TRƯỜNG THPT TRÀM CHIM<br />
GV Huỳnh Thị Thanh Thảo<br />
Sđt: 0989860286<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
(Đề gồm có 05 trang)<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I<br />
Năm học: 2016-2017<br />
Môn thi: SINH HỌC- Lớp 12<br />
Thời gian: 50 phút<br />
<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu 8 điểm)<br />
Câu 1: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào<br />
A. tác động của các tác nhân gây đột biến.<br />
B. điều kiện môi trường sống của thể đột<br />
biến.<br />
C. tổ hợp gen mang đột biến.<br />
D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.<br />
Câu 2: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là<br />
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.<br />
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.<br />
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.<br />
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.<br />
Câu 3: Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự nuclêôtit được phiên mã từ một gen có đoạn<br />
mạch bổ sung là AGX TTA GXA?<br />
A. TXG AAT XGT.<br />
B. UXG AAU XGU.<br />
C. AGX TTA GXA.<br />
D. AGX UUA GXA.<br />
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?<br />
A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.<br />
B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.<br />
C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.<br />
D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.<br />
Câu 5: Quá trình phiên mã xảy ra ở<br />
A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn.<br />
B. sinh vật có ADN mạch kép.<br />
C. sinh vật nhân chuẩn, vi rút.<br />
D. vi rút, vi khuẩn.<br />
Câu 6: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm<br />
giúp<br />
A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.<br />
B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.<br />
C. tổng hợp các prôtêin cùng loại.<br />
D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.<br />
Câu 7: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn<br />
A. phiên mã.<br />
B. dịch mã.<br />
C. sau dịch mã.<br />
D. sau phiên mã.<br />
Câu 8: Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi trường<br />
A. không có chất ức chế.<br />
B. có chất cảm ứng.<br />
C. không có chất cảm ứng.<br />
D. có hoặc không có chất cảm ứng.<br />
Câu 9: Trong cấu trúc của một opêron Lac, nằm ngay trước vùng mã hóa các gen cấu trúc là<br />
A. vùng điều hòa.<br />
B. vùng vận hành.<br />
C. vùng khởi động.<br />
D. gen điều hòa.<br />
Câu 10: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba<br />
đó là:<br />
A. UGU, UAA, UAG<br />
B. UUG, UGA, UAG<br />
C. UAG, UAA, UGA<br />
D. UUG, UAA, UGA<br />
Câu 11: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể<br />
<br />
A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.<br />
B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.<br />
C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.<br />
D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.<br />
11Câu 12: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào<br />
được gọi là<br />
A. tâm động.<br />
B. hai đầu mút NST.<br />
C. eo thứ cấp.<br />
D. điểm khởi đầu<br />
nhân đôi.<br />
Câu 13: Dạng đột biến nào được ứng dụng ở một số giống cây trồng?<br />
A. Đột biến gen.<br />
B. Mất đoạn nhỏ.<br />
C. Chuyển đoạn nhỏ.<br />
D. Đột biến lệch bội.<br />
Câu 14: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là<br />
A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ.<br />
B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.<br />
C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao.<br />
D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.<br />
Câu 15: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là<br />
A. 12.<br />
B. 24.<br />
C. 25.<br />
D. 23.<br />
Câu 16: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được<br />
gọi là<br />
A. thể ba.<br />
B. thể ba kép.<br />
C. thể bốn.<br />
D. thể tứ bội<br />
Câu 17. Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc<br />
của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?<br />
A. Thêm một cặp nuclêôtit.<br />
B. Thay thế một cặp nuclêôtit.<br />
C. Mất một cặp nuclêôtit.<br />
D. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.<br />
Câu 18. Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:<br />
A. gen điều hòa - vùng vận hành - vùng khởi động - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)<br />
