Đề ôn thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn - Đề số 20
lượt xem 2
download
Gửi đến các bạn học sinh Đề ôn thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn - Đề số 20 được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham khảo giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề ôn thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn - Đề số 20
- KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ ÔN THI SỐ 20 I. ĐỌC HIỂU: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Các bạn có biết hôm nay là ngày gì không ạ? Nhớ không ạ? Hôm nay là một ngày vô cùng đặc biệt! Tại vì nó không phải là ngày hôm qua, cũng không phải là ngày mai, và cũng không phải là một ngày nào nữa. Mà hôm nay là ngày hôm nay! Cho nên ngày hôm nay là một ngày vô cùng đặc biệt, ngày mà chúng ta không bao giờ có lại trong tương lai, một ngày mà các bạn sẽ không thể sống lại. Và chúng ta vô cùng hạnh phúc vì có mặt trong ngày hôm nay! Theo thống kê của Liên hiệp quốc, cứ mỗi 2 giây trên thế giới có một người chết. Nếu như sáng nay bạn thức dậy khỏe mạnh, thì bạn đã hạnh phúc hơn 500 triệu người trên thế giới, vì họ sẽ không thể sống sót qua tuần sau. Và nếu bạn không phải trải qua đau khổ của chiến tranh, tù đày, hay đói khát, thì bạn đã hạnh phúc hơn 1 tỷ người trên thế giới này. Nếu như bạn có quần áo để mặc, lương thực để ăn, ngôi nhà để sống, có những giây phút ngồi bình yên như vậy, thì bạn đã giàu có hơn 75% người trên thế giới. Cho nên hôm nay chúng ta không có nằm mơ đâu, chúng ta là những người vô cùng hạnh phúc. Trong cuộc sống phức tạp, chúng ta không nhận thức được, chúng ta truy đuổi chạy theo những thứ của cuộc đời một cách điên cuồng, mà không biết rằng mình đang có mặt trong những giây phút của ngày hôm nay, đó là những người sống ảo, vì họ không biết mình đang sống…” (Trích “Bài phát biểu lay động của đại đức Thích Tâm Nguyên: Giàu có, bi kịch, tình yêu, lười biếng và hạnh phúc”, Anlanh.net ngày 4/3/2018) Câu 1: Xác định đề tài của đoạn trích trên? Câu 2: Theo Anh/Chị vì sao tác giả cho rằng: “Hôm nay là một ngày vô cùng đặc biệt!” Câu 3: Cho biết tác dụng của những số liệu được nêu trong đoạn trích? Câu 4: Từ đoạn trích trên, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân mình? II. LÀM VĂN Câu 1 (2,0 điểm):
- Từ những gợi ý ở phần đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về chủ đề: Được sống đã là hạnh phúc Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về hạnh phúc của Tràng và người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” của Kim Lân. Liên hệ với mối tình Chí Phèo-Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến “Sức mạnh của tình yêu thương có thể chiến thắng tất cả” GỢI Ý ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. Đề tài của đoạn trích: Mỗi ngày được sống là một niềm hạnh phúc. Câu 2. Tác giả cho rằng: “Hôm nay là một ngày vô cùng đặc biệt!” vì: Ngày hôm nay không giống với bất kỳ một ngày nào trong cuộc đời của chúng ta; một ngày đem lại cho ta niềm hạnh phúc kỳ diệu được sống. (HS có thể trích dẫn nguyên văn hoặc có thể diễm đạt lại theo cách hiểu của mình như gợi ý) Câu 3. Những số liệu tác giả nêu trong đoạn trích có tác dụng thuyết phục mọi người tin vào luận điểm : “Chúng ta là những người vô cùng hạnh phúc” Câu 4 : Bài học : - Mỗi ngày đang sống đều là một ngày đặc biệt. Bởi vậy thay vì than phiền những điều không như ý, chúng ta hãy tận hưởng cuộc sống, sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) HS tham khảo đoạn văn dưới đây: Đa số mọi người đều than phiền về cuộc sống. Chúng ta cho rằng mình không hạnh phúc vì những mệt mỏi trong công việc, vì ta không may mắn có nhiều tiền bạc, của cải, chức quyền hay không xinh đẹp như người khác. Nhưng