intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn môn Địa lí lớp 12 năm 2018 - Sở GD&ĐT Bình Thuận - Mã đề 132

Chia sẻ: Lê Thị Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

21
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Đề kiểm tra HK 2 môn môn Địa lí lớp 12 năm 2018 - Sở GD&ĐT Bình Thuận - Mã đề 132 dưới đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi và giúp quý thầy cô có kinh nghiệm ra đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn môn Địa lí lớp 12 năm 2018 - Sở GD&ĐT Bình Thuận - Mã đề 132

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 12 BÌNH THUẬN Năm học: 2017 – 2018 Môn: ĐỊA LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC                       Thời gian làm bài: 50 phút (Đề này có 4 trang)  (Không kể thời gian giao đề)                            Mã đề 132 Họ và tên học sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 1: Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? A. Năng lượng. B. Dệt­ may. C. Cơ khí­ điện tử. D. Luyện kim. Câu 2: Cho bảng số liệu:  SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ, ĐIỆN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 ­ 2015 Năm 2000 2005 2010 2015 Than đá (triệu tấn) 11,6 34,1 44,8   41,6 Dầu mỏ (triệu tấn) 16,3 18,5 15,0   18,7 Điện (tỉ kWh) 26,7 52,1 91,7 157,9              (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thống kê, 2017) Hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta giai đoạn  2000 ­ 2015? A. Điện tăng nhanh nhất. B. Dầu mỏ tăng liên tục. C. Than đá tăng chậm nhất. D. Dầu mỏ tăng nhanh hơn than. Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch   cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước phân theo nhóm ngành năm 2000 ­ 2007? A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. Công nghiệp khai thác tăng tỉ trọng. C. Tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí, nước. D. Công nghiệp chế biến luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất. Câu 4: Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉnh nào sau đây thuộc Đông Bắc? A. Hòa Bình. B. Quảng Ninh. C. Sơn La. D. Điện Biên. Câu 5: Cho bảng số liệu:   SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2014.                           (Đơn vị: triệu lượt người)  Năm Đường sắt Đường bộ Đường thủy Đường hàng không 2005 12,8 1 173,4 156,9   6,5 2010 11,2 2 132,3 157,5 14,2 2014 12,0 2 863,5 156,9 24,4                           (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi số lượt hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải của   nước ta giai đoạn 2005 ­ 2014? A. Đường thủy giảm liên tục. B. Đường hàng không tăng liên tục. C. Đường bộ có xu hướng giảm. D. Đường sắt tăng liên tục. Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở  Đồng   bằng sông Hồng có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng? A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Bắc Ninh. D. Nam Định.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề 132
  2. Câu 7: Cho biểu đồ về GDP phân theo ngành kinh tế nước ta giai đoạn 1990 ­ 2015.                                    (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tình hình phát triển GDP phân theo ngành kinh tế nước ta giai đoạn 1990 ­ 2015. B. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo ngành kinh tế nước ta giai đoạn 1990 ­ 2015. C. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế nước ta giai đoạn 1990 ­ 2015. D. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế nước ta giai đoạn 1990 ­ 2015. Câu 8: Đặc điểm nào sau đây đúng với quá trình đô thị hoá ở nước ta? A. Trình độ đô thị hoá thấp. B. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh. C. Đô thị phân bố đều giữa các vùng. D. Tỉ lệ dân thành thị giảm. Câu 9: Nhân tố chủ yếu nào sau đây làm cho cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm   nước ta đa dạng? A. Giao thông vận tải khá hoàn chỉnh. B. Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao. C. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. D. Nhiều thành phần kinh tế tham gia. Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây không phải là  trung tâm quốc gia? A. Đà Nẵng.           B. Nha Trang. C. Hà Nội. D. Huế. Câu 11: Đặc điểm kinh tế­ xã hội nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng? A. Năng suất lúa cao nhất nước. B. Mật độ dân số cao nhất nước. C. Sản lượng lúa lớn nhất cả nước. D. Có lịch sử khai thác sớm nhất. Câu 12: Nhân tố kinh tế­ xã hội nào sau đây đang có tác động tích cực nhất tới sự phát triển ngành thủy  sản nước ta? A. Tàu thuyền, ngư cụ. B. Chính sách của nhà nước. C. Kinh nghiệm của người dân. D. Nhu cầu của thị trường. Câu 13: Trục đường xuyên quốc gia thứ hai có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế  ­ xã hội ở phía tây   nước ta là A. quốc lộ 1.           B. đường Hồ Chí Minh.          C. quốc lộ 14.                  D. quốc lộ 26. Câu 14: Cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt của nước ta là A. cây rau đậu.        B. cây ăn quả.                        C. cây lương thực.            D. cây công nghiệp. Câu 15: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với số  khách du lịch và doanh thu từ du lịch của nước ta giai đoạn 1995 ­ 2007? A. Khách quốc tế tăng liên tục. B. Khách nội địa nhiều hơn khách quốc tế. C. Khách nội địa giảm liên tục. D. Doanh thu từ du lịch tăng liên tục.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề 132
