Đề kiểm tra tập trung lần 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 176
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo Đề kiểm tra tập trung lần 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 176 dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra tập trung lần 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 176
- SỞ GD&ĐT ĐĂK NÔNG KIỂM TRA TẬP TRUNG TRƯỜNG THPT GIA NGHĨA Năm học: 2017 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: LỊCH SỬ 10 LẦN 1 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 176 Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với thị tộc? A. Những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu. B. Những người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong xã hội. C. Những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm. D. Những người sống chung trong hang động, mái đá. Câu 2: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là gì? A. Chuyên chế trung ương tập quyền. B. Quân chủ lập hiến. C. Chuyên chế cổ đại. D. Dân chủ chủ nô. Câu 3: Phật giáo được truyền bá rộng khắp đất nước Ấn Độ dưới thời vua A. Gúpta. B. Hácsa. C. Asôca. D. Bimbisara. Câu 4: Trong quá trình phát triển chung của lịch sử nhân loại, cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng đồng thau sớm nhất? A. Trung Quốc, Việt Nam. B. Tây Á, Ai Cập. C. Inđônêxia, Đông Phi. D. Đông Nam Á và Đông Phi. Câu 5: Điều kiện nào làm cho xã hội nguyên thủy có sản phẩm dư thừa? A. Con người có sự phân công lao động hợp lý, làm chung, ăn chung. B. Công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện. C. Con người biết trồng trọt và chăn nuôi. D. Con người đã chinh phục được tự nhiên. Câu 6: Lịch của các quốc gia cổ đại Phương Đông được gọi là nông lịch bởi A. dựa vào sự chuyển động của các hành tinh. B. dựa vào sự chuyển động của mặt trăng. C. đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp. D. do nông dân sáng tạo ra. Câu 7: Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại Phương Đông là A. kinh tế nông nghiệp là chính. B. săn bắt , hái lượm kết hợp với trồng trọt và chăn nuôi. C. phát triển đều các ngành kinh tế. D. trồng trọt chăn nuôi kết hợp công thương nghiệp. Câu 8: Khi xã hội nguyên thủy tan rã, cư dân cổ đại phương Đông thường quần tụ ở đâu để sinh sống? A. Vùng sa mạc. B. Vùng rừng núi. C. Vùng trung du. D. Lưu vực các con sông lớn. Câu 9: Sắp xếp theo thứ tự từ xa đến gần các tổ chức xã hội dưới đây là đúng A. Bầy người nguyên thủy, gia đình phụ hệ, thị tộc, bộ lạc. Trang 1/5 Mã đề thi 176
- B. Gia đình phụ hệ, bộ lạc, thị tộc, bầy người nguyên thủy C. Bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc, gia đình phụ hệ. D. Bầy người nguyên thủy, bộ lạc, thị tộc, gia đình phụ hệ. Câu 10: So sánh số dân trong thị tộc và bộ lạc ta thấy A. thị tộc đông hơn bộ lạc. B. bộ lạc đông hơn thị tộc. C. thị tộc, bộ lạc bằng nhau. D. tuỳ điều kiện mà tổ chức này đông hơn hoặc ít hơn tổ chức kia. Câu 11: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, tầng lớp nào thấp nhất trong xã hội? A. Nông dân công xã. B. Nông dân tự do. C. Nông nô. D. Nô lệ. Câu 12: Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi như thế nào trong xã hội nguyên thủy? A. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến phân chia thành giai cấp. B. Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. C. Có sự phân công lao động giữa người đàn ông và người đàn bà. D. Các quốc gia cổ đại ra đời bên cạnh các dòng sông lớn. Câu 13: “Nguyên tắc vàng” của xã hội nguyên thủy là A. mọi người làm chung với nhau. B. tính cộng đồng. C. mọi người được hưởng thụ bằng nhau. D. hái lượm và săn bắt để tồn tại. Câu 14: Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm là A. người Ấn Độ phần lớn theo đạo Hồi. B. trình độ kinh tế quân sự của Ấn Độ kém. C. Ấn Độ bị chia rẽ, phân tán thành nhiều quốc gia. D. địa hình Ấn Độ bị chia cắt, cô lập với bên ngoài. Câu 15: Trong các quốc gia cổ đại Hilạp và Rôma, giai