TRƢỜNG THCS TAM DƢƠNG<br />
<br />
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG HSG LỚP 8 LẦN 2<br />
NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn: Ngữ văn 8.<br />
Thời gian làm bài: 120 phút.<br />
<br />
Câu 1. (2.0 điểm): Xác định các trường từ vựng và chỉ ra, nêu tác dụng của các biện pháp<br />
nghệ thuật có trong khổ thơ sau.<br />
“...Nhưng mỗi năm mỗi vắng<br />
Người thuê viết nay đâu?<br />
Giấy đỏ buồn không thắm;<br />
Mực đọng trong nghiên sầu...”<br />
(Ông đồ - Vũ Đình Liên)<br />
Câu 2. (3.0 điểm):<br />
Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại<br />
ngọt ngào".<br />
Bằng một bài văn ngắn , hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được nêu trong câu<br />
ngạn ngữ.<br />
Câu 3. (5.0 điểm):<br />
Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được<br />
cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”<br />
Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc- xen), em hãy<br />
làm sáng tỏ nỗi niềm đó.<br />
===== HẾT ====<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT TAM DƢƠNG<br />
TRƢỜNG THCS TAM DƢƠNG<br />
<br />
HƢỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG<br />
HSG LẦN 2<br />
Năm học: 2017-2018<br />
Môn: Ngữ văn 8.<br />
<br />
Nội dung kiến thức cần đạt<br />
* Các trƣờng từ vựng.<br />
- Vật dụng: giấy, mực, nghiên.<br />
- Tình cảm: buồn, sầu.<br />
- Màu sắc: đỏ, thắm.<br />
* Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ.<br />
- Điệp ngữ (mỗi).<br />
- Câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?).<br />
- Nhân hoá (giấy-buồn, mực-sầu).<br />
1<br />
* Tác dụng.<br />
(2.0đ)<br />
- Điệp ngữ (mỗi) -> Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm<br />
mỗi vắng.<br />
- Câu hỏi tu từ -> Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố, người<br />
trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê<br />
viết, tâm trạng xót xa ngao ngán.<br />
- Nhân hóa -> Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên),<br />
những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy<br />
cô đơn lạc lõng…<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành bài văn nghị luận giải thích<br />
kết hợp trình bày quan điểm của bản thân.<br />
2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức:<br />
* Ý nghĩa câu ngạn ngữ.<br />
- Câu ngạn ngữ có phép ẩn dụ: chùm rễ đắng cay, hoa quả ngọt ngào - Tạo<br />
nên nghĩa hàm súc, cô đọng.<br />
- Học vấn được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.<br />
- Con đường đi tới học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng<br />
cay).<br />
- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người (hoa quả ngọt<br />
2<br />
ngào).<br />
(3.0đ)<br />
- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ chỉ có không<br />
ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.<br />
* Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ.<br />
- Có học vấn thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm<br />
chủ xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống<br />
vật chất và tinh thần mới được nâng cao.<br />
- Muốn có học vấn cao phải nỗ lực không ngừng. Lao động trí óc vất vả,<br />
phải lao tâm khổ trí.<br />
- Cần có thái độ khó khăn mấy cũng không lùi bước. Thắng không kiêu,<br />
bại không nản.<br />
- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập: Bác Hồ nghiêm túc trong<br />
học tập nên đã đạt tới trình độ học vấn cao, giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải<br />
Câu<br />
<br />
điểm<br />
0,5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1.5<br />
<br />
Câu 3<br />
(5đ)<br />
<br />
toán học lừng danh trên thế giới, các thủ khoa trong các đợt thi vào đại học<br />
hàng năm... Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn luyện của bản thân, của<br />
những người mà mình biết để làm sáng tỏ thêm chân lí trong câu ngạn ngữ<br />
trên.<br />
* Mở rộng và nâng cao (bày tỏ quan điểm).<br />
- Học vấn không chỉ là tri thức mà còn bao gồm cả việc rèn luyện tư<br />
tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quý. Để đạt được những điều đó,<br />
chúng ta cần cố gắng rất nhiều. Từ bỏ một thói xấu, làm một việc tốt cũng<br />
cần phải đấu tranh với bản thân, vượt qua khó khăn, thử thách.<br />
- Không phải khi nào trong quá trình học tập cay đắng cũng đến trước,<br />
ngọt ngào đến sau. Trong học tập nhiều lúc vừa có nỗi khổ vừa có niềm<br />
vui. Khi đã ham học, chăm học thì sự say mê sẽ làm ta quên cả mệt nhọc.<br />
Những lúc đó, kết quả học tập đạt được sẽ rất cao.<br />
I. Yêu cầu về kỹ năng, hình thức:<br />
- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.<br />
- Vấn đề cần chứng minh: Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số<br />
phận con người.<br />
- Phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán<br />
diêm ( An-đéc-xen).<br />
II. Yêu cầu cơ bản về kiến thức:<br />
1. Mở bài:<br />
- Dẫn dắt vấn đề: Vai trò, nhiệm vụ của văn chương: Phản ánh cuộc sống<br />
thông qua cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà văn...về cuộc đời, con người.<br />
- Nêu vấn đề: trích ý kiến...<br />
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé<br />
bán diêm (An-đéc-xen)<br />
2. Thân bài:<br />
2.1. Giải thích ý kiến “nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận<br />
con người” -> Đồng cảm, chia sẻ, tiếng nói đòi quyền sống cho con người,<br />
tinh thần nhân đạo cao cả...<br />
2.2. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận những người<br />
nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc.<br />
* Nhân vật lão Hạc:<br />
- Sống lương thiện, trung thực, có nhân cách cao quí nhưng số phận lại<br />
nghèo khổ, bất hạnh.<br />
+ Sống mòn mỏi, cơ cực: (dẫn chứng)...<br />
+ Chết đau đớn, dữ dội, thê thảm: (dẫn chứng)...<br />
- Những băn khoăn thể hiện qua triết lí về con người của lão Hạc: "Nếu<br />
kiếp chó là kiếp khổ.... may ra có sướng hơn kiếp người như kiếp tôi<br />
chẳng hạn"<br />
- Triết lí của ông giáo: Cuộc đời chưa hẳn...theo một nghĩa khác.<br />
* Nhân vật con trai lão Hạc: Điển hình cho số phận không lối thoát của<br />
tầng lớp thanh niên nông thôn...(dẫn chứng)...<br />
2.3. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận của những trí<br />
thức nghèo trong xã hội:<br />
- Ông giáo là người có nhiều chữ nghĩa, có nhân cách đáng trọng... nhưng<br />
phải sống trong cảnh nghèo túng: bán những cuốn sách...<br />
2.4. Những băn khoăn của An-đéc-xen về số phận của những trẻ em nghèo<br />
trong xã hội:<br />
- Cô bé bán diêm khổ về vật chất: (dẫn chứng)...<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.75<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,75<br />
<br />
1,0<br />
<br />
- Cô bé bán diêm khổ về tinh thần, thiếu tình thương, sự quan tâm của gia<br />
đình và xã hội: (dẫn chứng)...<br />
2.5. Đánh giá chung:<br />
- Khắc họa những số phận bi kịch... -> giá trị hiện thực sâu sắc<br />
- Đồng cảm, chia sẻ, cất lên tiếng nói đòi quyền sống cho con người ... -> 0,5<br />
tinh thần nhân đạo cao cả.<br />
3. Kết bài:<br />
- Khẳng định lại vấn đề...<br />
0.5<br />
- Liên hệ...<br />
* Lưu ý: Hướng dẫn chấm:<br />
- Câu 2, chỉ nêu nội dung cơ bản mang tính định hướng, giám khảo cần linh hoạt khi<br />
vận dụng hướng dẫn chấm; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng.<br />
Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là<br />
hợp lý, có sức thuyết phục.<br />
- Câu 3: đáp án mang tính định hướng các ý cơ bản. HS có thể tách từng bài từng ý để<br />
làm rõ và có thể lồng ghép các ý giữa các văn bản (dẫn chứng) với nhau. Giám khảo cần<br />
linh hoạt để chấm điểm cho học sinh.<br />
<br />