intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Công Bình - Mã đề 485

Chia sẻ: Ho Quang Dai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

25
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Công Bình - Mã đề 485 tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Công Bình - Mã đề 485

  1.              SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH                          MÔN: ĐỊA LÍ ­ LỚP 12                    (Đề thi gồm có 05 trang) (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề)   Mã đề thi  485 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: ............................. Câu 1: Đặc điểm nổi bật về dân cư – lao động của Đồng bằng sông Hồng là A. dân số trẻ, gia tăng nhanh. B. dân số đông nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào. C. lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, có trình độ sản xuất. D. lao động có trình độ cao nhất cả nước, phân bố không đều. Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cửa khẩu quốc tế nào của nước ta vừa trên đất liền,  vừa giáp biển? A. Móng Cái, Hữu Nghị. B. Móng Cái, Nậm Cắn. C. Móng Cái, Mộc Bài D. Móng Cái, Xà Xía. Câu 3: Phương hướng chính để khai thác kinh tế biển ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. xây dựng các cảng nước sâu, bảo vệ môi trường, đầy mạnh khai thác dầu. B. phát triển du lịch biển, đảo. C. đầu tư đội tàu công suất lớn để đánh bắt xa bờ. D. tạo thế kinh tế liên hoàn (mặt biển­đảo­ quần đảo­ đất liền). Câu 4: Hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên của tài nguyên khoáng sản nước ta là A. trữ lượng nhỏ lại phân bố phân tán.  B. ít loại có giá trị. C. hầu hết là khoáng sản đa kim. D. nhiều loại khoáng sản đang bị cạn kiệt.  Câu 5:  Nông nghiệp đang đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế   ở  vùng kinh tế  nào của Nhật   Bản? A. Xicôcư B. Kiuxiu C. Hônsu D. Hôcaiđô Câu 6: Khó khăn lớn nhất trong sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là A. mạng lưới cơ sở chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cây công nghiệp. B. cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, đặc biệt việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên  tiến trong sản xuất. C. thị trường thế giới có nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp ứng được  yêu cầu của các thị trường khó tính. D. khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp không còn nhiều. Câu 7: Cơ  cấu giá trị  sản xuất thuỷ  sản  ở  nước ta trong một số năm qua có sự  chuyển dịch   theo hướng A. tăng tỉ trọng khai thác, giảm tỉ trọng nuôi trồng B. giảm tỉ trọng khai thác, tăng tỉ trọng nuôi trồng C. tỉ trọng khai thác và nuôi trồng biến động thất thường D. tỉ trọng khai thác và nuôi trồng luôn ổn định Câu 8: Giao thông vận tải đường sông nước ta chậm phát triển là do A. khí hậu không thuận lợi. B. sự thất thường của chế độ nước sông. C. chủ yếu tập trung phát triển một số tuyến sông chính. D. chậm đổi mới phương tiện và cơ sở vật chất kĩ thuật.                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 485
  2. Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, phần lớn diện tích lưu vực hệ  thống sông Mê Kông   của nước ta thuộc hai vùng A. Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Câu 10: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có thế mạnh tương đồng về A. khai thác tài nguyên khoáng sản. B. trồng cây công nghiệp lâu năm. C. phát triển chăn nuôi gia súc. D. khai thác lâm sản. Câu 11: Cho biểu đồ: Cơ cấu GDP của Hoa Kì phân theo khu vực kinh tế năm 1990, 2010. ` Nhận xét nào sau đây là đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Hoa Kì giai đoạn 1990­2010? A. Giảm tỉ trọng nông – lâm ­ ngư nghiệp; tăng tỉ trọng công nghiệp ­ xây dựng và dịch vụ. B. Giảm tỉ trọng nông – lâm ­ ngư nghiệp; tăng tỉ trọng công nghiệp ­ xây dựng; giảm tỉ trọng dịch  vụ. C. Giảm tỉ trọng nông – lâm ­ ngư nghiệp; giảm tỉ trọng công nghiệp ­ xây dựng và tăng tỉ trọng  dịch vụ. D. Tăng tỉ trọng nông – lâm ­ ngư nghiệp; giảm tỉ trọng công nghiệp ­ xây dựng và dịch vụ. Câu 12: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật  ở Trung du miền núi Bắc bộ  chiếm  diện tích lớn nhất là A. rừng kín thường xanh B. rừng trồng . C. rừng thưa. D. trảng cỏ, cậy bụi. Câu 13: Một số  cảng nước sâu gắn với khu kinh tế  cảng biển của vùng Bắc  Trung Bộ  đang được  đầu tư xây dựng và hoàn thiện là A. Chân Mây, Vũng Áng, Cửa Lò. B. Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây. C. Đà Nẵng, Cửa Việt, Thuận An. D. Vũng Áng, Chân Mây, Vân Phong. Câu 14: Miền Trung có mưa lệch vào thu đông do A. đầu mùa có Tín phong bán cầu Bắc, cuối mùa có gió mùa Tây Nam. B. đầu mùa có gió mùa Tây Nam, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc. C. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Tây Nam. D. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió hướng Đông Bắc. Câu 15: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, ngành công nghiệp có mặt  ở  cả  4 trung tâm công   nghiệp của Bắc Trung Bộ là A. chế biến lương thực B. cơ khí. C. chế biến lâm sản. D. vật liệu xây dựng. Câu 16: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là A. xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh. B. thay đổi giồng cây trồng, mở rộng diện tích.                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 485
