SỞ GD-ĐT BẮC NINH<br />
<br />
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 - NĂM HỌC 2017-2018<br />
<br />
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1<br />
<br />
MÔN: GDCD 10<br />
<br />
---------------<br />
<br />
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
Mã đề: 793<br />
<br />
Đề gồm có 3 trang, 40 câu<br />
Họ tên thí sinh:............................................................SBD:...............................................................<br />
Câu 1: Vật chất là cái có trước , cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan , không ai sáng tạo ra là<br />
quan điểm của :<br />
A. thuyết bất khả tri .<br />
C. thế giới quan duy tâm.<br />
<br />
B. thuyết nhị nguyên luận .<br />
D. thế giới quan duy vật .<br />
<br />
Câu 2: Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác ,cần căn cứ vào yếu tố nào dưới<br />
đây ?<br />
<br />
A. Chất .<br />
B. Lượng .<br />
C. Điểm nút.<br />
D. Độ .<br />
Câu 3: Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức ?<br />
A. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.<br />
B. Gieo gió gặt bão .<br />
C. Con hơn cha, nhà có phúc.<br />
D. Ăn cây nào, rào cây ấy.<br />
Câu 4: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát<br />
triển của sự vật và hiện tượng , chúng phát triển theo những chiều hướng :<br />
A. trái ngược nhau .<br />
B. xung đột nhau .<br />
C. khác nhau .<br />
<br />
D. ngược chiều nhau .<br />
Câu 5: Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng<br />
, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới<br />
đây ?<br />
A. Nhận thức lí tính .<br />
B. Nhận thức cảm tính.<br />
C. Nhận thức biện chứng.<br />
D. Nhận thức siêu hình .<br />
Câu 6: Trần Bình Trọng đã nói “ Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc “ . Câu này khẳng định :<br />
A. Lòng yêu nước.<br />
B. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc .<br />
C. Nhớ về nguồn cội .<br />
D. Lòng tự hào dân tộc.<br />
Câu 7: Con người là tác giả của các công trình khoa học,các tác phẩm văn học nghệ thuật. Điều này thể hiện vai<br />
trò chủ thể lịch sử nào dưới đây của con người ?<br />
A. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị tinh thần.<br />
B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất.<br />
C. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị nghệ thuật.<br />
D. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị văn hóa .<br />
<br />
Câu 8: Quan niệm nào sau đây là đúng khi nói về đạo đức ?<br />
A. Hệ thống quy tắc xử sự có tính truyền thống của dân tộc.<br />
B. Là các quy tắc ứng xử của một dân tộc trong một quốc gia .<br />
C. Hệ thống quy định của thôn xóm để điều chỉnh hành vi của cá nhân.<br />
D. Hệ thống quy tắc, chuẩn mực để điều chỉnh hành vi cho phù hợp với xã hội.<br />
Câu 9: Câu tục ngữ “ Chết vinh còn hơn sống nhục “ nói về :<br />
A. tự trọng.<br />
B. nhân phẩm .<br />
C. danh dự.<br />
D. lương tâm.<br />
Câu 10: Câu nào dưới đây nói về phủ định biện chứng ?<br />
A. Tre già măng mọc.<br />
B. Con vua thì lại làm vua<br />
C. Dốt đến đâu học lâu cũng biết .<br />
D. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.<br />
Câu 11: Câu “ Tiên học lễ, hậu học văn “ muốn nhấn mạnh đến vai trò của :<br />
A. phong tục tập quán. B. lễ nghĩa đạo đức.<br />
C. nề nếp gia phong.<br />
D. tín ngưỡng, tôn giáo.<br />
Câu 12: Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi ?<br />
A. Ăn vóc học hay .<br />
B. Góp gió thành bão .<br />
C. Lạt mềm buộc chặt .<br />
D. Uống nước nhớ nguồn .<br />
Trang 1/3 - Mã đề thi 793<br />
<br />
Câu 13: Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng , có kế thừa những yếu tố tích cực<br />
của sự vật và hiện tượng cũ là :<br />
A. phủ định siêu hình.<br />
B. chủ quan.<br />
<br />
C. phủ định biện chứng. D. khach quan .<br />
Câu 14: Câu tục ngữ sau “ Cọp chết để da, người ta chết để tiếng “ nói về :<br />
A. nhân phẩm.<br />
B. đạo đức.<br />
C. danh dự.<br />
D. tự trọng.<br />
Câu 15: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở quyền tự do nào dưới đây ?<br />
A. Tái hôn.<br />
B. Chia con cái .<br />
C. Chia tài sản.<br />
D. Li hôn .<br />
Câu 16: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là người :<br />
A. có lòng nhân nghĩa.<br />
B. có lòng tự trọng .<br />
C. đáng tự hào.<br />
D. có lòng tự tin.<br />
Câu 17: Triết học Mác- Lê Nin quan niệm vận động là :<br />
A. cách thức tồn tại của vật chất.<br />
B. sự thay đổi vị trí của các vật .<br />
C. mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng.<br />
D. kết quả tác động từ bên ngoài vào sự vật, hiện tượng.<br />
Câu 18: Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực :<br />
A. sống tự tin.<br />
B. sống tự lập.<br />
C. sống tự do .<br />
D. sống thiện.<br />
Câu 19: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định , phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì :<br />
A. Lượng mới hình thành.<br />
B. Chất mới ra đời .<br />
C. Sự vật mới hình thành, phát triển .<br />
D. Sự vật thay đổi .<br />
Câu 20: Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây ?<br />
A. Tính truyền thống và tính hiện đại.<br />
B. Tính khách quan và tính thời đại.<br />
C. Tính khách quan và tính kế thừa .<br />
D. Tính dân tộc và tính kế thừa .<br />
Câu 21: Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á Với số dân 90,73 triệu người (năm 2014), lãnh thổ tiếp giáp<br />