B. vùng khởi động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)<br />
C. gen điều hòa - vùng khởi động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)<br />
D. vùng khởi động - gen điều hòa - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)<br />
Câu 19. Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ<br />
cho thế hệ sau<br />
A. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen<br />
B. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen<br />
8 kiểu hình: 12 kiểu gen<br />
C.<br />
D. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen<br />
Câu 20: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)<br />
A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.<br />
B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.<br />
C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.<br />
D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.<br />
Câu 21: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng<br />
A. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.<br />
B. các gen phân li và tổ hợp trong<br />
giảm phân.<br />
C. sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào.<br />
D. biến dị tổ hợp phong phú ở loài<br />
giao phối.<br />
Câu 22. Đối với các loài sinh sản hữu tính, bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con:<br />
A. tính trạng<br />
B. kiểu gen<br />
C. kiểu hình<br />
D. alen<br />
Câu 23: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi<br />
<br />
A. ở một tính trạng.<br />
B. ở một loạt tính trạng do nó chi phối.<br />
C. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối.<br />
D. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể.<br />
Câu 24: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng<br />
tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng<br />
A. tương tác bổ trợ.<br />
B. tương tác bổ sung.<br />
C. tương tác cộng gộp.<br />
D. tương tác gen.<br />
Câu 25: Hoán vị gen thường có tần số nhỏ hơn 50% vì<br />
A. các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.<br />
B. các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết.<br />
C. chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.<br />
D. hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài và điều kiện môi trường sống.<br />
Câu 26: Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì cách viết<br />
kiểu gen nào dưới đây là không đúng?<br />
A.<br />
<br />
AB<br />
ab<br />
<br />
B.<br />
<br />
Ab<br />
Ab<br />
<br />
C.<br />
<br />
Aa<br />
bb<br />
<br />
D.<br />
<br />
Ab<br />
ab<br />
<br />
Câu 27: Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn?<br />
A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.<br />
B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, rất đa dạng và phong phú.<br />
C. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới.<br />
D. Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp.<br />
Câu 28: Gen ở vùng tương đồng trên cặp nhiễm sắc thể giới tính XY di truyền<br />
A. thẳng.<br />
B. chéo.<br />
C. như gen trên NST thường.<br />
D. theo dòng<br />
mẹ.<br />
Câu 29: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính<br />
X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm<br />
từ<br />
A. bố.<br />
B. bà nội.<br />
C. ông nội.<br />
D. mẹ.<br />
Câu 30: Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào?<br />
A. Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ<br />
B. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau<br />
C. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống mẹ<br />
D. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau<br />
Câu 31: Thường biến có đặc điểm là những biến đổi<br />
A. đồng loạt, xác định, một số trường hợp di truyền.<br />
B. đồng loạt, không xác định, không di truyền.<br />
C. đồng loạt, xác định, không di truyền.<br />
D. riêng lẻ, không xác định, di truyền.<br />
Câu 32: Mức phản ứng là<br />
A. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường.<br />
B. tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.<br />
C. khả năng phản ứng của sinh vật trước những điều kiện bất lợi của môi trường.<br />
D. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.<br />
II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) thí sinh chọn một trong hai phần sau<br />
A. BAN CƠ BẢN (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)<br />
Câu 33: Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?<br />
<br />
