SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
Gv ra đề: Nguyễn Tấn Tới<br />
Đơn vị: Trường THPT Lấp Vò 3<br />
Số ĐT:0997641260<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I<br />
Năm học: 2016-2017<br />
Môn thi: SINH HỌC – LỚP 12<br />
Thời gian: 50 phút<br />
<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32 )<br />
Câu 1: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây<br />
đều có 60 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể ngũ bội (5n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên<br />
là :<br />
A. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 5 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 12 và 5n = 60.<br />
B. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.<br />
C. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống<br />
nhau.<br />
D. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy<br />
chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 5 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.<br />
Câu 2: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương<br />
đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến<br />
A. chuyển đoạn và mất đoạn.<br />
B. lặp đoạn và mất đoạn.<br />
C. chuyển đoạn tương hỗ.<br />
D. đảo đoạn và lặp đoạn.<br />
Câu 3: Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a . Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào<br />
đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng<br />
A. thêm 1 cặp nuclêôtít.<br />
B. mất 2 cặp nuclêôtít.<br />
C. mất 1 cặp nuclêôtít.<br />
D. thêm 2 cặp nuclêôtít.<br />
Câu 4: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào<br />
của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là<br />
A. 22.<br />
B. 44.<br />
C. 20.<br />
D. 80.<br />
Câu 5: Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành<br />
A. đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gen) và tạo điều kiện cho<br />
gen được biểu hiện.<br />
B. đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó được<br />
biểu hiện.<br />
C. đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển<br />
và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.<br />
D. lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai<br />
đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái.<br />
Câu 6: Một phân tử ADN khi thực hiện tái bản 1 lần có 50 đoạn Okazaki và 70 đoạn mồi, biết kích<br />
thước của các đơn vị tái bản đều bằng 0,306µm. Môi trường nội bào cung cấp tổng số nucleotit cho<br />
phân tử ADN trên tái bản 3 lần là:<br />
A. 126.000<br />
B. 340.000<br />
C. 270.000<br />
D. 180.000<br />
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X.<br />
B. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.<br />
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin.<br />
D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.<br />
<br />
Câu 8: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB =<br />
l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm<br />
sắc thể đó là:<br />
A. CABD<br />
B. BACD<br />
C. DABC<br />
D. ABCD<br />
Câu 9: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng<br />
quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng<br />
thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd ×<br />
AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ<br />
A. 1/64.<br />
B. 5/16.<br />
C. 3/32.<br />
D. 15/64.<br />
Câu 10: Cho biết các côđon trên mARN mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX Pro; GXA - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có<br />
trình tự các nuclêôtit là 5’TGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho<br />
đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là<br />
A. Gly-Pro-Ser-Arg<br />
B. Ser-Ala-Gly-Pro<br />
C. Pro-Gly-Ser-Ala<br />
D. Ser-Arg-Pro-Gly<br />
Câu 11: Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?<br />
A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.<br />
B. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường.<br />
C. Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.<br />
D. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường.<br />
Câu 12: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở người, ta thấy những người có nhiễm sắc thể giới tính là XY,<br />
XXY hoặc XXXY đều là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới tính là XX, XO hoặc XXX đều<br />
là nữ. Có thể rút ra kết luận<br />
A. sự biểu hiện giới tính chỉ phụ thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể giới tính X<br />
B. gen quy định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y<br />
C. nhiễm sắc thể Y không mang gen quy định tính trạng giới tính.<br />
D. sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính X quyết định giới tính nữ.<br />
Câu 13: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?<br />
A. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.<br />
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.<br />
C. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN<br />
D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.<br />
Câu 14: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm<br />
A. tăng tỉ lệ dị hợp.<br />
B. giảm tỉ lệ đồng hợp.<br />
C. tăng biến dị tổ hợp.<br />
D. tạo dòng thuần.<br />
Câu 15: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người: (1) Bệnh phêninkêto niệu. (2) Bệnh<br />
ung thư máu. (3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao. (5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu<br />