chúng ta lại không biết rằng ngoài kia có biết bao người khác không được may mắn hạnh phúc như ta. Bài phát biểu của Đại đức Thích Tâm Nguyên “Giàu có, bi kịch, tình yêu, lười biếng và hạnh phúc” đã truyền đến mọi người, đặc biệt là giới trẻ một thông điệp đầy ý nghĩa: Được sống đã là hạnh phúc.Vậy tại sao được sống lại là hạnh phúc? Cuộc sống chính là quà tặng tuyệt vời nhất mà tạo hóa, mẹ cha đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Mỗi con người chỉ được sống một lần để yêu thương, để cảm nhận niềm hạnh phúc và để làm nên những điều kỳ diệu cho cuộc sống này. Vậy nên thay vì than phiền về những điều không may mắn, những thua thiệt so với mọi người hay mải mê theo đuổi những điều hư ảo, chúng
- ta nên tận hưởng mỗi ngày trong cuộc sống, tìm cho mình những niềm vui giản dị, quan tâm chia sẻ với những người xung quanh. Nhiều người không ý thức được niềm hạnh phúc lớn lao mà giản dị đó nên luôn sống trong lo âu buồn bã, sống trong mặc cảm của sự tự ti; số khác lại lãng phí thời gian quý giá của cuộc đời vào những thú chơi vô bổ như điện tử hay lang thang trong mạng xã hội; một số người thì mải mê theo đuổi những thứ hư ảo mà sống vội vàng, cẩu thả sơ sài. Tất cả họ đều đang lãng phí những ngày hạnh phúc. Steve Jops, nhà sáng lập và là giám đốc nổi tiếng của Apple, khi biết mình mắc bệnh ung thư đã chia sẻ điều hối hận lớn nhất trong cuộc đời ông là đã dành phần lớn thời gian của cuộc đời để có được sự nghiệp và danh tiếng mà chưa dành nhiều thời gian để sống cho bản thân, tận hưởng những niềm vui bình dị trong cuộc sống bên những người thân yêu. Đó là lời chia sẻ chân thành khiến chúng ta phải suy nghĩ về hạnh phúc trong cuộc sống. Liên hệ với bản thân. Câu 2 (5,0 điểm) Yêu cầu cơ bản (yêu cầu chính) của đề là cảm nhận về hạnh phúc của Tràng và người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12). Yêu cầu nâng cao (yêu cầu phân hóa) là liên hệ, mở rộng với mối tình Chí Phèo – Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11), để làm sáng tỏ ý kiến “Sức mạnh của tình yêu thương có thể chiến thắng tất cả” Dưới đây là gợi ý tham khảo: 1. Giới thiệu đôi nét về nhà văn Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt và hạnh phúc của Tràng và người vợ nhặt. Kim Lân: Là cây bút chuyên viết truyện ngắn, tuy không nhiều nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Đề tài quen thuộc của nhà văn là cuộc sống nông thôn và người nông dân. Truyện ngắn Vợ nhặt: Tiền thân của truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Cuốn tiểu thuyết này được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dở dang và mất bản thảo. Hòa bình lập lại (1954), dựa trên một phần cốt truyện cũ, Vợ nhặt ra đời. Tác phẩm được in trong tập Con chó xấu xí (1962). Trong truyện ngắn này, Kim Lân đã miêu tả thành công niềm hạnh phúc đơn sơ của Tràng và người vợ nhặt tạo được sự xúc động sâu sắc ở người đọc. 2. Yêu cầu cơ bản: Cảm nhận về hạnh phúc của Tràng và người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12). Tràng là người đàn ông nghèo khổ, xấu xí, thô kệch sống bằng nghề làm thuê làm mướn. Nạn đói khủng khiếp năm 1945 không ngờ lại là một cơ may để Tràng có được vợ, thỏa niềm ước ao mà bấy lâu nay anh trông đợi. Thực ra Tràng cũng không chủ tâm tìm kiếm hạnh phúc, trong một lần xe thóc liên đoàn, Tràng tình cờ quen một
