intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra tập trung lần 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 126

Chia sẻ: An Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

28
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh Đề kiểm tra tập trung lần 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 126 sẽ là tư liệu hữu ích. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra tập trung lần 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 126

  1. SỞ GD&ĐT ĐĂK NÔNG KIỂM TRA TẬP TRUNG TRƯỜNG THPT GIA NGHĨA Năm học: 2017 ­ 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC 11 LẦN 1 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 126 Câu 1: Pha sáng diễn ra ở đâu trong tế bào mô dậu của lá? A. Strôma. B. Tilacôit. C. Ti thể. D. Nhân. Câu 2: Điểm bão hoà ánh sáng là trị số ánh sáng mà tại đó A. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại. B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiểu. C. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình. D. cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp đạt mức cực đại. Câu 3: Sản phẩm của pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì? A. ATP, NADPH B. NADPH, O2 C. ATP, O2 D. ATP, CO2 Câu 4: Quang hợp có ở thực vật nào có chu trình canvil? A. Thực vật C3 và C4. B. Thực vật C3, C4 và CAM. C. Thực vật  C4 và CAM. D. Thực vật CAM và C3. Câu 5: Câu nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây? A. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào. B. Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể. C. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. D. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ  sống. Câu 6: Hô hấp là quá trình A. ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, giải phóng năng lượng cung  cấp cho các hoạt động của cơ thể. B. tổng hợp các chất hữu cơ từ CO2 và H2O, giải phóng năng lượng cung cấp cho  các hoạt động của cơ thể. C. tổng hợp các chất hữu cơ từ CO2 và H2O, tích luỹ năng lượng cần thiết cho các  hoạt động của cơ thể. D. ôxy hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, tích lũy năng lượng cần thiết  cho các hoạt động của cơ thể. Câu 7: Ý nào không đúng khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp với hô hấp? A. Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu cho hô hấp. B. Hô hấp tạo ra chất hữu cơ làm nguyên liệu cho quang hợp. C. Quang hợp là tiền đề cho hô hấp. D. Hô hấp cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp. Câu 8: Dòng mạch gỗ được vận chuyên nhờ: 1. Lực đẩy (áp suất rễ)                    2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 126
  2. 3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ 4. Sự  chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ  quan nguồn (lá) và cơ  quan chứa  (quả, củ…) 5. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất A. 1­3­5 B. 1­3­4 C. 1­2­3 D. 1­2­4 Câu 9: Nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm? A. Vì ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2. B. Vì ban đêm khí khổng mở, ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước. C. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm. D. Vì ban đêm khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp cây mới quang hợp. Câu 10: Vai trò nào là của nguyên tố clo trong cơ thể thực vật? A. Cần cho sự trao đổi nitơ B. Quang phân li nước, cân bằng ion C. Liên quan đến sự hoạt động của mô phân sinh D. Mở khí khổng Câu 11: Hô hấp ở thực vật không có vai trò nào? A. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt. B. Giải phóng năng lượng ATP. C. Tạo các sản phẩm trung gian. D. Tổng hợp các chất hữu cơ. Câu 12: Loài cây nào sau đây làm cho hàm lượng nitơ trong đất tăng lên nhiều nhất? A. Đậu lạc. B. Lúa. C. Củ cải. D. Ngô. Câu 13: Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là A. nitơ trong không khí B. nitơ trong đất và trong nước C. nitơ trong nước D. trong đất và không khí Câu 14: Quá trình chuyển hoá nitrat thành nitơ phân tử  trong đất do hoạt động của  nhóm sinh vật nào sau đây? A. Vi khuẩn nốt sần B. Vi khuẩn lam C. VSV kị khí D.  VSV hiếu khí Câu 15: Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ không dẫn đến điều gì? A. Năng suất thấp B. Cây sinh trưởng, phát triển kém C. Cây phát triển bình thường và cho năng suất cao D. Hiệu quả kinh tế thấp Câu 16: Quang hợp thực vật CAM và C4 khác nhau về A. thời gian đóng mở khí khổng. B. chất hữu cơ tổng hợp đầu tiên. C. chất nhận CO2 đầu tiên. D. phản ứng của pha tối Câu 17: Hô hấp kị khí ở thực vật xảy ra trong môi trường nào? A. Thừa CO2. B. Thiếu CO2. C. Thừa O2. D. Thiếu O2. Câu 18: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là A. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 126
  3. B. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. C. lực liên kết giữa các phân tử nước. D. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước). Câu 19: Đâu không phải là cách tăng năng suất cây trồng? A. Tăng cường độ quang hợp. B. Tăng diện tích lá. C. Tăng hệ số kinh tế. D. Tăng cường độ hô hấp. Câu 20: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp? A. Chuyển hóa năng lượng. B. Tổng hợp ra chất hữu cơ. C. Hạ nhiệt độ cho lá. D. Điều hoà không khí. Câu 21: Thực vật C4 bao gồm các loài cây nào sau đây? A. Xương rồng, thanh long, dứa. B. Mía, ngô, rau dền. C. Cam, bưởi, nhãn. D. Xương rồng, mía, cam. Câu 22: Chất nhận CO2 đầu tiên ở nhóm thực vật C3 là A. AlPG. B. PEP. C. Ribulôzơ­1, 5 điP. D. APG. Câu 23: Cây hấp thụ nitơ ở dạng: A. N2+, NO­3 B. NH4­, NO+3 C. N2+, NH3+ D. NH+4, NO­3 Câu 24: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm: A. Amit và hooc môn B. Axitamin và vitamin C. Nước và các ion khoáng D. Xitôkinin và ancaloit Câu 25: Nước không có vai trò nào sau đây? A. Đảm bảo sự thụ tinh kép xảy ra. B. Làm dung môi hòa tan các chất. C. Ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật. D. Đảm bảo hình dạng của tế bào. Câu 26: Rễ  cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ  yếu qua thành phần cấu  tạo nào của rễ? A. Miền lông hút B. Miền sinh trưởng C. Đỉnh sinh trưởng D. Rễ chính Câu 27:  Trong trồng trọt, để  cây nhận được nhiều ánh sáng người ta thường có  những biện pháp nào? A. Bấm ngọn thân chính kết hợp tỉa bớt cành. B. Trồng cây vào mùa hè, mùa đông thắp thêm đèn. C. Thắp đèn vào ban đêm, luân canh hợp lý. D. Tỉa bớt cành, trồng đúng mật độ, xen canh hợp lý. Câu 28: Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa A. giữa rễ và thân B. giữa cành và lá C. giữa thân và lá D. lá và rễ Câu 29:  Khi phân tích thành phần hóa học của các sản phẩm cây trồng thì các   nguyên tố C, H, O cây lấy chủ yếu từ đâu?                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 126
  4. A. Từ các chất khoáng. B. Từ các chất hữu cơ. C. Từ H2O và CO2 thông qua quá trình quang hợp. D. Từ O2 và H2O thông qua quá trình quang hợp. Câu 30: Người ta phân biệt thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào: A. Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này. B. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là loại đường có mấy cacbon. C. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá. D. Sự khác nhau ở các phản ứng của pha sáng. Câu 31: Thoát hơi nước ở lá có tác dụng A. tăng nhiệt cho lá và khuếch tán CO2 vào lá B. hạ nhiệt cho lá và khuếch tán CO2 vào lá C. hạ nhiệt cho lá và khuếch tán O2 vào lá D. tăng nhiệt cho lá và khuếch tán O2 vào lá Câu 32: Tại sao thực vật C4 quang hợp trong điều kiện nồng độ  CO2 thấp nhưng  lại cho năng suất quang hợp cao hơn thực vật C3? A. Lá thực vật C4 có diện tích lớn. B. Điều kiện quang hợp là tối ưu. C. Thực vật C4 không có quá trình hô hấp sáng. D. Khí khổng mở vào ban đêm. Câu 33: Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi A. cơ chế cân bằng nước B. cơ chế đóng mở khí khổng C. cơ chế khuếch tán hơi nước từ bề mặt lá ra không khí xung quanh D. cơ chế khuếch tán hơi nước qua lớp cutin Câu 34: Để một chậu cây con gần cửa sổ, chăm sóc tốt. Sau một thời gian cây sinh   trưởng như thế nào? A. Thân nghiêng về phía cửa sổ. B. Thân mọc thẳng. C. Thân nghiêng vào trong tối. D. Cây bị chết. Câu 35:  Xác động thực vật phải trãi qua quá trình biến đổi nào cây mới sử  dụng  được nguồn nitơ? A. Amôn hóa và phản nitrat hóa. B. Nitrat hóa và phản nitrat hóa. C. Cố định đạm. D. Amôn hóa và nitrat hóa. Câu 36: Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào? A. Chủ động. B. Thụ động và chủ động. C. Thụ động. D. Thẩm tách. Câu 37: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giống nhau ở giai đoạn A. chuỗi chuyển êlectron. B. chu trình crep. C. đường phân. D. lên men Câu 38: Dấu hiệu nào cho biết cây thiếu nitơ?                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 126
  5. A. Lá có đốm trắng B. Lá héo C. Cành non cháy khô D. Lá có màu vàng nhạt Câu 39: Bón phân hợp lí là A. bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách. B. phải bón đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K. C. sau khi thu hoạch phải bổ sung ngay lượng phân bón cần thiết cho đất. D. phải bón thường xuyên cho cây. Câu 40:  Điều kiện nào dưới đây  không  đúng để  quá trình cố  định nitơ  trong khí  quyển xảy ra? A. Có lực khử mạnh. B. Được cung cấp ATP. C. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza D. Được thực hiện trong điều kiện hiếu khí ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 126
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2