khó đông. Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:<br />
A. (2), (3), (4), (6).<br />
B. (3), (4), (5), (6).<br />
B. C. (1), (2), (5).<br />
D. (1), (2), (4), (6).<br />
Câu 16: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen<br />
trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3<br />
tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ<br />
A. 81/256.<br />
B. 27/64.<br />
C. 27/256.<br />
D. 9/64.<br />
Câu 17: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường<br />
hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là<br />
A. 6.<br />
B. 8.<br />
C. 2.<br />
D. 4.<br />
<br />
Câu 18: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy<br />
định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người<br />
mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là:<br />
A. 0,0025%.<br />
B. 0,025%.<br />
C. 0,0125%.<br />
D. 0,25%.<br />
Câu 19: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho<br />
cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính<br />
theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là<br />
A. 1/4.<br />
B. 2/3.<br />
C. 3/4.<br />
D. 1/2.<br />
Câu 20: Một phân tử mARN có thành phần cấu tạo gồm 2 loại ribonucleotit A, G đang tham gia dịch<br />
mã. Theo lý thuyết, trong môi trường nội bào có tối đa bao nhiêu loại tARN trực tiếp tham gia vào quá<br />
trình dịch mã dựa trên thông tin di truyền của phân tử mARN trên ?<br />
A. 6 loại.<br />
B. 20 loại.<br />
C. 4 loại.<br />
D. 8 loại.<br />
14<br />
Câu 21: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N phóng xạ. Nếu chuyển những vi<br />
khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N15 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 7 lần nhân đôi sẽ<br />
tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N15?<br />
A. 126.<br />
B. 132.<br />
C. 130.<br />
D. 128.<br />
Câu 22: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các<br />
thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí<br />
thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:<br />
A. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa<br />
B. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa<br />
C. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa<br />
D. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa<br />
Câu 23: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết<br />
các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột<br />
biến?<br />
A. AaBb, AABb<br />
B. aaBb, Aabb<br />
C. AABb, AaBB<br />
D. AABB, AABb<br />
Câu 24: Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là:<br />
A. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.<br />
B. Các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau.<br />
C. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng.<br />
D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.<br />
Câu 25: Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá<br />
trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ<br />
tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là :<br />
A. 1/2.<br />
B. 1/36.<br />
C. 1/6.<br />
D. 1/12.<br />
Câu 26: Ở người, alen A quy định mũi cong là trội hoàn toàn so với alen a quy định mũi thẳng; alen B<br />
quy định mắt đen là trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt xanh. Các locus này nằm trên các cặp<br />
nhiễm sắc thể thường khác nhau. Để sinh ra con có cả 4 lớp kiểu hình: Mũi cong, mắt đen; mũi cong,<br />
mắt xanh; mũi thẳng, mắt đen; mũi thẳng, mắt xanh thì có tối đa bao nhiêu kiểu gen của người bố có<br />
thể sinh ra các con như trên?<br />
A. 4.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 1.<br />
Câu 27: Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G,<br />
U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng<br />
hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng<br />
nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:<br />
A. G = X = 360, A = T = 240.<br />
B. G = X = 240, A = T = 360.<br />
C. G = X = 280, A = T = 320.<br />
D. G = X = 320, A = T = 280.<br />
<br />
Câu 28: Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen aaBBDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu<br />
gen AABBdd và aabbDD, người ta tiến hành:<br />
A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu<br />
hình (aaB-D-) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen aaBBDD<br />
B. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu<br />
hình (aaB-D-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen aaBBDD<br />
C. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn lọc các cây có kiểu hình (aaB-D-) cho tự thụ<br />
phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen aaBBDD<br />
D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo<br />
F2. Các cây có kiểu hình (aaB-D-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen aaBBDD<br />
Câu 29: Cho các phương pháp sau: (1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Dung hợp tế bào<br />
trần khác loài. (3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1. (4) Nuôi cấy hạt<br />
phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội. Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng<br />
thuần chủng ở thực vật là:<br />
A. (1), (2).<br />
B. (1), (4).<br />
C. (1), (3).<br />
D. (2), (3).<br />
Câu 30: Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính<br />