  3. C. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, mở rộng diện tích cây công nghiệp. D. phát triển mô hình kinh tế trang trại. Câu 17: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta thay đổi   theo hướng A. giảm tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm ít thay đổi. B. giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm, tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm. C. giảm tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, tăng tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm. D. giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm, tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm ít thay đổi. Câu 18: Phương hướng trước tiên làm cho lực lượng lao động trẻ ở nước ta sớm trở thành một nguồn   lao động có chất lượng là A. có kế hoạch giáo dục và đào tạo hợp lí. B. mở rộng các ngành nghề thủ công mĩ nghệ. C. tổ chức hướng nghiệp chu đáo. D. lập nhiều cơ sở giới thiệu việc làm. Câu 19: Cơ quan nào của EU có quyền lực chính trị cao nhất? A. Hội đồng châu Âu B. Nghị viện châu Âu C. Hội đồng bộ trưởng EU D. Ủy ban liên minh châu Âu Câu 20: Cho biểu đồ: Sản lượng than, dầu mỏ, điện của Liên bang Nga từ 11995 – 2005. Nhận xét nào sau đây đúng nhất? A. Sản lương than, dầu mỏ tăng liên tục, điện tăng nhưng có biến động. B. Sản lượng than, dầu mỏ, điện có xu hướng tăng. C. Sản than lượng dầu mỏ tăng, than giảm, điện tăng. D. Sản lượng dầu mỏ, than có xu hướng tăng, điện có xu hướng giảm. Câu 21: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, theo lát cắt A – B, địa hình thấp dần theo chiều nào ? A. Tây nam – Đông Bắc. B. Tây bắc – Đông Nam. C. Đông nam – Tây Bắc. D. Đông bắc – Tây Nam. Câu 22: Quan sát bảng số liệu sau: Dân số Liên Bang Nga qua các năm (Triệu người) Năm 1991 1995 1999 2005 Dân số 148,3 147,8 146,3 143 Nhận xét nào sau đây chưa chính xác? A. Liên Bang Nga có dân số già B. Dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm C. Số trẻ em sinh ra nhiều D. Tuổi thọ của người dân được nâng cao Câu 23: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Trung du miền núi Bắc Bộ còn gặp khó khăn chủ yếu do                                                Trang 3/6 ­ Mã đề thi 485
  4. A. thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường. B. thiếu quy hoạch, chưa mở rộng thị trường. C. thiếu nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô. D. thiếu cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn. Câu 24: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết giai đoạn 1995­2007 doanh thu ngành du  lịch tăng bao nhiêu lần? A. 7.0 lần. B. 6.0 lần. C. 4.0 lần. D. 5.0 lần. Câu 25: Quá trình đô thị hóa ở nước ta nảy sinh những hậu quả về các vấn đề A. gia tăng dân số tự nhiên, việc làm. B. ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội. C. an ninh trật tự xã hội, gia tăng dân số tự nhiên. D. việc làm, mật độ dân số. Câu 26: Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía A. Phía Đông Việt Nam và Tây Philippin. B. Nam Trung Quốc và Tây Nam Đài Loan. C. Phía Tây Phi­líp­pin và phía Tây của Việt Nam. D. Phía Bắc của Xin­ga­po và phía Nam Malaysia. Câu 27: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉ trọng giá trị sản xuất cây lương thực thay đổi như  thế nào trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta từ năm 2000 – 2005? A. tăng giảm không ổn định. B. giảm chậm . C. giảm nhanh. D. tăng trở lại . Câu 28: Cho bảng số liệu sau: Tình hình sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản qua các năm Năm 1965 1975 1985 1988 2000 Diện tích (nghìn ha) 3123 2719 2318 2067 1600 Sản lượng (nghìn tấn) 12585 12235 11428 10128 9600 Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản qua các năm? A. Năng suất lúa gạo của Nhật Bản có xu hướng giảm. B. Lúa gạo là cây lương thực chính của Nhật Bản. C. Năng suất lúa gạo của Nhật Bản năm 2000 là 60 tạ/ha. D. Sản lượng lúa gạo giảm chậm hơn so với diện tích. Câu 29: Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông càng về phía tây càng ấm vì A. nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình. B. đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc. C. dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc. D. nhiệt độ tăng dần theo độ vĩ. Câu 30: Trình độ thâm canh tương đối thấp, nông nghiệp sử dụng nhiều lao động là đặc điểm   của vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Cửu Long B. Bắc Trung Bộ C. Tây Nguyên D. Trung du và miền núi Bắc Bộ Câu 31: Nhân tố chủ yếu nào sau đây làm cho cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa  dạng? A. Nguồn nguyên, nhiên liệu phong phú và đa dạng. B. Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ngày càng sâu. C. Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất. D. Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao. Câu 32: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, Bắc Trung Bộ có những khu kinh tế ven biển nào ? A. Nghi Sơn, Đông Nam Nghệ An, Vũng Áng, Nhơn Hội, Chân Mây – Lăng Cô. B. Nghi Sơn, Đông Nam Nghệ An, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây – Lăng Cô.                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 485
  5. C. Nghi Sơn, Đông Nam Nghệ An, Dung Quất, Hòn La, Chân Mây – Lăng Cô. D. Nghi Sơn, Chu Lai, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây – Lăng Cô. Câu 33: Điểm khác nhau cơ  bản giữa miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ  với miền Bắc và Đông Bắc   Bắc Bộ; miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là A. cấu trúc địa hình và hướng sông ngòi. B. chế độ mưa và thủy chế sông  ngòi. C. cấu trúc địa chất và địa hình. D. đặc điểm về khí hậu. Câu 34: Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 1995 – 2014                                                                                             (Đơn vị: triệu USD) Khu vực 1995 2000 2005 2010 2014 Kinh   tế   trong  7672,4 13893,4 33084,3 42277,2 49037,3 nước Khu vực có vốn  6810,3 18553,7 39152,4 72252,0 101179,8 đầu tư nước ngoài Tổng số 14482,7 32447,1 72236,7 114529,2 150217,1 Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo khu  vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014? A. giá trị xuất khẩu hàng hóa của hai khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều  tăng. B. giá trị xuất khẩu hàng hóa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng ngày càng chiếm  ưu thế hơn so với khu vực kinh tế trong nước. C. giá trị xuất khẩu hàng hóa nước ta tăng nhanh. D. giá trị xuất khẩu hàng hóa của khu vực trong nước tăng nhanh hơn khu vực có vốn đầu tư nước  ngoài. Câu 35: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phân bố dân cư của Hoa Kì thay đổi theo hướng từ  các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương là A. khu vực Đông Bắc có mật độ dân số quá cao B. khu vực mới rất giàu tài nguyên khoáng sản C. khu vực mới có điều kiện khí hậu rất thuận lợi. D. để phù hợp với quá trình khai thác lãnh thổ Câu 36: Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng duyên hải miền Trung bị ngập lụt trên diện rộng? A. Mực nước biển dâng cao làm ngập vùng ven biển. B. Mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về. C. Có nhiều đầm phá làm chậm việc thoát nước sông ra biển. D. Sông ngắn, dốc, tập trung nước nhanh. Câu 37: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng khai thác hải sản ở nước   ta tăng nhanh trong những năm gần đây? A. Áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong bảo quản, chế biến sản phẩm B. Thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng C. Môi trường biển ngày càng được cải thiện D. Các phương tiện được trang bị ngày càng tốt hơn Câu 38: Sắp xếp theo thứ tự gia nhập ASEAN của các nước trong khu vực Đông Nam Á lần lượt là A. Thái Lan, Bru­nây, Việt Nam, Mi­an­ma và Cam­pu­chia. B. Thái Lan, Việt Nam, Cam­pu­chia, Mi­an­ma và Bru­nây. C. Việt Nam, Thái Lan, Bru­nây, Mi­an­ma và Cam­pu­chia. D. Thái Lan, Việt Nam, Bru­nây Mi­an­ma và Cam­pu­chia. Câu 39:  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường bộ  hướng Đông – Tây nào sau đây   không ở vùng Bắc Trung Bộ?                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 485
  6. A. Đường số 7. B. Đường số 6. C. Đường số 8. D. Đường số 9 Câu 40: Cho bảng số liệu sau:  Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2014 Năm 2005 2014 Tổng số (nghìn người) 42 774,9 52 744,5 Nông, lâm, thủy sản (%) 55,1 46,3 Công nghiệp ­ xây dựng (%) 17,6 21,4 Dịch vụ (%) 27,3 32,3 Để thể hiện quy mô và cơ  cấu lao động đang làm việc  ở nước ta qua hai năm 2005 và 2014, biểu   đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Cột chồng. C. Tròn. D. Kết hợp. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 485
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2