cấp nào trở thành lực lượng lao động chính làm ra của cải nuôi sống xã hội? A. Chủ nô. B. Quý tộc. C. Nông dân. D. Nô lệ. Câu 16: Trên cơ sở tồn tại chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông, bài học rút ra để người nông dân Việt Nam không bị bóc lột là A. phải thực hiện quyền làm chủ đất đai của giai cấp nông dân. B. thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng dưới sự lãnh đạo của Đảng. C. người nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. D. người nông dân phải tiến hành công nghiệp hóa trong lĩnh vực nông nghiệp. Câu 17: Chính sách đối ngoại của nhà Thanh là A. bế quan toả cảng. B. mở rộng hợp tác. C. học hỏi phương Tây. D. mở cửa tự do. Trang 2/5 Mã đề thi 176
- Câu 18: Một trong những đặc điểm của loài Vượn cổ là A. đã hoàn toàn loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể. B. đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. C. đã có thể đứng và đi bằng hai chân. D. đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. Câu 19: Yếu tố nào dưới đây không thuộc về nền văn hóa lâu đời của Ấn Độ? A. Ấn Độ giáo. B. Chữ viết Brahmi. C. Kiến trúc chùa hang. D. Nho giáo. Câu 20: Văn hóa truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển d ưới thời kì nào? A. Vương triều Gúpta. B. Vương triều Môgôn. C. Vương triều Magađa. D. Vương triều Hồi giáo Đêli. Câu 21: Tác dụng lớn nhất của chế độ quân điền đối với chế độ phong kiến Trung Quốc là A. thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. B. nông dân được cải thiện đời sống. C. nông dân yên tâm sản xuất. D. thúc đẩy sản xuất phát triển. Câu 22: Những tiến bộ trong cách tính lịch của người phương Tây so với phương Đông xuất phát từ A. thực tiễn sản xuất để đúc kết kinh nghiệm. B. cách tính lịch dựa theo sự chuyển động của mặt trời. C. cách tính lịch dựa theo mùa trăng. D. sự hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời. Câu 23: Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là ai? A. Vua chuyên chế. B. Đông đảo quí tộc quan lại. C. Chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ. D. Địa chủ, quan lại. Câu 24: Bộ máy nhà nước của thời Đường khác với thời Tần – Hán ở điểm nào? A. Có thêm chức Tiết độ sứ. B. Bỏ chức Thừa tướng và Thái úy. C. Thêm chức Tể tướng. D. Có thêm chức Tể tướng và Tiết độ sứ. Câu 25: Vì sao nói đến thời kì Hi Lạp và Rôma các hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học? A. Độ chính xác và khái quát cao. B. Đạt nhiều thành tựu. C. Có tính hệ thống. D. Ảnh hưởng đến nhiều nước. Câu 26: Đặc trưng tiêu biểu nhất của xã hội chiếm nô là gì? A. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ. B. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ. C. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ. D. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ. Câu 27: Đến cuối thời đá cũ khoảng 4 vạn năm trước đây đã có sự sinh sống của A. người tối cổ. B. một loài vượn cổ. C. người tinh khôn. D. người nguyên thủy. Trang 3/5 Mã đề thi 176
- Câu 28: Một thành tựu lớn trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí của Người tinh khôn là sự ra đời của những chiếc A. bàn xoay. B. rìu đá. C. khoan đá. D. cung tên. Câu 29: Thời cổ đại người Ai Cập thạo về hình học là do A. cần tính toán các công trình kiến trúc. B. phải đo lại ruộng đất và vẽ các hình để xây tháp. C. yêu cầu vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua. D. cần đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân. Câu 30: Chữ viết của người Phương Đông cổ đại ra đời từ nhu cầu A. lưu giữ và trao đổi kiến thức. B. phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị. C. ghi chép và trao đổi kiến thức. D. ghi chép và lưu giữ kiến thức. Câu 31: Công việc nào đã khiến cư dân cổ đại phương Đông gắn bó ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã? A. Trồng lúa nước. B. Trị thuỷ. C. Chăn nuôi. D. Làm nghề thủ công nghiệp. Câu 32: Hình thức tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là A. cộng