I. Aa x aa; II. Aa x Aa; III. AA x aa; IV. AA x Aa; V. aa x aa.<br />
Câu trả lời đúng là:<br />
A. I, III, V.<br />
B. I, III<br />
.<br />
C. II, III.<br />
D. I, V.<br />
Câu 34: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt<br />
vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?<br />
A. 100% hạt vàng.<br />
B. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh.<br />
C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.<br />
D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.<br />
Câu 35: Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn?<br />
A. AA AA.<br />
B. AA aa.<br />
C. aa AA.<br />
D. aa aa.<br />
Câu 36: Hiện tượng di truyền nào của sinh vật:<br />
A. Phân li độc lập.<br />
B. Hoán vị gen.<br />
C. Liên kết gen.<br />
D. Tương<br />
tác gen.<br />
Câu 37: Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so cới cánh cụt. Khi lai ruồi<br />
thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài.<br />
Cho con cái F1 lai với con đực thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ<br />
A. 1 xám, dài : 1 đen, cụt : 1 xám, cụt : 1 đen, dài.<br />
B. 0,31 xám, dài : 0,31 đen, cụt : 0,19 xám, cụt : 0,19 đen, dài.<br />
C. 0,415 xám, dài : 0,415 đen, cụt : 0,085 xám, cụt : 0,085 đen, dài.<br />
D. 0,21 xám, dài : 0,21 đen, cụt : 0,29 xám, cụt : 0,29 đen, dài.<br />
Câu 38. Hậu quả của đột biến cấu trúc liên quan đến NST 21 ở người là:<br />
A. gây bệnh ung thư máu.<br />
B. gây hội chứng Đao.<br />
C. thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.<br />
D. gây hội chứng mèo kêu<br />
Câu 39. Quan sát 2 đoạn mạch gốc của một gen trước và sau đột biến:<br />
Trước đột biến:<br />
……….A T G X T T A G X A A A T X ………<br />
Sau đột biến:<br />
……….A T G X T A G X A A A T X…………<br />
Đột biến trên thuộc dạng<br />
A. thêm cặp nucleotit.<br />
B. đảo vị trí cặp nucleotit.<br />
C. thay thế cặp nucleotit.<br />
D. mất cặp nucleotit.<br />
Câu 40. Cơ thể sinh vật có số lượng NST trong nhân của tế bào sinh dưỡng tăng lên một số<br />
nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài (3n, 4n, 5n…), đó là<br />
A. thể lưỡng bội.<br />
B. thể đơn bội.<br />
C. thể đa bội.<br />
D. thể lệch bội.<br />
B. BAN NÂNG CAO (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)<br />
Câu 41: Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng?<br />
A. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự<br />
thụ.<br />
B. Thể hiện tính đa hình.<br />
C. Số lượng cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm qua các thế hệ.<br />
D. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.<br />
Câu 42: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 31 AA : 11 aa. Sau 5 thế hệ tự phối thì quần<br />
thể có cấu trúc di truyền như thế nào?<br />
A. 29 AA : 13 aa.<br />
: 11 aa.<br />
<br />
B. 30 AA : 12 aa.<br />
<br />
C. 28 AA : 14 aa.<br />
<br />
D. 31 AA<br />
<br />
Câu 43: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 60 AA : 40 aa. Sau 5 thế hệ ngẫu phối thì<br />
quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?<br />
A. 0,25 AA + 0,5 Aa + 0,25 aa = 1.<br />
<br />
B. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1.<br />
<br />
C. 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa = 1.<br />
D. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1.<br />
Câu 44: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên<br />
A. vốn gen của quần thể.<br />
B. kiểu gen của quần thể.<br />
C. kiểu hình của quần thể.<br />
D. thành phần kiểu gen của quần thể.<br />
Câu 45: Trong kĩ thuật chọc dò dịch ối để chuẩn đoán trước khi sinh ở người, đối tượng được<br />
kiểm tra là<br />
A. tính chất của nước ối.<br />
B. các tế bào thai bong ra trong nước ối.<br />
C. các tế bào tử cung của mẹ.<br />
D. Tế bào bạch cầu.<br />
Câu 46: Trong chọn giống, người ta tạo các dòng thuần để<br />
A. tạo ra dòng chứa toàn gen trội.<br />
B. loại bỏ một số gen lặn có hại ra khỏi<br />
giống.<br />
C. tạo ra dòng có ưu thế lai.<br />
D. duy trì để tránh thoái hoá.<br />
Câu 47: Cách giải thích nào sau đây về nguyên nhân làm cho con lai F1 có sức sống, sinh<br />
trưởng, phát triển... mạnh nhất?<br />
A. F1 có nhiều gen trội có lợi ở trạng thái đồng hợp.<br />
B. F1 có nhiều gen trội có lợi.<br />
C. F1 không có các gen lặn gây hại.<br />
D. F1 có nhiều gen trội có lợi ở trạng thái dị hợp.<br />
Câu 48: Phương pháp nào dưới đây tạo ưu thế lai tốt nhất?<br />
A. Lai khác nòi.<br />
B. Lai khác dòng. C. Lai khác loài.<br />
D. Lai khác thứ.<br />
<br />