SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT A NGHĨA HƯNG<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KÌ I<br />
Môn : Vật lý 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút;<br />
(40 câu trắc nghiệm)<br />
Mã đề thi<br />
357<br />
<br />
Câu 1: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là<br />
A. li độ và tốc độ.<br />
B. biên độ và gia tốc.<br />
C. biên độ và tốc độ.<br />
D. biên độ và năng lượng.<br />
Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa. Khi đi qua vị trí cân bằng, tốc độ của chất điểm là<br />
<br />
40cm/s, tại vị trí biên gia tốc có độ lớn 200cm/s2. Biên độ dao động của chất điểm là<br />
A. 5cm.<br />
B. 0,1m.<br />
C. 0,8m.<br />
D. 8cm.<br />
Câu 3: Gia tốc của chất điểm dao động điều hòa bằng không khi<br />
A. vận tốc cực đại hoặc cực tiểu<br />
B. vận tốc bằng 0<br />
C. li độ cực tiểu<br />
D. li độ cực đại<br />
Câu 4: Tìm phát biểu đúng về con lắc lò xo ?<br />
A. Lực kéo về là lực nén của lò xo<br />
B. Con lắc nằm ngang, lực kéo về là lưc kéo.<br />
C. Lực kéo về chính là lực đàn hồi<br />
D. Lực kéo về là tổng tất cả các lực tác dụng lên vật<br />
Câu 5: Môt vật dao động điều hòa với biên độ A = 8 cm, tìm pha dao động ứng với li độ x = 4 cm<br />
A. π/3<br />
B. 2π/3<br />
C. π/6<br />
D. 5π/6<br />
Câu 6: Mét vËt dao ®éng ®iÒu hoµ, trong thêi gian 1 phót vËt thùc hiÖn ®-îc 30 dao ®éng. Chu k×<br />
dao ®éng cña vËt lµ<br />
A. 2s.<br />
B. 30s.<br />
C. 0,5s.<br />
D. 1s.<br />
Câu 7: :Để duy trì dao động cho một cơ hệ mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó, ta phải<br />
A. Tác dụng vào vật dao động một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.<br />
B. Làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.<br />
C. Tác dụng vào vật dao động một ngoại lực không thay đổi theo thời gian.<br />
D. Tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng<br />
chu kì.<br />
Câu 8: Gọi k là độ cứng của lò xo, m là khối lượng của vật nặng. Bỏ qua ma sát khối lượng của lò<br />
xo và kích thước vật nặng. Công thức tính chu kỳ của dao động?<br />
m<br />
m<br />
k<br />
A. T = 2<br />
B. T = 2 k.m<br />
C. T = 2<br />
D. T = 2<br />
k<br />
k<br />
m<br />
Câu 9: Chọn sai khi nói về dao động cưỡng bức<br />
A. Tần số dao động bằng tần số của ngoại lực<br />
B. Dao động theo quy luật hàm sin của thời gian<br />
C. Tần số ngoại lực tăng thì biên độ dao động tăng<br />
D. Biên độ dao động phụ thuộc vào tần số của ngoại lực<br />
Câu 10: Trong một dao động điều hòa của con lắc lò xo thì:<br />
A. Lực phục hồi bằng 0 khi vật qua VTCB<br />
B. Lực hồi phục cũng là lực đàn hồi<br />
C. Lực đàn hồi luôn khác 0<br />
D. Lực đàn hồi bằng 0 khi vật qua VTCB<br />
Câu 11: Biết pha ban đầu của một vật dao động điều hòa , ta xác định được:<br />
A. Chu kỳ và trạng thái dao động<br />
B. Quỹ đạo dao động<br />
C. Chiều chuyển động của vật lúc ban đầu<br />
D. Cách kích thích dao động<br />
`<br />
<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 357<br />
<br />
Câu 12: Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao<br />
<br />
3<br />
<br />
động này có phương trình lần lượt là x1 = 4 cos(10t + ) (cm) và x2 = 3cos(10t ). Độ lệch pha<br />
4<br />
4<br />
của hai dao động là<br />
A. π<br />
B. - π/2<br />
C. 3π/4<br />
D. π/4<br />
Câu 13: Một vật dao động nằm ngang trên quỹ đạo dài 10 cm, tìm biên độ dao động.<br />
A. 4cm<br />
B. 10 cm<br />
C. 5 cm<br />
D. 8 cm<br />
Câu 14: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ); trong đó A, ω là<br />
các hằng số dương. Pha của dao động ở thời điểm t là<br />
A. (ωt +φ).<br />
B. ω.<br />
C. φ.<br />
D. ωt.<br />
Câu 15: Một vật dao động điều hòa, khi vật đi từ vị trí cân bằng ra điểm giới hạn thì<br />
A. Chuyển động của vật là chậm dần đều.<br />
B. lực tác dụng lên vật có độ lớn tăng dần.<br />
C. Vận tốc của vật giảm dần.<br />
D. thế năng của vật giảm dần.<br />