X có hai alen, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy<br />
định chiều cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn<br />
so với alen b quy định chân thấp. Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái<br />
lông không vằn, chân cao thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau để tạo ra F2. Dự đoán<br />
nào sau đây về kiểu hình ở F2 là đúng?<br />
A. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp.<br />
B. Tất cả gà lông không vằn, chân cao đều là gà trống.<br />
C. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao.<br />
D. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn, chân cao.<br />
Câu 31: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy<br />
định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai<br />
alen trội cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có<br />
2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả<br />
dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 180 cây quả dẹt, hoa đỏ : 150<br />
cây quả tròn, hoa đỏ : 90 cây quả dẹt, hoa trắng : 30 cây quả tròn, hoa trắng : 30 cây quả dài, hoa đỏ.<br />
Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?<br />
A. Ad//AD Bb<br />
B. aD// Ad Bb<br />
C. bd// BD Aa<br />
D. AD// Ad BB<br />
Câu 32: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu<br />
nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?<br />
A. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.<br />
B. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.<br />
C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh.<br />
D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh.<br />
II. PHẦN RIÊNG<br />
A. Phần dành riêng cho chương trình cơ bản ( 8 câu, từ câu 33 đến câu 40 )<br />
Câu 33: So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến<br />
hoá vì:<br />
A. alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy<br />
chọn lọc tự nhiên vẫn tích luỹ các gen đột biến qua các thế hệ.<br />
B. đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống,sự sinh sản<br />
của cơ thể sinh vật.<br />
<br />
C. đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ<br />
lại các đột biến có lợi.<br />
D. các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động<br />
trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.<br />
Câu 34: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không<br />
nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:<br />
A. 100% cá chép không vảy.<br />
B. 3 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.<br />
C. 2 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.<br />
D. l cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.<br />
Câu 35: Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính XAX a . Trong quá trình giảm phân<br />
phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào II. Các loại<br />
giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là:<br />
A. X AX A , XaX a , XA , Xa , O<br />
B. X AX a , O, XA, X AX A<br />
A a<br />
a a<br />
A<br />
a<br />
C. X X , X X , X , X , O<br />
D. X AX A , XAX a , XA , Xa , O<br />
Câu 36: Theo mô hình điều hòa hoạt động gen Operon Lac ở vi khuẩn E.coli thì<br />
A. các gen cấu trúc Z, Y, A chỉ có chung 1 vùng điều hòa và vùng kết thúc.<br />
B. sản phẩn của các gen cấu trúc sau phiên mã là 3 phân tử mARN.<br />
C. gen điều hòa tổng hợp protein ức chế khi có sự hiện diện của lactose.<br />
D. sản phẩm cuối cùng sau khi dịch mã là 1 chuỗi polipeptit tương ứng với enzim phân giải<br />
lactose.<br />
Câu 37: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:<br />
A. UGU, UAA, UAG<br />
B. UUG, UGA, UAG<br />
C. UAG, UAA, UGA<br />
D. UUG, UAA, UGA<br />
Câu 38: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:<br />
A. tháo xoắn phân tử ADN.<br />
B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.<br />
C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.<br />
D. nối các đoạn Okazaki với nhau.<br />
Câu 39: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của<br />
A. mạch mã hoá.<br />
B. mARN.<br />
C. tARN.<br />
D. mạch mã gốc.<br />
Câu 40: Bộ ba AAT trong mã di truyền của các sinh vật từ virut, vi khuẩn cho đến người đều mã hoá<br />
cho axit amin lơxin, điều này nói lên đặc điểm nào của mã di truyền?<br />
A. tính phổ biến<br />
B. tính liên tục<br />
C. tính đặc hiệu<br />
D. tính thoái hoá<br />
B. Phần dành riêng cho chương trình nâng cao ( 8 câu, từ câu 41 đến câu 48 )<br />
Câu 41: Khi nói về quan hệ cạnh tranh, phát biểu nào sau đây không đúng?<br />
A. Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của loài, giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ cá<br />
thể phù hợp với sức chứa của môi trường.<br />
B. Khi mối quan hệ giữa các cá thể cạnh tranh nhau quá gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở<br />
nên đối kháng nhau.<br />
C. Trong mối quan hệ cạnh tranh giữa hai loài, loài thắng thế sẽ có lợi còn loài bị thua sẽ bất<br />
lợi.<br />
D. Quan hệ cạnh tranh có thể xuất hiện giữa các cá thể thuộc cùng một loài hoặc giữa các loài<br />
sinh vật khác nhau.<br />
Câu 42: Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí<br />
thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ ba sẽ là:<br />
A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa<br />
B. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa<br />
C. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa<br />
D. 0, 375AA : 0,25Aa : 0,375aa<br />
<br />