TRƯỜNG THPT TRƯỜNG XUÂN<br />
<br />
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HỌC KÌ I KHỐI 12 NĂM HỌC 2016-2017<br />
MÔN SINH HỌC<br />
<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu 8 điểm)<br />
Câu 1: Phiên mã là quá trình<br />
A. tổng hợp ARN từ ADN.<br />
B. tổng hợp prôtêin từ mARN.<br />
C. tổng hợp ARN từ ARN.<br />
D. tổng hợp ADN từ mARN.<br />
Câu 2: Mã di truyền mang tính thoái hóa, nghĩa là<br />
A. một mã bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin khác nhau.<br />
B. các mã bộ ba nằm nối tiếp nhau, không gối lên nhau.<br />
C. nhiều mã bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 axit amin.<br />
D. các loài sinh vật có một bộ mã di truyền giống nhau.<br />
Câu 3: Trong mô hình Operon Lac, vùng vận hành có chức năng<br />
A. Là nơi liên kết với protein ức chế.<br />
B. Tổng hợp protein ức chế.<br />
C. Là nơi liên kết với enzim ARN polimeraza.<br />
D. Là nơi liên kết với lactozơ.<br />
Câu 4: Ở người, thể lệch bội có ba NST 21 sẽ gây ra<br />
A. hội chứng Claiphentơ.<br />
B. bệnh ung thư máu.<br />
C. hội chứng mèo kêu.<br />
D. hội chứng Đao.<br />
Câu 5: Menđen đã dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ trên đậu Hà Lan nhằm<br />
mục đích<br />
A. tạo các cơ thể dị hợp.<br />
B. tạo ưu thế lai.<br />
C. tạo dòng thuần.<br />
D. xác định kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội.<br />
Câu 6: Điều kiện quan trọng nhất để các gen di truyền tuân theo quy luật phân li độc lập là<br />
A. các cặp gen nằm trên cùng một cặp NST giới tính.<br />
B. các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.<br />
C. các cặp gen nằm trên cùng một cặp NST tương đồng.<br />
D. các cặp gen phải cùng quy định một cặp tính trạng.<br />
Câu 7: Dạng tương tác gen không alen được ứng dụng nhiều vào sản xuất nông nghiệp là<br />
A. tương tác gen kiểu bổ sung.<br />
B. tương tác gen kiểu cộng gộp.<br />
C. tương tác gen kiểu trội hoàn toàn.<br />
D. tương tác gen kiểu trội không hoàn toàn.<br />
Câu 8: Mức phản ứng của kiểu gen là<br />
A. tập hợp các kiểu hình trong các điều kiện môi trường khác nhau của cùng một kiểu gen.<br />
B. khả năng phản ứng của mỗi gen trong điều kiện môi trường khác nhau.<br />
C. giới hạn biến đổi của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau.<br />
D. giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau.<br />
Câu 9: Trong quá trình nhân đôi ADN thì enzim ADN polimeraza trượt trên mạch khuôn theo<br />
chiều 3’-5’ để<br />
A. tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’ với nguyên tắc bổ sung A nối với U và G nối với X.<br />
B. tổng hợp mạch mới theo chiều 3’-5’ với nguyên tắc bổ sung A nối với T và G nối với X.<br />
C. tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’ với nguyên tắc bổ sung A nối với T và G nối với X.<br />
D. tổng hợp mạch mới theo chiều 3’-5’ với nguyên tắc bổ sung A nối với U và G nối với X.<br />
<br />
Câu 10: Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau:<br />
3’TXG XXT GGA TXG5’ (Mạch mã gốc)<br />
5’AGX GGA XXT AGX3’<br />
Trình tự các nuclêôtit tương ứng trên mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên là<br />
A. 5’AGX GGA XXU AGX3’.<br />
B. 5’AXG XXU GGU UXG3’<br />
C. 5’UGX GGU XXU AGX3’.<br />
D. 3’AGX GGA XXU AGX5’<br />
Câu 11: Khi nói về quá trình dịch mã, kết luận nào sau đây KHÔNG đúng?<br />
A. Liên kết bổ sung được hình thành trước liên kết peptit.<br />
B. Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.<br />
C. Bộ ba kết thúc quy định axit amin trên chuỗi pôlipeptit.<br />
D. Chiều dịch chuyển của ribôxôm ở trên mARN là 5’- 3’.<br />
Câu 12: Ở sinh vật nhân sơ, đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường là đột biến trung tính không có<br />
lợi cũng không có hại). Nguyên nhân là vì<br />