Câu 16: Đồ thị vận tốc - thời gian của một vật dao động cơ điều hoà được cho như hình vẽ. Ta<br />
thấy:<br />
A. Tại thời điểm t4, li độ của vật có giá trị dương<br />
B. Tại thời điểm t2, gia tốc của vật có giá trị âm<br />
C. Tại thời điểm t3, li độ của vật có giá trị âm<br />
D. Tại thời điểm t1, gia tốc của vật có giá trị dương<br />
Câu 17: Một vật dao động điều hoà với gia tốc cực đại là amax; hỏi khi<br />
có li độ là x = - A/2 thì gia tốc dao động của vật là?<br />
A. a = amax<br />
B. a = amax /2<br />
C. a = 0<br />
D. a = - amax /2<br />
Câu 18: Đại lượng đặc trưng cho tính chất đổi chiều nhanh hay chậm của một dao động điều hòa<br />
là<br />
A. Biên độ.<br />
B. Vận tốc.<br />
C. Gia tốc.<br />
D. Tần số.<br />
Câu 19: Vận tốc của vật dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi<br />
A. Gia tốc của vật đạt cực đại.<br />
B. Vật ở vị trí có li độ bằng không.<br />
C. Vật ở vị trí có pha dao động cực đại.<br />
D. Vật ở vị trí có li độ cực đại.<br />
Câu 20: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi<br />
A. Trễ pha /2 so với li độ.<br />
B. Ngược pha với vận tốc.<br />
C. Cùng pha với so với li độ.<br />
D. Sớm pha /2 so với vận tốc<br />
Câu 21: Con lắc đơn có độ dài dây treo tăng lên n lần thì chu kỳ sẽ thay đổi:<br />
A. Giảm n lần<br />
B. Tăng lên n lần<br />
C. Giảm n lần<br />
D. Tăng lên n lần<br />
Câu 22: Con lắc đơn thả không vận tốc đầu từ biên độ góc α0 (nhỏ). Cơ năng của con lắc là<br />
`<br />
<br />
`<br />
<br />
`<br />
<br />
`<br />
<br />
mgl 2<br />
mgl 2<br />
mgl<br />
B.<br />
C.<br />
D. mgl(1 0 )<br />
0<br />
0<br />
(1 0 )<br />
4<br />
2<br />
2<br />
Câu 23: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 5 cm. Biết trong một chu kì,<br />
A.<br />
<br />
T<br />
khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s2 là . Lấy<br />
3<br />
2<br />
=10. Tần số dao động của vật là<br />
A. 2 Hz.<br />
B. 4 Hz.<br />
C. 1 Hz.<br />
D. 3 Hz.<br />
Câu 24 : Một vật dao động điều hòa với A = 10 cm, gia tốc của vật bằng không tại hai thời điểm<br />
liên tiếp là t1 = 41/16 s và t2 = 45/16s. Biết tại thời điểm t = 0 vật đang chuyển động về biên<br />
dương, Thời điểm vật qua vị trí x = 5 cm lần thứ 2014 là<br />
A. 503,7 s.<br />
B. 503,3 s.<br />
C. 503,6 s.<br />
D. 584,5 s.<br />
Câu 25: Con lắc đơn có chiều dài l = 20 cm. Tại thời điểm t = 0, từ vị trí cân bằng con lắc được<br />
truyền vận tốc 14 cm/s theo chiều dương của trục tọa độ. Lấy g = 9,8 m/s 2. Phương trình dao<br />
động của con lắc là:<br />
A. s = 2cos 7t (cm;s)<br />
B. s = 10cos(7t + /2) (cm;s)<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 357<br />
<br />
C. s = 10cos(7t - /2) (cm;s)<br />
D. s = 2cos(7t - /2) (cm;s)<br />
Câu 26: Một con lắc lò xo nằm ngang có độ cứng K = 100 N/m được gắn vào vật nặng có khối<br />
<br />
lượng m = 0,1kg. Kích thích cho vật dao động điều hòa, xác định chu kỳ của con lắc lò xo? Lấy<br />
2 = 10.<br />
A. 1/5s<br />
B. 0,3s<br />
C. 0,1s<br />
D. 5s<br />
Câu 27: Một con lắc lò xo dao động không ma sát trên trục nằm ngang trùng với trục của lò xo<br />
gồm, vật nặng có khối lượng m, tích điện q = +50 μC và lò xo có độ cứng k = 10 N/m. Vật đang<br />
dao động điều hòa với biên độ A = 5 cm, đúng lúc nó qua VTCB người ta tác dụng một điện<br />
trường đều xung quanh con lắc có cường độ E = 104 (V/m), có hướng cùng với hướng của vận tốc<br />
lúc đó. Tính biên độ dao động mới.<br />
C. 10 cm.<br />
D. 5cm.<br />
A. 5 3 cm.<br />
B. 5 2 cm.<br />
Câu 28: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m, đầu trên treo vào trần nhà, đầu dưới gắn với vật có<br />
<br />
khối lượng m = 0,1kg. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một góc = 0,05rad và buông tay không<br />
vận tốc đầu cho vật dao động. Biết g = 10 m/s2. Hãy xác định cơ năng của vật?<br />
A. 0,00125J<br />
B. 0,3J<br />
C. 0.5J<br />
D. 0,319J<br />