- người đàn bà khốn khổ, đói khát; sau hai lần gặp gỡ và vài câu nói bông đùa người đàn ấy đã nhận lời theo Tràng về làm vợ. Tràng và người vợ nhặt đến với hạnh phúc với những suy nghĩ khác nhau. Với Tràng, đó là niềm khát khao ấp ủ trong lòng giờ mới có cơ hội thực hiện. Vậy nên dù lo lắng không biết có nuôi nổi nhau sống qua nạn đói được hay không nhưng niềm khát khao hạnh phúc dâng lên tràn ngập cả tâm hồn khiến anh đi đến một quyết định đầy liều lĩnh: “Chậc. Kệ”. Quyết định này cho thấy Tràng là người có tấm lòng nhân hậu sẵn sàng cưu mang người khác trong lúc đói khát, chết chóc, đồng thời cũng cho thấy ở người đàn ông khốn khổ ấy niềm khát khao hạnh phúc mạnh hơn nỗi sợ hãi cái chết. Với người vợ nhặt, chị nhận lời theo Tràng không phải để kiếm tìm hạnh phúc mà là để chạy trốn cái chết. Chính vì thế mà khi lần đầu nhìn thấy gia cảnh nhà Tràng chỉ là một nếp nhà xiêu vẹo trên một mảnh vườn đầy cỏ dại thì chị đã cố nén nỗi thất vọng trong lòng: “Thị đảo mắt nhìn quanh, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên, nén một tiếng thở dài”. Dù mỗi người đến với hạnh phúc với tâm trạng khác nhau nhưng cả Tràng và người vợ nhặt đều cảm nhận được niềm hạnh phúc một cách rõ rệt. Trên con đường từ tỉnh về làng, Tràng lâng lâng sung sướng: “Một cái gì lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ này. Nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng tựa hồ như có một bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, Tràng vẫn lâng lâng trong niềm hạnh phúc: “ Hắn thấy người êm ái lơ lửng như vừa từ trong giấc mơ đi ra.”. Với người vợ nhặt, dù lấy Tràng không phải để kiếm tìm hạnh phúc nhưng hạnh phúc vẫn cứ đến với chị, và vì là niềm hạnh phúc ngoài sự mong đợi nên nó càng trở nên quý giá hơn. Hạnh phúc ấy thể hiện qua những cử chỉ và lời trò chuyện đầy tình tứ của hai người trong buổi tối tân hôn: “Hoang nó vừa vừa chứ…rõ dơ…” Hạnh phúc làm thay đổi con người của họ. Từ khi có vợ Tràng như thay đổi hẳn, người đàn ông vô tâm vô tính biến mất nhường chỗ cho một con người đầy trách nhiệm và thương yêu gắn bó với gia đình: “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu và gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng ”. Trước đây Tràng chỉ biết làm thuê làm mướn kiếm ăn còn việc nhà phó mặc cho người mẹ già thì giờ đây anh xăm xăm chạy ra sân muốn dự phần tu sửa lại căn nhà. Hạnh phúc cũng tạo ra nhiều thay đổi ở người vợ nhặt. Khi chị mới xuất hiện trong tác phẩm, người đọc không mấy cảm tình với người đàn bà đanh đá, chỏng lỏn, liều lĩnh và dạn dĩ. Nhưng từ khi có chồng, có được chốn nương thân thì bản chất tốt đẹp của chị mới dần dần được bộc lộ. Đó là một người phụ nữ đảm đang tháo vát, biết chăm lo vun vén cho gia đình. Chị đã trở lại với thiên chức của người phụ nữ là đem lại sự ấm áp cho gia đình. Có thể nói rằng nhờ có bàn tay của chị mà túp lều hoang của mẹ con Tràng mới thực sự trở thành tổ ấm hạnh phúc.
- Hạnh phúc của vợ chồng Tràng là hạnh phúc mong manh và tội nghiệp. Hạnh phúc của họ luôn bị ám ảnh bởi cái đói và cái chết. Đó là hạnh phúc bên lề cái chết, dội vào cái chết. Con đường mà Tràng đưa người vợ nhặt về nhà hai bên đường còng queo những xác người; họ đi lẫn vào đám người đói xanh xám như những bóng ma; đêm tân hôn của hai vợ chồng vọng lại tiếng khóc hờ của những nhà có người chết; bữa cơm đầu tiên của nàng dâu mới ở nhà chồng chỉ có một nồi cháo loãng ăn với rau chuối thái rối, ăn xong lại kèm thêm một nồi chè nấu bằng cám chát xít. Tuy nhiên cái đói, cái chết không thắng nổi con người, họ vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hướng về gia đình, khát khao hạnh phúc và giữ vững niềm tin vào tương lai. 3. Yêu cầu phân hóa: Liên hệ, mở rộng với mở rộng với mối tình Chí Phèo – Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11), để làm sáng tỏ ý kiến “Sức mạnh của tình yêu thương có thể chiến thắng tất cả” Mối tình Chí Phèo – Thị Nở là một chi tiết đặc sắc đem lại giá trị nhân đạo, nhân văn mới mẻ cho tác phẩm. Sau chuỗi ngày chìm đắm trong men rượu và tội ác cuộc đời của Chí Phèo bỗng lấp lánh ánh sáng của tình yêu và hạnh phúc. Cuộc tình 5 ngày với Thi Nở là những ngày ngắn ngủi