A. tính chất đặc hiệu của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác làm<br />
prôtêin biến đổi.<br />
B. tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba<br />
khác.<br />
C. tính chất phổ biến của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác.<br />
D. tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác<br />
nhưng cùng mã hóa cho một loại axit amin.<br />
Câu 13: Cho biết một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm một liên<br />
kết hiđrô của gen. Dạng đột biến này có thể là<br />
A. mất 1 cặp nuclêôtit loại A-T.<br />
B. thêm 1 cặp nuclêôtit loại G-X.<br />
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit loại A-T bằng 1 cặp nuclêôtit loại G-X.<br />
D. thay thế 1 cặp nuclêôtit loại G-X bằng 1 cặp nuclêôtit loại A-T.<br />
Câu 14: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?<br />
NST(1) ABCD.EFGH đột biến thành ABGFE.DCH<br />
NST(2) ABCD.EFGH đột biến thành AD.EFGBCH<br />
A. NST (1): đảo đoạn chứa tâm động; NST (2): đảo đoạn không chứa tâm động.<br />
B. NST (1): đảo đoạn chứa tâm động; NST (2) chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.<br />
C. NST (1): chuyển đoạn không chứa tâm động; NST (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc<br />
thể.<br />
D. NST (1): chuyển đoạn chứa tâm động; NST (2): đảo đoạn chứa tâm động.<br />
Câu 15: Ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Số NST có trong thể tam nhiễm (ba<br />
nhiễm) là<br />
A. 21<br />
B. 19<br />
C. 10<br />
D. 30<br />
Câu 16: Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn.<br />
Trong các phép lai dưới đây, những phép lai nào là phép lai phân tích?<br />
(1). Aa x aa<br />
(2). Aa x Aa<br />
(3). AA x aa<br />
(4). AA x Aa<br />
(5). aa x aa<br />
(6). AA x AA<br />
A. 2,5.<br />
B. 1,3.<br />
C. 3,6.<br />
D. 1,4.<br />
Câu 17: Cơ thể có kiểu gen AaBbdd cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?<br />
A. 8.<br />
B. 10<br />
C. 16<br />
D. 4<br />
Câu 18: Cho các nhận xét sau về tần số hoán vị gen:<br />
(1) Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST.<br />
(2) Tần số hoán vị gen có thể vượt quá 50%.<br />
(3) Các gen nằm càng gần tâm động, tần số hoán vị gen càng lớn.<br />
(4) Tần số hoán vị gen tỉ tỉ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên NST.<br />
<br />
(5) Tất cả các loài sinh vật tần số hoán vị ở cả 2 giới đực và cái đều như nhau.<br />
Số ý đúng là<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 5.<br />
Câu 19: Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là do:<br />
A. Gen quy định giới tính nằm trên các NST thường.<br />
B. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính.<br />
C. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST X.<br />
D. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y.<br />
Câu 20: Xét một loài thực vật màu hoa do 2 cặp gen phân li độc lập. Khi tiến hành phép lai P:<br />
AaBb x AaBb người ta thu được tỉ lệ kiểu hình là 9 hoa đỏ: 3 hoa vàng: 3 hoa tím: 1 hoa trắng. Màu<br />
sắc hoa di truyền tuân theo quy luật<br />
A. Phân li độc lập<br />
B. Tương tác gen kiểu cộng gộp<br />
C. Tương tác gen kiểu bổ sung<br />
D. Tương tác gen alen<br />
Câu 21: Cho cơ thể có kiểu gen<br />
<br />
AB<br />
, hiện tượng hoán vị gen xảy ra với tần số 30%, thì tỉ lệ các<br />
ab<br />
<br />
giao tử là<br />
A. AB = ab = 35%; Ab = aB = 15%<br />
B. AB = ab = 20%; Ab = aB = 30%<br />
B. AB = ab = 15%; Ab = aB = 35%<br />
D. AB = ab = 30%; Ab = aB = 20%<br />
Câu 22: Cho các bước sau:<br />
(1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.<br />
(2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen.<br />
(3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.<br />
Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như<br />
sau:<br />
A. (2) → (1) → (3).<br />
B. (3) → (1) → (2).<br />
C. (1) → (2) → (3).<br />