đồng. B. thị tộc. C. bầy người nguyên thủy. D. bộ lạc. Câu 33: Tôn giáo nào không ra đời trên đất nước Ấn Độ cổ đại? A. Hinđu giáo. B. Hồi giáo. C. Phật giáo. D. Bà la môn. Câu 34: Nội dung nào sau đây thể hiện sự giống nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đêli và Vương triều Môgôn? A. Truyền bá, áp đặt đạo Hồi vào Ấn Độ. B. Xây dựng những công trình kiến trúc Hồi giáo. C. Giành quyền ưu tiên trong bộ máy quan lại. D. Gây mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo gay gắt. Câu 35: Chính sách thống trị về tôn giáo của V ương triều Hồi giáo Đêli với nhân dân Ấn Độ là A. truyền bá, áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Phật và đạo Hinđu. B. tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị xã hội. C. có những chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước. D. khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật. Câu 36: Điểm giống nhau của vương triều Hồi giáo Đêli và V ương triều Môgôn là A. vương triều ngoại tộc thống trị Ấn Độ. B. vương triều của người Ấn Độ lập nên. C. cai trị Ấn Độ theo hướng Ấn Độ hóa. D. dùng tôn giáo để cai trị Ấn Độ lâu dài. Câu 37: Nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI là A. Hồi giáo vào Ấn Độ làm thủ tiêu văn hóa truyền thống. Trang 4/5 Mã đề thi 176
- B. văn hóa truyền thống Ấn Độ làm phai mờ văn hóa Hồi giáo. C. song song tồn tại hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ giáo và Hồi giáo. D. tổng hợp của các loại hình văn hóa đều có mặt ở Ấn Độ. Câu 38: Triều đại nào đánh dấu sự xác lập của chế độ phong kiến ở Trung Quốc? A. Minh – Thanh B. Đường C. Hán D. Tần Câu 39: Cư dân ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải sống tập trung ở A. nông thôn. B. miền núi. C. thành thị. D. trung du. Câu 40: Khoảng 6 triệu năm trước đây, ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người đã có sự xuất hiện của A. người tối cổ. B. một loài vượn cổ. C. người tinh khôn. D. người nguyên thủy. HẾT Trang 5/5 Mã đề thi 176
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra tập trung lần 2 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 143
3 p | 51 | 5
-
Đề kiểm tra tập trung lần 3 môn Hóa học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 159
3 p | 55 | 4
-
Đề kiểm tra tập trung lần 2 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 356
3 p | 54 | 4
-
Đề kiểm tra tập trung lần 2 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 142
3 p | 61 | 4
-
Đề kiểm tra tập trung lần 2 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 234
3 p | 82 | 4
-
Đề kiểm tra tập trung lần 3 môn Hóa học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 436
3 p | 34 | 3
-
Đề kiểm tra tập trung lần 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 140
3 p | 46 | 3
-
Đề kiểm tra tập trung lần 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 471
3 p | 51 | 3
-
Đề kiểm tra tập trung lần 2 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 369
3 p | 48 | 2
-
Đề kiểm tra tập trung lần 2 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 468
3 p | 47 | 2
-
Đề kiểm tra tập trung lần 3 môn Hóa học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 391
3 p | 48 | 2
-
Đề kiểm tra tập trung lần 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 218
3 p | 41 | 1
-
Đề kiểm tra tập trung lần 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 372
3 p | 38 | 1
-
Đề kiểm tra tập trung lần 3 môn Hóa học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 462
2 p | 53 | 1
-
Đề kiểm tra tập trung lần 3 môn Hóa học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 274
2 p | 56 | 1
-
Đề kiểm tra tập trung lần 2 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 456
3 p | 54 | 1
-
Đề kiểm tra tập trung lần 2 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 235
3 p | 53 | 1
-
Đề kiểm tra tập trung lần 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 457
3 p | 25 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn