SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT<br />
LƯƠNG NGỌC QUYẾN<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018- 2019<br />
Bài khoa học tự nhiên- Hóa học 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề<br />
Mã đề 017<br />
<br />
Họ, tên học sinh:............................................Lớp: ..............SBD: ................Phòng.............<br />
(Học sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:<br />
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32;P= 31; Cl = 35,5; Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85,5;<br />
Mg = 24; Ca = 40; Ba= 137; Al = 27; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108.<br />
Câu 41: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit?<br />
A. Protein.<br />
B. Glucozơ.<br />
C. Xenlulozơ.<br />
D. Lipit.<br />
Câu 42: Chất nào sau đây là este?<br />
A. CH3OH.<br />
B. CH3CHO.<br />
C. HCOOH.<br />
D. CH3COOC2H5.<br />
Câu 43: Đồng phân của glucozơ là chất nào sau đây?<br />
A. Saccarozơ.<br />
B. Fructozơ.<br />
C. Tinh bột.<br />
D. Xenlulozơ.<br />
Câu 44: Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch<br />
AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là<br />
A. glucozơ.<br />
B. saccarozơ.<br />
C. etyl axetat.<br />
D. tinh bột.<br />
Câu 45: Phát biểu nào sau đây đúng ?<br />
A. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.<br />
B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.<br />
C. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành.<br />
D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.<br />
Câu 46: Axit glutamic (HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH) là chất có tính chất gì ?<br />
A. trung tính.<br />
B. axit.<br />
C. bazơ.<br />
D. lưỡng tính.<br />
Câu 47: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là<br />
chất lỏng. Kim loại X là<br />
A. W.<br />
B. Hg.<br />
C. Cr.<br />
D. Pb.<br />
Câu 48: Etyl axetat có công thức hóa học là<br />
A. HCOOC2H5.<br />
B. HCOOCH3.<br />
C. CH3COOCH3.<br />
D. CH3COOC2H5.<br />
Câu 49: Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?<br />
A. Cr.<br />
B. Ag.<br />
C. Fe.<br />
D. Al.<br />
Câu 50: Chất nào sau đây thuộc loại amin bật một ?<br />
A. CH3CH2NHCH3<br />
B. (CH3)3N.<br />
C. CH3NH2.<br />
D. CH3NHCH3.<br />
Câu 51: - amino axit là amino axit có nhóm- NH2 gắn với cacbon ở vị trí số mấy ?<br />
A. 1.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 2.<br />
Câu 52: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit ?<br />
A. Tinh bột.<br />
B. Saccarozơ.<br />
C. Xenlulozơ.<br />
D. Glucozơ.<br />
Câu 53: Tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ ?<br />
A. Tơ nilon - 6.<br />
B. Tơ nilon–6,6.<br />
C. Tơ visco.<br />
D. Tơ nitron.<br />
Câu 54: Cho hợp chất : NH2–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–COOH. Tên gọi được viết gọn của<br />
chất này là<br />
A. Gly-Gly-Gly.<br />
B. Gly-Gly-Ala.<br />
C. Ala-Gly-Gly.<br />
D. Gly-Ala-Gly.<br />
Câu 55: Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly là<br />
A.2.<br />
B. 1.<br />
C. 4.<br />
D. 3.<br />
Câu 56: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất ?<br />
A. Zn2+.<br />
B. Ag+.<br />
C. Ca2+.<br />
D. Cu2+.<br />
Trang 1/3 - Mã đề thi 017<br />
<br />
Câu 57: Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có<br />
nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức của xenlulozơ là:<br />
A. C6H12O6.<br />
B. C12H22O11.<br />
C. (C6H10O5)n.<br />
D. C2H4O2.<br />
Câu 58: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X<br />
tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là<br />
A. saccarozơ.<br />
B. xenlulozơ.<br />
C. glicogen.<br />
D. tinh bột.<br />
Câu 59: Tên của hợp chất H2NCH2COOH là<br />
A. glyxin.<br />
B. valin.<br />
C. lysin.<br />
D. alanin.<br />
Câu 60: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?<br />
A. Al.<br />
B. K.<br />
C. Fe.<br />
D. Mg.<br />
Câu 61: Cho các chất: anilin; saccarozơ; glyxin; axit glutamic. Số chất tác dụng được với NaOH<br />
trong dung dịch là:<br />
A. 4.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 1.<br />
Câu 62: Phát biểu nào sau đây sai ?<br />
A. Tơ nilon – 6,6 và tơ nitron đều là protein.<br />
B. Glyxin, alanin là các α–amino axit.<br />
C. Glucozơ là hợp chất tạp chức.<br />
D. Geranyl axetat có mùi hoa hồng.<br />
Câu 63: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng<br />
với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là<br />
A. valin.<br />
B. axit glutamic.<br />
C. alanin.<br />
D. glixin.<br />
Câu 64: Cho m gam fructozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư,<br />
thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của m là:<br />
A. 2,4.<br />
B. 1,8.<br />
C. 3,6.<br />
D. 7,2.<br />
Câu 65: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số<br />
trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là<br />
A. 3.<br />
B. 1.<br />
C. 4.<br />
D. 2.<br />
Câu 66: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình<br />
này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên<br />
men là 75% thì giá trị của m là<br />
A. 48.<br />
B. 58.<br />
C. 30.<br />
D. 60.<br />
Câu 67: Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là<br />
A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.<br />
B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.<br />
C. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.<br />
D. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.<br />
Câu 68: Chất nào sau đây khi tác dụng với NaOH cho sản phẩm là 1 muối hữu cơ và 2 ancol?<br />
A. CH3(COOC2H5)2.<br />
B. CH3COO-CH2-CH2OOCH.<br />
C. CH3OOC-COOC2H5.<br />
D. (C2H5COO)2CH3.<br />
Câu 69: Kết quả thí nghiệm của các chất X; Y; Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />
Chất<br />
Thuốc thử<br />
Hiện tượng<br />
X<br />
Dung dịch I2<br />
Có màu xanh tím<br />
Y<br />
Dung dịch AgNO3 trong NH3<br />
Tạo kết tủa Ag<br />
Z<br />
Nước brom<br />
Tạo kết tủa trắng<br />
Các chất X; Y; Z lần lượt là:<br />
A. tinh bột; anilin; etyl fomat.<br />
B. anilin; etyl fomat; tinh bột.<br />
C. etyl fomat; tinh bột; anilin.<br />
D. tinh bột; etyl fomat; anilin.<br />
Câu 70: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng ?<br />
A. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.<br />
B. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.<br />
C. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.<br />
D. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.<br />
Câu 71: Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là :<br />
A. –CHCl–CHCl– .<br />
B. –CH2–CHCl– .<br />
C. –CH=CCl– .<br />
D. –CCl=CCl– .<br />
Trang 2/3 - Mã đề thi 017<br />
<br />
Câu 72: Chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hai chất Y và Z. Cho Z tác dụng với<br />
dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được<br />
Y. Chất X là<br />
A. CH3COOCH=CH2.<br />
B. HCOOCH=CH2.<br />
C. HCOOCH3.<br />
D. CH3COOCH=CH-CH3.<br />
Câu 73: Cho hỗn hợp X gồm 2 este có công thức phân tử là C4H8O2 và C3H6O2 tác dụng với NaOH dư<br />
thu được 6,14 gam hỗn hợp 2 muối và 3,68 gam ancol B duy nhất có tỉ khối so với oxi là 1,4375. Số gam<br />
của C4H8O2 và C3H6O2 trong A lần lượt là :<br />
A. 3,6 gam và 2,74 gam.<br />
B. 6,24 gam và 3,7 gam.<br />
C. 3,74 gam và 2,6 gam.<br />
D. 4,4 gam và 2,22 gam.<br />
Câu 74: Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M thu được<br />
dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là<br />
A. 720.<br />
B. 329.<br />
C. 160.<br />
D. 320.<br />
Câu 75: Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO 3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau<br />
một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim<br />
loại ban đầu. Khối lượng Mg đã phản ứng là<br />
A. 20,88 gam.<br />
B. 6,96 gam.<br />
C. 25,2 gam.<br />
D. 24 gam.<br />
Câu 76: Thuỷ phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra<br />
hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là<br />
A. 4,10.<br />
B. 1,64.<br />
C. 2,90.<br />
D. 4,28.<br />
Câu 77: Cho 5,1 gam hỗn hợp bột gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 1:1 vào 150 ml dung dịch hỗn hợp chứa<br />
AgNO3 1M, Fe(NO3)3 0,8M, Cu(NO3)2 0,6M sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có m gam rắn<br />
xuất hiện. Giá trị của m là:<br />
A. 25,26<br />
B. 23,36<br />
C. 22,68<br />
D. 24,32<br />
Câu 78: Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y.<br />
Cho Y tác dụng hoàn toàn với đung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là<br />
A. 33,250.<br />
B. 53,775.<br />
C. 55,600.<br />
D. 61,000.<br />
Câu 79: Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai -amino axit có công<br />
thức dạng H2 NCx Hy COOH ) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác, thủy phân<br />
hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là<br />
A. 8,25.<br />
B. 7,25.<br />
C. 5,06.<br />
D. 6,53.<br />
Câu 80: Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hiđrocacbon<br />
mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số<br />
mol Br2 phản ứng tối đa là<br />
A. 0,33.<br />
B. 0,26.<br />
C. 0,40.<br />
D. 0,30.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 3/3 - Mã đề thi 017<br />
<br />