  3. Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là thế mạnh tự nhiên để xây dựng các nhà máy thủy điện ở vùng Trung du   và miền núi Bắc Bộ? A. Chế độ nước sông theo mùa. B. Các cao nguyên có mặt bằng rộng. C. Sông lớn chảy trên địa hình dốc. D. Lượng mưa phân bố đều trong năm. Câu 17: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng theo hướng A. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. B. tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III. C. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. D. giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây có quy mô dân số  từ 500 001 – 1 000 000 người? A. Biên Hòa, Hải Phòng.    B. Đà Nẵng, Hà Nội.    C. Hà Nội, Cần Thơ.      D. Đà Nẵng, Biên Hòa. Câu 19: Thế  mạnh đặc biệt trong việc phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới  ở  Trung du và miền núi Bắc Bộ là do A. nguồn nước tưới đảm bảo quanh năm. B. đất feralit trên đá vôi, đá phiến chiếm diện tích lớn. C. nhiều giống cây trồng cận nhiệt và ôn đới. D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Câu 20: Mục đích nào sau đây là quan trọng nhất của nền nông nghiệp hàng hóa nước ta? A. Tạo ra nhiều lợi nhuận. B. Sản xuất ra nhiều loại sản phẩm. C. Nâng cao chất lượng nguồn lao động. D. Đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Câu 21: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương   thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn? A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. C. Đà Nẵng, Nha Trang. D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa. Câu 22: Cơ sở nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta hiện nay là A. dầu mỏ. B. khí tự nhiên. C. than bùn. D. than đá. Câu 23: Giao thông đường biển nước ta ngày càng phát triển chủ yếu là do A. thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. B. mở rộng buôn bán với các nước. C. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. D. nâng cao chất lượng lao động. Câu 24: Ý nào sau đây đúng về cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta hiện nay? A. Tỉ lệ dân nông thôn và thành thị ít chênh lệch. B. Tỉ lệ dân thành thị lớn hơn nông thôn. C. Tỉ lệ dân nông thôn tăng nhanh. D. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng còn thấp. Câu 25: Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ DÂN SỐ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 ­ 2015. Năm 1995 2000 2005 2010 2015 Dân số (triệu người) 71 995 77 635 83 106 86 932 91 709 Tỉ lệ tăng dân số (%) 1,65 1,36 1,31 1,07 1,08             (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thống kê, 2017) Để  thể  hiện dân số  và tỉ  lệ  tăng dân số  nước ta giai đoạn 1995­ 2015, biểu đồ  nào sau đây thích hợp   nhất? A. Kết hợp (cột ­ đường).           B. Tròn.                C. Đường.                 D. Miền. Câu 26: Đặc điểm nào sau đây đúng với dân số nước ta? A. Phân bố dân cư đồng đều. B. Dân số còn tăng nhanh. C. Cơ cấu dân số già. D. Ít thành phần dân tộc. Câu 27: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc   Bộ? A. Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi. B. Bò sữa được nuôi tập trung ở Mộc Châu.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề 132
  4. C. Bò được nuôi nhiều hơn trâu. D. Đàn trâu lớn nhất cả nước. Câu 28: Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta? A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 29: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Trung   du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng? A. Cẩm Phả. B. Thái Nguyên. C. Hạ Long. D. Việt Trì. Câu 30: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên sông   nào sau đây? A. Gâm. B. Chảy. C. Đà. D. Lô. Câu 31: Đặc điểm nào sau đây không đúng về chất lượng nguồn lao động nước ta? A. Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao. B. Công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. C. Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít. D. Trình độ lao động đang được nâng cao. Câu 32: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở  vùng Trung du và miền   núi Bắc Bộ có ngành công nghiệp khai thác than phát triển mạnh nhất? A. Thái Nguyên. B. Sơn La. C. Quảng Ninh. D. Hòa Bình. Câu 33: Tác động mạnh nhất của quá trình đô thị hóa đến nền kinh tế nước ta là A. sử dụng nhiều lao động có trình độ chuyên môn. B. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.     D. tăng cường thu hút vốn đầu tư. Câu 34: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng? A. Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn. B. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. C. Do nhu cầu của công nghiệp chế biến lương thực. D. Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi lợn và gia cầm. Câu 35: Cho bảng số liệu:  SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2014.                                   (Đơn vị: nghìn tấn)  Năm 2005 2009 2010 2014 Khai thác 1 987,9 2 280,5 2 414,4 2 920,4 Nuôi trồng 1 478,9 2 589,8 2 728,3 3 412,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây đúng với sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 ­ 2014? A. Nuôi trồng tăng, khai thác giảm. B. Khai thác tăng, nuôi trồng giảm. C. Khai thác tăng nhanh hơn nuôi trồng. D. Nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác. Câu 36: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở  nước   ta? A. Kết quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Phân bố lại dân cư giữa các vùng. C. Kết quả của quá trình đô thị hóa. D. Hội nhập kinh tế quốc tế. Câu 37: Cho biểu đồ:                                                Trang 4/5 ­ Mã đề 132
  5.                                                    (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây đúng với diện tích cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1995 ­ 2015? A. Cây công nghiệp hàng năm giảm liên tục. B. Cây công nghiệp lâu năm luôn thấp hơn cây công nghiệp hàng năm. C. Cây công nghiệp hàng năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp lâu năm. D. Cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục. Câu 38: Ở nước ta, cây công nghiệp nào sau đây không phải là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới? A. Chè. B. Cà phê. C. Hồ tiêu. D. Cao su. Câu 39: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết Việt Nam có giá trị xuất khẩu hàng hóa trên   6 tỉ đô la Mĩ với quốc gia nào sau đây? A. Liên bang Nga. B. Ôxtrâylia. C. Trung Quốc. D. Hoa Kì. Câu 40: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng nhanh? A. Sự phát triển của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng. B. Nguồn lao động dồi dào, thiên nhiên ưu đãi. C. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.    D. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành khi làm bài.                                                Trang 5/5 ­ Mã đề 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2