Câu 29: Đồ thị nào sau đây thể hiện sự thay đổi của gia tốc a theo li độ x của một vật dao động<br />
điều hoà với biên độ A?<br />
<br />
Câu 30: Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ T. Tìm tốc độ trung bình lớn nhất của<br />
<br />
vật có thể đạt được trong T/3?<br />
3 3A<br />
4 2A<br />
3A<br />
5A<br />
B.<br />
C.<br />
D.<br />
T<br />
T<br />
T<br />
T<br />
Câu 31: Một vật có khối lượng 100 g dao động điều hòa, Khi hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn<br />
0,8 N thì vật đạt tốc độ 0,6 m/s. Khi hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn 0,5 2 N thì tốc độ của<br />
<br />
A.<br />
<br />
vật là 0,5 2 m/s. Cơ năng của vật là<br />
A. 0,05 J.<br />
B. 0,5 J.<br />
C. 0,25 J .<br />
D. 2,5 J.<br />
Câu 32: Li độ của một vật dao động điều hòa có biểu thức x = 8cos(2t - ) cm. Độ dài quãng<br />
đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 8/3s tính từ thời điểm ban đầu là:<br />
A. 84cm<br />
B.( 80 + 2 3 )cm.<br />
C. 80cm<br />
D. 82cm<br />
Câu 33: Một vật thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa với biên độ lần lượt là 3 cm và 5 cm.<br />
Trong các giá trị sau giá trị nào không thể là biên độ của dao động tổng hợp.<br />
A. 4 cm<br />
B. 5 cm<br />
C. 3cm<br />
D. 10 cm<br />
Câu 34: Một con lắc lò xo, lò xo có độ cứng 30 (N/m), vật nặng M = 200 (g) có thể trượt không<br />
ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng một vật m = 100 (g) bắn<br />
vào M theo phương nằm ngang với tốc độ 3 (m/s). Sau va chạm hai vật dính vào nhau và làm cho<br />
lò xo nén rồi cùng dao động điều hòa theo phương ngang trùng với trục của lò xo. Gốc thời gian<br />
là ngay lúc sau va chạm, thời điểm lần thứ 2013 độ biến dạng của lò xo bằng 3 cm lần lượt là<br />
A. 316,07 s.<br />
B. 316,38 s.<br />
C. 316,64 s.<br />
D. 316,32 s.<br />
Câu 35: Một con lắc đơn dao động điều hòa với tần số 4Hz, tính tần số của thế năng?<br />
A. 6Hz<br />
B. 0 Hz<br />
C. 4Hz<br />
D. 8Hz<br />
<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 357<br />
<br />
Câu 36: Một con lắc lò xo có m=200g dao động điều hoà theo phương đứng. Chiều dài tự nhiên<br />
<br />
của lò xo là l0=30cm. Lấy g=10m/s2. Khi lò xo có chiều dài 28cm thì vận tốc bằng không và lúc<br />
đó lực đàn hồi có độ lớn 2N. Năng lượng dao động của vật là<br />
A. 0,1J<br />
B. 0,02J<br />
C. 1,5J<br />
D. 0,08J<br />
Câu 37: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 30 cm, độ cứng của lò xo là K = 10 N/m.<br />
Treo vật nặng có khối lượng m = 0,1 kg vào lò xo và kích thích cho lò xo dao động điều hòa theo<br />
phương thẳng đứng với biên độ A = 20 cm. Xác định thời gian lò xo bị nén trong một chu kỳ?<br />
A. π/5 s<br />
B. π/15 s<br />
C. π/10 s<br />
D. π .s<br />
``<br />
<br />
`<br />
<br />
`<br />
<br />
`<br />
<br />
`<br />
<br />
Câu 38: Cho hai dao động điều hoà cùng phương x1 = 5 3cos10t (cm) và x2= A2sin10t (cm).<br />
<br />
Biết biên độ của dao động tổng hợp là 10cm. Giá trị của A2 là<br />
A. 5cm<br />
B. 4cm<br />
C. 8cm<br />
D. 6cm<br />
Câu 39: Vật nhỏ treo dưới lò xo nhẹ, khi vật cân bằng thì lò xo giãn 5cm. Cho vật dao động điều<br />
hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A thì lò xo luôn giãn và lực đàn hồi cực đại của lò xo có<br />
giá trị gấp 3 lần giá trị cực tiểu. Khi này A có giá trị là bao nhiêu?<br />
A. 10 cm<br />
B. 2,5cm<br />
C. 15cm<br />
D. 5cm<br />
Câu 40: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 30 cm, độ cứng của lò xo là K = 10 N/m.<br />
Treo vật nặng có khối lượng m = 0,1 kg vào lò xo và kích thích cho lò xo dao động điều hòa theo<br />
phương thẳng đứng với biên độ A = 5 cm. Xác định chiều dài cực đại, cực tiểu của lò xo trong<br />
quá trình dao động của vật.<br />
A. 45 cm; 35 cm.<br />
B. 40cm; 30 cm<br />
C. 35 cm; 55cm<br />
D. 45cm; 25cm<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 357<br />
<br />