D. (1) → (3) → (2).<br />
Câu 23: Một gen D có số nulcêôtit là 3000, số liên kết hiđrô là 3600. Gen D bị đột biến thành gen d<br />
có số liên kết hiđrô là 3599. Cho các nhận xét sau<br />
(1) Gen có số Nuclêôtit loại A là 900.<br />
(2) Gen có số Nuclêôtit loại G là 600.<br />
(3) Đột biến gen D thành gen d là dạng đột biến thay thế một cặp A-T thành một cặp G-X.<br />
(4) Gen d có số nuclêôtit loại T là 899.<br />
(5) Gen D và d có chiều dài bằng nhau.<br />
Số ý đúng là<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 5.<br />
Câu 24: Cho 2 loài thực vật, loài A có kiểu gen là AaBb và loài B có kiểu gen là DdEe. Tiến hành<br />
lai xa 2 loài thực vật và đa bội hóa. Dạng song nhị bội nào KHÔNG tạo được từ quá trình trên?<br />
A. AaBbDdEe.<br />
B. AABBDDEE.<br />
C. AAbbDDee.<br />
D. aabbDDEE.<br />
Câu 25: Ở một loài thực vật, gen A qui định hạt màu nâu trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt<br />
màu trắng; các cơ thể đem lai giảm phân đều cho giao tử 2n. Phép lai không thể tạo ra con lai có<br />
kiểu hình hạt màu trắng là<br />
A. AAaa x AAaa.<br />
B. AAAa x aaaa.<br />
C. Aaaa x Aaaa.<br />
D. AAaa x Aaaa.<br />
Câu 26: Ở đậu Hà lan, màu sắc hạt được quy định bởi một gen có hai alen A: quy định đậu hạt<br />
vàng, a: quy định đậu hạt xanh; B: quy định đậu hạt trơn, b: quy định đậu hạt nhăn. Tiến hành phép<br />
lai(P): hạt vàng, trơn lai với đậu hạt vàng, nhăn. Ở thế hệ F1 người ta thu được tỉ lệ phân li kiểu hình<br />
là 3 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. Biết không xảy ra đột biến, tính trạng<br />
trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, hai cây mang lai ở thế hệ P có kiểu gen là<br />
<br />
A. AaBb x Aabb.<br />
C. Aabb x AaBB.<br />
<br />
B. AaBb x aaBb.<br />
D. AaBb x aaBB.<br />
<br />
Câu 27: Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen<br />
hình quả vàng, bầu dục có kiểu gen<br />
<br />
Ab AB<br />
. Hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số 20%, kiểu<br />
<br />
aB ab<br />
<br />
ab<br />
. Kết quả nào sau đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng,<br />
ab<br />
<br />
bầu dục ở đời con?<br />
A. 6%.<br />
B. 4%.<br />
C. 16%.<br />
D. 9%.<br />
Câu 28: Ở một loài thực vật màu sắc lá do gen nằm ngoài nhân quy định. Cho cây lá đốm thụ phấn<br />
cho cây lá xanh thu được F1, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn và thu được F2. Kết luận nào đúng?<br />
A. F1 có 100% cây lá xanh và F2 có 1 cây lá xanh: 1 cây lá đốm.<br />
B. F1 có 100% cây lá đốm và F2 có 100% cây lá đốm.<br />
C. F1 có 100% cây lá xanh và F2 có 100% cây lá xanh.<br />
D. F1 có 100% cây lá đốm và F2 có 3 cây lá đốm: 1 cây lá xanh.<br />
Câu 29: Cho một phân tử ADN nhân đôi một số lần, sau đó người ta đếm được 30 mạch<br />
polinuclêôtit có nguyên liệu từ môi trường cung cấp. Số ADN con có 2 mạch polinuclêôtit được cấu<br />
tạo từ nguyên liệu do môi trường cung cấp là<br />
A. 2.<br />
B. 15.<br />
C. 16.<br />
D. 14.<br />
Câu 30: Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Biết số lượng nhiễm sắc thể đơn trong<br />
tế bào sinh dưỡng của các thể đột biến như sau<br />
(1) 15<br />
(2) 18<br />
(3) 25<br />
(4) 30<br />
(5) 33<br />
(6) 42<br />
Thể đột biến thuộc dạng đa bội lẽ là<br />
A. (2), (5), (6)<br />
B. (1), (3), (5)<br />
C. (2), (4), (6)<br />
D. (3), (5), (6)<br />
Câu 31: Ở một loài thực vật, một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.<br />
Thực hiện phép lai (P): AaBBDd x AaBbDd. Biết không có đột biến xảy ra.<br />
Tính theo lí thuyết, trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?<br />
(1). Ở thế hệ F1 thu được tối đa 4 loại kiểu hình.<br />
(2). Ở thế hệ F1 thu được tối đa 18 loại kiểu gen.<br />
(3). Ở thế hệ F1, các cây có kiểu gen AaBBdd chiếm tỉ lệ 1/8<br />
