intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 106

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

49
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 106, giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 106

  1. SỞ GD­ĐT BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 ­ NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1 Bài thi KHOA HỌC XàHỘI. Môn: GDCD 10 ­­­­­­­­­­­­­­­ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 106 Đề gồm có 3 trang, 40 câu (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ tên thí sinh:............................................................SBD:............................................................... Câu 1: Toàn bộ  những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống là nội   dung của khái niệm A. Triết học. B. Mâu thuẫn. C. Thế giới quan. D. Phủ định. Câu 2: Câu nào sau đây không nói về quan hệ lượng chất ? A. sông có khúc, người có lúc. B. Dốt đến đâu học lâu cũng biết. C. Tích tiểu thành đại. D. Năng nhặt chặt bị. Câu 3: Sự phủ định làm cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật là: A. Phủ định. B. Phủ định biện chứng. C. Phủ định siêu hình. D. Mâu thuẫn. Câu 4: Trong các hoạt động sau đây , hình thức nào được coi là cơ bản nhất của hoạt động thực tiễn ? A. Hoạt động văn hóa xã hội. B. Hoạt động chính trị­xã hội. C. Hoạt động thực nghiệm khoa học. D. Hoạt động sản xuất vật chất. Câu 5: Câu nào sau đây nói về mâu thuẫn theo nghĩa triết học ? A. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. B. Giai cấp địa chủ và nông dân trong xã hội phong kiến. C. Dĩ hòa vi quý. D. Hổ phụ sinh hổ tử. Câu 6: «  Lí luận mà không liên hệ  với thực tiễn là lí luận suông » . Câu nói này của ai? A. Lê­Nin. B. Hồ Chí Minh. C. C.Mác. D. Võ Nguyên Giáp. Câu 7: Câu nào dưới đây nói về phủ định biện chứng? A. Lạt mềm buộc chặt. B. Năng nhặt chặt bị. C. Công cha như núi Thái Sơn. D. Cha truyền, con nối. Câu 8: Câu nói:” Trăm hay không bằng tay quen” khẳng định vai trò của  : A. Nhận thức. B. Thực tiễn. C. Mâu thuẫn. D. Phủ định. Câu 9: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác ­ Lê Nin, khái niệm mâu thuẫn có nghĩa là : A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập. D. Những khuynh hướng trái ngược nhau. Câu 10: Quá trình cây xanh hấp thụ khí cacbonic, thải ra khí o xy thuộc dạng vận động nào ? A. Vật lí. B. Sinh học. C. Cơ học. D. Hóa học. Câu 11: Triết học nghiên cứu nội dung nào sau đây ? A. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất của thế giới. B. Nghiên cứu mọi sự thay đổi  của giới tự nhiên . C. Nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt của thế giới. D. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới Câu 12: Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người ,để  tạo nên những hiểu biết về chúng là khái niệm : A. Nhận thức lí tính. B. Nhận thức. C. Thực tiễn. D. Nhận thức cảm tính.                                               Trang 1/4 ­ Mã đề thi 106
  2. Câu 13: Câu nói “ Có thực mới vực được đạo” thể hiện nội dung nào của Triết học ? A. Vật chất quyết định ý thức.                                   D . Vật chất quy định ý thức. B. Vật chất có trước ý thức.                                   C. Vật chất quan trọng hơn ý thức. Câu 14: Tính quy định nói lên qui mô, trình độ phát triển của sự vật gọi là gì ? A. Nút. B. Độ. C. Lượng. D. Chất. Câu 15: Chất là khái niệm dùng để chỉ : A. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng. B. Tất cả các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. C. Những đặc điểm bên ngoài, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó. D. Thuộc tính bên trong của sự vật, hiện tượng. Câu 16: Để chất mới ra đời nhất thiết phải : A. Tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng. B. Tích lũy dần về lượng. C. Tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định. D. Tạo ra sự biến đổi về lượng. Câu 17: Giai đoạn nhận thức lí tính đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm : A. Bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng. B. Đặc điểm cỏ bản của sự vật, hiện tượng C. Đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng. D. Đặc điểm chủ yếu của sự vật, hiện tượng Câu 18: Vì sao một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT lại được coi là một sự phát triển ? A. Vì có sự thay đổi về mặt trí tuệ, nhận thức. B. Vì có sự thay đổi về giáo viên dạy. C. Vì có sự di chuyển địa điểm học ở hai nơi khác nhau. D. Vì số lượng môn học nhiều hơn. Câu 19: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật dẫn đến kết quả như thế nào ? A. Sự vật, hiện tượng mới ra đời. B. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong. C. Sự vật, hiện tượng không còn mâu thuẫn. D. Các mặt đối lập bị tiêu vong. Câu 20: Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản và mang tính : A. Kế thừa và phát triển. B. Khách quan và kế thừa. C. Khách quan và phổ biến. D. Kế thừa và phổ biến. Câu 21: Câu nào sau đây nói về phủ định siêu hình ? A. Xấu người đẹp nết ,còn hơn đẹp người. B. Yêu nên tốt, ghét nên xấu. C. Công ty Fomosa Hà Tĩnh xả thải làm cá chết hàng loạt. D. Trẻ trồng na, già trồng chuối Câu 22:  Mọi sự hiểu biết của con người đều nảy sinh từ đâu ? A. Chân lí. B. Nhận thức. C. Thực tiễn. D. Kinh nghiệm. Câu 23: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng , sự thống nhất của các mặt đối lập có những biểu   hiện gì ? A. Sự hòa hợp với nhau. B. Sự bài trừ , phủ định nhau. C. Sự cùng tồn tại, nương tựa nhau. D. Sự đồng nhất giữa hai mặt đối lập. Câu 24: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Đây là quan điểm của : A. Chủ nghĩa duy tâm. B. Chủ nghĩa duy vật trước Mác. C. Chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. D. Chủ nghĩa duy vật Câu 25: Theo quan điểm triết học Mác­Lê Nin  cái mới, cái tiến bộ luôn ra đời trên cơ sở : A. Giữ lại yếu tố tích cực của cái cũ.                                                                                                                                                                                                      D . Kế thừa tất cả cái cũ.                                               Trang 2/4 ­ Mã đề thi 106
  3.     B. Vứt bỏ hoàn toàn cái cũ.                                C. Phủ định sạch trơn cái cũ. Câu 26: Là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng là nói đến nội dung của : A. Vận động. B. Mâu thuẫn. C. Phủ định siêu hình, D. Phủ định. Câu 27: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về phủ định biện chứng ? A. Phủ định có tính khách quan. B. Phủ định có tính kế thừa. C. Phủ định chấm dứt sự phát triển D. Phủ định đồng thời cũng là khẳng định. Câu 28: Quy luật lượng chất nói về nội dung nào dưới đây ? A. Khuynh hướng của sự phát triển. B. Động lực của sự phát triển. C. Nguồn gốc của sự phát triển. D. Cách thức của sự phát triển. Câu 29: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường : A. Hòa bình. B. Hợp tác, thương lượng. C. Đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. Thỏa hiệp. Câu 30: Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng cái mới ra đời từ trong lòng cái cũ, cái trước  đó,nó chỉ  gạt bỏ  cái cũ lỗi thời đồng thời giữ  lại những yếu tố  tích cực để  phát triển cái mới là nội  dung của : A. Tính kế thừa. B. Tính phổ biến. C. Tính chủ quan. D. Tính khách quan. Câu 31: Thực tiễn là những hoạt động nhằm: A. Cải tạo tự nhiên. B. Cải tạo tự nhiên và xã hội. C. Cải tạo đời sống xã hội. D. Tạo ra của cải, vật chất. Câu 32: Theo quan điểm triết học Mác­Lê Nin, phủ định biện chứng là: A. Cái mới ra đời nhằm xóa bỏ cái cũ. B. Thay sự vật cũ bằng sự vật mới. C. Cái mới ra đời, kế thừa và tiến bộ hơn cái cũ. D. Xóa bỏ sự tồn tại của sự vật. Câu 33: Khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản   đến phức tạp , từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn . Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ  thay thế cái   lạc hậu là : A. Vận động. B. Phát triển. C. Phủ định D. Mâu thuẫn. Câu 34: Giai đoạn nhận thức cảm tính có đặc điểm gì ? A. Đem lại cho con người hiểu biết về bản chất sự vật. B. Mỗi giác quan nắm bắt một đối tượng đặc thù. C. Các giác quan tiếp xúc với sự vật, hiện tượng. D. Đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của sự vật. Câu 35: Triết học Mác ­ Lê nin quan niệm vận động là ; A. Cách thức tồn tại của vật chất. B. Sự thay đổi vị trí của các vật. C. Kết  quả tác động  từ bên ngoài vào  sự vật, hiện tượng. D. Mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng. Câu 36: Sự thay thế của các xã hội trong lịch sử là hình thức vận động ? A. Sinh học. B. Xã hội . C. Cơ học. D. Hóa học. Câu 37: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự  vật, hiện tượng là nội dung đặc   điểm nào của phủ định biện chứng ? A. Tính kế thừa. B. Tính khách quan và kế thừa. C. Tính chủ quan. D. Tính khách quan. Câu 38: Câu nói:” Đi một ngày đàng học một sàng khôn” muốn nói đến vai trò nào của thực tiễn ? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức. C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. D. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. Câu 39: Câu nào sau đây nói về quan hệ lượng chất ? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.                                               Trang 3/4 ­ Mã đề thi 106
  4. C. Lạt mềm buộc chặt. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Câu 40: Câu nào dưới đây  không nói về phủ định biện chứng? A. Giỏ nhà ai, quai nhà ấy. B. Hổ phụ sinh hổ tử. C. Tre già măng mọc. D. Lá lành đùm lá rách. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                               Trang 4/4 ­ Mã đề thi 106
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1