
(4). Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.<br />
(5). Tế bào sinh dưỡng có 18 cặp nhiễm sắc thể tương đồng.<br />
A. 1.<br />
B. 4.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 24: Cho sơ đồ mô tả cơ chế của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.<br />
<br />
Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kết luận sau:<br />
(1) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng.<br />
(2) Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.<br />
(3) Có thể sử dụng các dòng côn trùng mang loại đột biến này làm công cụ phòng trừ sâu<br />
hại.<br />
(4) Các cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản.<br />
Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp đột biến trên?<br />
A. 4.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 1.<br />
Câu 25: Điểm khác biệt giữa 2 cơ chế nhân đôi và phiên mã ở sinh vật nhân thực là:<br />
1- Enzim sử dụng cho 2 quá trình<br />
2- Qúa trình nhân đôi cần năng lượng còn phiên mã thì không cần.<br />
3- Nhân đôi diễn ra trong nhân còn phiên mã diễn ra ở tế bào chất.<br />
4- Số mạch được dùng làm khuôn và số lượng đơn phân môi trường cung cấp.<br />
5- Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitơ khác nhau.<br />
Số phát biểu đúng là:<br />
A. 2<br />
B.3<br />
C.5<br />
D.4<br />
Câu 26. Cho giao phấn giữa 2 cây cà chua quả đỏ thuần chủng với cây cà chua quả vàng thu<br />
được F1 100% cây cho quả đỏ, cho cây F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 là 3/4 cây cho quả đỏ:<br />
1/4 cây cho quả vàng. Để xác định kiểu gen của cây quả đỏ ở F2 người ta tiến hành các phép lai<br />
sau:<br />
(1) Lai cây quả đỏ F2 với cây quả vàng đời ở P.<br />
(2) Lai cây quả đỏ F2 với cây quả đỏ ở F1.<br />
(3) Cho cây quả đỏ F2 tự thụ phấn.<br />
(4) Lai cây quả đỏ F2 với cây quả đỏ ở đời P.<br />
Số phép lai đúng là:<br />
A.1 B.2 C.3 D.4<br />
Câu 27: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân<br />
thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen nằm trên<br />
các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong số<br />
các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ<br />
25%?<br />
(1) AaBb x Aabb (2) AaBB x aaBb<br />
(3) Aabb x aaBb<br />
(4) aaBb x aaBb<br />
Số phép lai phù hợp là:<br />
A. 4<br />
B.2<br />
C.1<br />
D. 3<br />
Câu 28. Xét tổ hợp gen<br />
<br />
Ab<br />
Dd, nếu tần số hoán vị gen là 18% thì tỉ lệ phần trăm các loại giao<br />
aB<br />
<br />
tử hoán vị của tổ hợp gen này là<br />
<br />