với ba nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc và tiếp giáp biển Đông . Hãy chỉ ra mặt lượng trong thông tin trên ?<br />
A. Việt Nam.<br />
B. Cam-pu-chia .<br />
C. 90,73 triệu .<br />
D. Đông Nam Á .<br />
<br />
Câu 22: Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng ?<br />
A. Một tiền gà, ba tiền thóc.<br />
B. Giấy rách phải giữ lấy lề .<br />
C. Ăn cây nào, rào cây ấy.<br />
D. Sông có khúc, người có lúc.<br />
Câu 23: Đoạn thơ sau : “Dù bay lên sao hỏa , Sao kim , cũng bay từ mặt đất . Dù lớn tựa thiên thần cũng dòng sữa<br />
mẹ ngọt nuôi. Phải cần mẫn như con ong kéo mật . Phải cần cù như con nhện chăng tơ .Quả chín trên cây là quả<br />
chín dần dà .”Nói về :<br />
A. Khuynh hướng của sự phát triển .<br />
B. Quy luật lượng đổi, chất đổi .<br />
C. Quy luật phủ định của phủ định.<br />
D. Quy luật mâu thuẫn.<br />
<br />
Câu 24: Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ?<br />
A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.<br />
B. Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.<br />
C. Cái răng cái tóc là vóc con người.<br />
D. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng.<br />
Câu 25: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ?<br />
A. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện.<br />
B. Chỉ tồn tại ý thức.<br />
C. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức .<br />
D. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên.<br />
Câu 26: Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính ?<br />
A. Ăn xổi ở thì .<br />
B. Lòng vả cũng như lòng sung .<br />
C. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa .<br />
D. Gừng cay, muối mặn.<br />
Câu 27: Những chuẩn mực đạo đức nào sau đây phù hợp với yêu cầu của chế độ XHCN ?<br />
A. Tam cương.<br />
B. Trung quân .<br />
C. Nhân nghĩa.<br />
D. Tam tòng.<br />
Câu 28: “ Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó .”.<br />
Câu nói này Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của :<br />
A. tình cảm và đạo đức. B. tài năng và sở thích .<br />
<br />
C. thói quen và trí tuệ.<br />
D. tài năng và đạo đức.<br />
Câu 29: Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện nay của nước ta ?<br />
A. Tình chồng nghĩa vợ thảo ngay trọn đời.<br />
B. Trai năm thê bảy thiếp.<br />
C. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.<br />
D. Môn đăng hộ đối .<br />
Trang 2/3 - Mã đề thi 793<br />
<br />
Câu 30: Để sự vật ,hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây ?<br />
A. Sự bao hàm nhau.<br />
B. Luôn luôn vận động. C. Luôn luôn thay đổi.<br />
D. Sự thay thế nhau .<br />
Câu 31: Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức<br />
của người đó gọi là :<br />
A. tự trọng .<br />
<br />
B. hạnh phúc.<br />
<br />
C. nhân phẩm.<br />
<br />
D. danh dự.<br />
<br />
Câu 32: Nội dung nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong triết học ?<br />
A. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau .<br />
B. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập .<br />
C. Mâu thuẫn là một chỉnh thể , trong đó có hai mặt đối lập .<br />
D. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn .<br />
Câu 33: Những hoạt động vật chất có mục đích , mang tính lịch sử -xã hội của con người nhằm cải tạo tự<br />
nhiên và xã hội gọi là :<br />
A. thực tiễn .<br />
B. lao động.<br />
C. nhận thức .<br />
D. tư duy .<br />
Câu 34: Định nghĩa nào dưới đây là đúng về triết học ?<br />
A. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy .<br />
B. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.<br />
C. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới.<br />
D. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới ,về vị trí của con người trong thế giới.<br />
Câu 35: Câu tục ngữ “ Một lời nói dối, xám hối bảy ngày “ nói về phạm trù đạo đức :<br />
A. Nhân phẩm .<br />
B. Nghĩa vụ .<br />
C. Hạnh phúc.<br />
D. Lương tâm.<br />
Câu 36: Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh :<br />
A. Trong một số trường hợp .<br />
B. Để làm giàu cho bản thân mình.<br />
C. Để chinh phục và cải tạo tự nhiên.<br />
D. Vượt qua khó khăn trong cuộc sống.<br />
Câu 37: Theo triết học Mác- Lê Nin mâu thuẫn là một chỉnh thể , trong đó hai mặt đối lập :<br />
A. vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau .<br />
B. vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau.<br />
C. vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. D. vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau .<br />
Câu 38: Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do :<br />
A. sự tác động từ bên ngoài .<br />
B. sự phát triển của sự vật, hiện tượng.<br />
C. sự tác động từ bên trong.<br />
D. sự biến đổi về chất của sự vật , hiện tượng.<br />
Câu 39: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác<br />
và xã hội được gọi là :<br />
A. lương tâm.<br />
B. danh dự.<br />
C. tự trọng.<br />
D. nhân phẩm .<br />
Câu 40: Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những<br />
hủ tục lạc hậu . Chúng ta cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới XHCN theo quan điểm triết học ?<br />
A. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc .<br />
B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới .<br />
C. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ lạc hậu.<br />
D. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay .<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 3/3 - Mã đề thi 793<br />
<br />