(4). Ở thế hệ F1 thu được các cây có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 1/6<br />
A. 1.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D.4.<br />
Câu 32: Cho biết ở người bệnh mù màu do một gen lặn a nằm trên vùng không tương đồng của<br />
NST X quy định, gen A quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng trong đó chồng bị mù<br />
màu, vợ có mắt nhìn màu bình thường nhưng sinh được 1 người con trai bị mù màu. Trong các<br />
nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?<br />
(1) Người con trai bệnh nói trên nhận gen bệnh từ mẹ của anh ta.<br />
(2) Cặp vợ chồng trên có thể sinh ra người con gái bị bệnh mù màu.<br />
(3) Bệnh mù màu tuân theo quy luật di truyền chéo.<br />
(4) Cặp vợ chồng trên khi sinh con trai thì luôn bị bệnh mù màu do người chồng đã bị bệnh.<br />
(5) Cặp vợ chồng trên có thể sinh ra một người con gái bình thường.<br />
A. 4.<br />
B. 3.<br />
C. 2.<br />
D.1.<br />
II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) thí sinh chọn một trong hai phần sau<br />
<br />
A. BAN CƠ BẢN (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)<br />
Câu 33: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là<br />
A. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của AND theo hai hướng ngược chiều nhau.<br />
B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn<br />
ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.<br />
C. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN<br />
mẹ ban đầu.<br />
D. trong hai ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng<br />
hợp.<br />
Câu 34: Đột biến NST gồm các dạng<br />
A. Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.<br />
B. Thêm và đảo đoạn NST.<br />
C. Lệch bội và đa bội.<br />
D. Đa bội chẵn và đa bội lẻ.<br />
Câu 35: Moocgan dùng phép lai gì để tìm ra được quy luật di truyền liên kết gen?<br />
A. Tự thụ<br />
B. Lai phân tính<br />
C. Lai phân tích<br />
D. Lai thuận nghịch<br />
Câu 36: Ở ruồi giấm, cặp NST giới tính của con đực bình thường là<br />
A. XX<br />
B. XY<br />
C. XO<br />
D. XXY<br />
Câu 37: Khi tế bào nhân thực tổng hợp prôtêin, thì axit amin luôn có mặt ở mọi pôlipeptit sơ khai<br />
là:<br />
A. Lơxin.<br />
B. Valin.<br />
C. Mêtiônin.<br />
D. Alanin.<br />
Câu 38: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu<br />
nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?<br />
A. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.<br />
B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh.<br />
C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.<br />
D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh<br />
Câu 39: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nuclêôtit, tích của 2 loại Nu không bổ sung là 4%,<br />
biết Nuclêôtit loại Ađênin nhiều hơn loại Guanin. Đoạn ADN này<br />
A. có 1200 ađênin.<br />
B. có 450 guanin.<br />
C. 3200 liên kết hiđrô.<br />
D. có 3000 liên kết cộng hóa trị giữa các Nu<br />
Câu 40: Trong các phép lai dưới đây, có bao nhiêu phép lai có thể tạo ra con lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp<br />
gen?<br />
(1) AaBbDd x AaBbDd<br />
(2) AaBBDd x AaBBDd<br />
(3) AaBBDd x AaBbDD<br />
(4) AABBDd x AAbbDd<br />
(5) AabbDD x AABBDd<br />
(6) aabbDd x AaBbdd<br />
A. 3.<br />
B. 4.<br />
C. 5.<br />
D. 6.<br />
<br />
B. BAN NÂNG CAO (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)<br />
Câu 41: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật Hacđi – Vanbec?<br />
<br />
A. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số của các alen<br />
trội có khuynh hướng tăng dần, tần số các alen lặn có khuynh hướng giảm dần qua các thế<br />
hệ.<br />
B. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối<br />
của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng tăng dần từ thế hệ này sang thế hệ khác.<br />
<br />