intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để luôn chuyên nghiệp trong công việc

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

124
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở nơi làm việc, nếu không thận trọng, bạn rất dễ gây ra những sai lầm trong cách cư xử và hành vi với đồng nghiệp, cũng như với sếp do vô tâm của bạn. Những hành vi xấu có thể sẽ khiến đồng nghiệp và sếp có ấn tượng xấu, khó chịu với bạn. Thậm chí, có thể bạn sẽ trở thành một đồng nghiệp vô cùng đáng ghét. Do vậy, bạn cần lưu ý đến hành động, lời nói, cách cư xử của bạn hơn. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn trở nên chuyên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để luôn chuyên nghiệp trong công việc

  1. Để luôn chuyên nghiệp trong công việc Ở nơi làm việc, nếu không thận trọng, bạn rất dễ gây ra những sai lầm trong cách cư xử và hành vi với đồng nghiệp, cũng như với sếp do vô tâm của bạn. Những hành vi xấu có thể sẽ khiến đồng nghiệp và sếp có ấn tượng xấu, khó chịu với bạn. Thậm chí, có thể bạn sẽ trở thành một đồng nghiệp vô cùng đáng ghét. Do vậy, bạn cần lưu ý đến hành động, lời nói, cách cư xử của bạn hơn. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt đồng nghiệp: Trong cuộc họp Đừng để mất tập trung: Trong cuộc họp bạn có “dán mắt” vào chiếc BlackBerry không? Điện thoại di động của bạn réo lên bao nhiêu lần trong cuộc họp? Thay vì khiến đồng nghiệp cảm thấy khó chịu với những hành vi như vậy, bạn cố gắng quan sát và đưa ra những câu hỏi có tính xây dựng khi tham gia cuộc họp. Hãy để điện thoại di động và BlackBerry của bạn tại bàn làm việc.
  2. Chuẩn bị mọi thứ trước khi tham gia cuộc họp: Một điều cần lưu ý đó là trước khi tham dự bất cứ cuộc họp nào, hãy chuẩn bị kỹ mọi điều cần trình bày. Sẽ thật là khó chịu cho những người xung quanh khi phải nghe bạn trình bày lan man, không đi vào trọng tâm vấn đề do không chuẩn bị tài liệu trước. Do vậy, muốn thể hiện sự chuyên nghiệp của mình trước mọi người, hãy làm tốt công việc chuẩn bị. Trong buổi đánh giá, tổng kết Không bao biện: Mục đích của những buổi đánh giá, nhận xét về nhân viên không phải là “bới lông tìm vết” những sai lầm của bạn trong suốt năm qua, mà mục đích của những buổi như vậy là hướng dẫn tích cực cho bạn cách làm việc hiệu quả hơn. Thay vì bao biện cho bản thân, hãy lắng nghe, không trình bày, giải thích nhiều và thể hiện tinh thần sẵn sàng sửa sai lỗi lầm của mình. Không đòi hỏi, yêu sách: Thông thường, khi được nhận xét tốt, nhiều nhân viên tự cho rằng mình có quyền được tăng lương và thăng chức.
  3. Tuy nhiên, không phải sếp nào cũng sẵn sàng tăng lương hoặc thăng chức cho bạn. Do vậy, bạn không nên yêu sách với sếp hoặc than vãn rằng bạn bị đối xử không công bằng. Hãy hỏi ông/bà ý về những điều bạn nên làm để có thể thăng tiến trong công việc. Trong các dự án của nhóm Không thể hiện thái độ bảo thủ: Có rất nhiều đồng nghiệp luôn ngộ nhận rằng họ là những người giỏi giang, hiểu biết mọi điều nên họ luôn bắt những người khác trong nhóm phải làm theo cách của họ. Tuy nhiên, thể hiện thái độ này thì không nên. Bạn sẽ khiến những đồng nghiệp khác bị xúc phạm vì bạn không hề coi trọng ý tưởng của họ. Khi làm việc theo nhóm, bạn nên biết tiếp thu những ý kiến của đồng nghiệp, thay vì thể hiện thái độ bảo thủ. Không phàn nàn về người khác: Chẳng một đồng nghiệp nào lại ưa một người chỉ biết nói xấu và ca thán về những người xung quanh hết cả. Cho dù có bất cứ việc gì xảy ra, bạn cũng không nên đổ lỗi, chê trách
  4. đồng nghiệp của mình. Hãy thể hiện sự nhiệt tình và cảm thông với đồng nghiệp. Trong những giờ sinh hoạt tập thể Biết kiềm chế bản thân: Trong các cuộc liên hoan của công ty, sẽ thật là mất lịch sự và thiếu tôn trọng mọi người xung quanh khi bạn uống quá nhiều rượu, say xỉn. Hơn thế nữa, bạn còn có những hành động và lời nói rất phản cảm. Hình ảnh đó thật tồi tệ và đáng xấu hổ. Do vậy, nếu bạn còn muốn đồng nghiệp tôn trọng mình thì hãy biết kiềm chế bản thân và lịch sự trong cách giao tiếp ở các bữa tiệc liên hoan. Hoà đồng với mọi người: Nếu bạn không muốn mọi người coi bạn là một người lập dị và khó gần thì hãy luôn vui vẻ, tham gia mọi hoạt động của phòng cũng như của công ty một cách nhiệt tình. Trong giai đoạn khó khăn của công ty Luôn lạc quan: Không có gì áp lực hơn khi công việc của bạn bị đe doạ. Rất nhiều người đối mặt với tình huống này một cách nặng nề và ám ảnh. Buồn bã cũng chẳng thể khiến cho tình hình của bạn tốt hơn lên.
  5. Vậy nên, thay vì ủ rũ và bi quan, hãy lạc quan và tích cực trong suy nghĩ để có thể tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Không cao ngạo khi bạn là người không bị mất việc: Công ty đang gặp khó khăn nhưng bạn lại không nằm trong danh sách những nhân viên bị sa thải. Điều đó khiến bạn cảm thấy vui và kiêu ngạo trước đồng nghiệp khác? Thật là khó chịu khi bạn cười trên nỗi đau khổ của người khác. Thu Hà (Theo Vietnamnet/CareerBuilder)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2