intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KSCL học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Nga Thắng (Lần 4)

Chia sẻ: Lotte Xylitol Cool | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

238
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề KSCL học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Nga Thắng (Lần 4) sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KSCL học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Nga Thắng (Lần 4)

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN<br /> TRƯỜNG THCS NGA THẮNG<br /> <br /> ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LẦN 4<br /> <br /> NĂM HỌC 2017-2018<br /> MÔN: NGỮ VĂN 6<br /> Thời gian làm bài: 150 phút<br /> Ngày thi 23/3/2018<br /> <br /> Câu 1: (5 điểm)<br /> “Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng<br /> trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế<br /> là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi<br /> sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi<br /> cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao<br /> ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.<br /> Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi. Tôi đứng<br /> trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như<br /> thế.”<br /> (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)<br /> Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:<br /> 1. Xác định các từ láy trong đoạn văn.<br /> 2. Xác định các thành phần câu trong câu văn sau:<br /> “Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng<br /> trắng mênh mông”<br /> 3. Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn trên được tạo ra bằng cách nào? Tác dụng<br /> của phép tu từ ấy?<br /> Câu 2: (5,0 điểm)<br /> Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn văn:<br /> "Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.<br /> Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ<br /> một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ<br /> đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc<br /> trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để<br /> mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển<br /> Đông."<br /> Câu 3. (10 điểm): Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về<br /> bài học đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng. Qua văn bản “Bài học đường đời<br /> đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế<br /> Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy.<br /> (Nguyễn Tuân, Cô Tô)<br /> <br /> ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG CẤP TRƯỜNG LẦN 4.<br /> <br /> NĂM HỌC 2017-2018<br /> MÔN: NGỮ VĂN 6<br /> YÊU CẦU<br /> <br /> Câu 1<br /> <br /> 1. Xác định từ láy (xác định đúng mỗi từ cho 0,25 đ).<br /> Các từ láy là: mênh mông, tấp nập, xơ xác, cãi cọ, vêu vao, bì bõm.<br /> 2. Xác định thành phần câu (xác định đúng mỗi thành phần cho 0,25 đ):<br /> Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt,<br /> TN<br /> CN VN<br /> TN<br /> nước dâng trắng mênh mông.<br /> CN<br /> VN<br /> Lưu ý: - Riêng thành phần trạng ngữ, học sinh có thể xác định là Thành phần phụ;<br /> - Nếu học sinh chỉ xác định đúng được Thành phần chính (không xác định<br /> được CN, VN) và Thành phần phụ thì cho 1/2 số điểm = 0.75 điểm.<br /> 3. Phép tu từ nhân hóa được tạo ra bằng cách nào? Tác dụng?<br /> - Phép tu từ được tạo ra bằng cách:<br /> + Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất<br /> của vật: (cua cá) tấp nập; (cò,sếu, vạc, cốc…) cãi cọ om sòm. Tôi (Dế Mèn) suy<br /> nghĩ việc đời…<br /> + Dùng từ vốn để gọi người để gọi vật: họ (cò, sếu, vạc, cốc…); anh (Cò); tôi (Dế<br /> Mèn).<br /> - Tác dụng:<br /> Làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, biểu thị được những tình<br /> cảm suy nghĩ của con người, như con người.<br /> Học sinh cảm nhận được: Đoạn văn là bức tranh sinh động về cảnh mặt trời mọc<br /> trên biển đảo Cô Tô rạng rỡ, tinh khôi, tráng lệ, dạt dào sức sống.<br /> <br /> ĐIỂM<br /> <br /> 1,5<br /> 1,5<br /> <br /> 2,0<br /> 1,0<br /> <br /> 0,5<br /> 0,5<br /> <br /> 1,0<br /> 5,0<br /> <br /> - Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô được đặt trong một thời gian (sau trận bão) 1,0<br /> mở ra một không gian rộng lớn bao la và trong trẻo " Sau trận bão... hết mây, hết<br /> bụi."<br /> <br /> Câu 2<br /> <br /> - Với tài năng quan sát, liên tưởng nhạy cảm, tinh tế và tài năng sử dụng ngôn ngữ<br /> giàu sức gợi hình, gợi tả... , Nguyễn Tuân đã tạo ra một loạt hình ảnh so sánh,<br /> hoán dụ, nhân hoá... táo bạo, độc đáo, bất ngờ...làm hiện ra trước mắt người đọc<br /> từng nét biến động, biến thái với màu sắc trong trẻo, rạng rỡ, tráng lệ của cảnh 3,0<br /> mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.<br /> Tóm lại: Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên đẹp của một tâm hồn yêu mến cái<br /> đẹp, một tài năng sáng tạo cái đẹp, một tình yêu thiên nhiên, đất nước của nhà văn 1,0<br /> Nguyễn Tuân.<br /> Câu 3. (10 điểm): Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:<br /> <br /> 1. Về kĩ năng: - Bài văn có bố cục đầy đủ, chữ viết cẩn thận, đúng chính tả. - Vận<br /> dụng đúng phương pháp làm văn tự sự (cụ thể: kể chuyện tưởng tượng). - Bài văn<br /> có cảm xúc, có lời kể, đúng ngôi kể, thứ tự kể hợp lí và sáng tạo.<br /> 2. Về kiến thức: - Yêu cầu hs nhập vai vào nhân vật của câu chuyện (Dế Mèn) để<br /> kể lại câu chuyện và nói lên cảm nghĩ, tâm trạng của Dế Mèn. Tâm trạng đó được<br /> biểu hiện qua suy nghĩ, cử chỉ, thái độ, những ăn năn của Dế Mèn…<br /> 3. Yêu cầu cụ thể:<br /> A. Mở bài: 2 điểm - Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.<br /> B. Thân bài: 6 điểm - Kể lại diễn biến câu chuyện, tâm trạng qua suy nghĩ, cử chỉ,<br /> thái độ, những ăn năn của Dế Mèn… trong đó có kết hợp tự miêu tả và miêu tả các<br /> nhân vật khác trong câu chuyện, miêu tả cảnh…<br /> C. Kết bài: 2 điểm - Kết thúc câu chuyện. Khắc sâu bài học đường đời đầu tiên…<br /> 4. Vận dụng cho điểm:<br /> - Điểm 9 -10: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và<br /> phương pháp. Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng<br /> tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ, chữ viết đẹp,<br /> bài làm có cảm xúc và sáng tạo.<br /> - Điểm 7 - 8: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Biết vận dụng<br /> văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả.<br /> Trình bày và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, bài làm có cảm xúc nhưng còn đôi<br /> chỗ kể chưa sáng tạo… Có thể mắc một số lỗi nhỏ về chính tả và ngữ pháp.<br /> - Điểm 5 – 6: Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và phương<br /> pháp. Vận dụng văn kể chuyện tưởng tượng chưa tốt, có miêu tả các nhân vật và<br /> khung cảnh nhưng chưa rõ, nhiều chỗ còn lan man.<br /> - Điểm 3 - 4: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng văn kể chuyện để<br /> kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc sang kể lể lan man,<br /> lủng củng, hoặc sao chép lại văn bản…Còn mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp.<br /> - Điểm 1 - 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, không biết vận dụng văn kể chuyện để<br /> kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng …<br /> Điểm 0: Bài để giấy trắng.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2