Chí được sống đúng với ý nghĩa của con người. Thị Nở, người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn ấy kì diệu thay lại là nguồn ánh sáng duy nhất chiếu rọi vào chốn tối tăm của Chí Phèo, thức tỉnh con người thật của Chí bấy lâu bị cuộc sống tàn bạo che lấp. Sau đêm gặp Thị Nở, Chí Phèo sống lại những cảm giác của con người. Chí thấy lòng bâng khuâng, mơ hồ buồn. Chí lắng nghe những âm thanh bình dị của cuộc sống. Sự chăm sóc giản dị đầy tình thương của Thị Nở đã thức tỉnh tâm hồn Chí. Với Chí Phèo, bát cháo hành của Thị Nở không phải là bát cháo hành bình thường mà hàm chứa cả tình yêu thương chân thành mà thị dành cho hắn. Và như vậy cũng hàm chứa cả tình yêu lứa đôi mà lần đầu tiên trong đời Chí có được. Khi ăn bát cháo hành của Thị Nở, Chí trở lại là anh canh điền hiền lành ngày xưa. Chí khao khát hạnh phúc, thèm một cuộc sống lương thiện. Tại sao khi khao khát hạnh phúc Chí lại thèm lương thiện? Bởi hơn ai hết Chí hiểu rằng hạnh phúc chỉ đồng hành cùng sự lương thiện. Chí muốn thông qua Thị Nở để làm lại cuộc đời. Nhưng xã hội cũ lại một lần nữa không để Chí yên với giấc mơ lương thiện của mình. Định kiến của làng Vũ Đại mà bà cô Thị Nở là người phát ngôn đã phá tan hạnh phúc ngắn ngủi của Chí. Thị Nở chỉ là chiếc cầu vồng lấp lánh sau cơn mưa, Chí đau đớn nhận ra rằng chẳng có chiếc cầu nào đưa hắn trở lại cuộc sống của con người. Nhìn chung, cả Nam Cao và Kim Lân đều đề cao sức mạnh của tình yêu thương của con người. Tình yêu thương có thể giúp con người chiến thắng hoàn cảnh, vượt qua mọi lực cản để có được cuộc sống hạnh phúc. Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” sức mạnh của tình yêu thương đã giúp cho Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ vượt qua hoàn cảnh
- ngặt nghèo của cái đói, cái chết để xây dựng một tổ ấm hạnh phúc. Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, tình yêu thương chân thành, mộc mạc của Thị Nở đã giúp Chí Phèo gột rửa những chất độc của cuộc sống để hồi sinh tâm hồn. Cho dù tình yêu thương của Thị Nở không đủ sức mạnh để chiến thắng cả một xã hội bạo tàn và Chí đã phải chết; nhưng đó là cái chết của một con người đã đón nhận được linh hồn trong sạch của mình. Trước đây, để được sống, Chí Phèo đã phải bán linh hồn của mình cho quỷ dữ; giờ đây, khi linh hồn đã trở về, anh phải hy sinh cuộc sống của mình. 4. Đánh giá chung Miêu tả thành công hạnh phúc của con người trong hoàn cảnh éo le bi thảm, Nam Cao và Kim Lân đã thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu thương con người sâu sắc của mình. Cả hai tác phẩm là những thông điệp về sức mạnh của tình yêu thương có sức lan tỏa đến nhiều thế hệ bạn đọc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh năm 2017
5 p | 318 | 63
-
Đề ôn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2018
6 p | 251 | 15
-
10 Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia năm 2020 môn Toán
542 p | 79 | 8
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Hàm Rồng
22 p | 90 | 6
-
Đề ôn thi THPT Quốc gia năm 2023 môn Hoá học
4 p | 11 | 5
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Lần 3)
70 p | 52 | 4
-
Bộ 20 đề ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2022
107 p | 19 | 3
-
Đề ôn thi THPT quốc gia năm 2020 môn Vật lí (Đề số 10)
17 p | 31 | 3
-
Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Số 1 Nghĩa Hành
5 p | 140 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Sơn Tây (Lần 1)
37 p | 73 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Nhã Nam (Lần 1)
29 p | 51 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
32 p | 66 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT M.V Lômônôxốp (Lần 2)
33 p | 67 | 2
-
Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Phạm Kiệt
12 p | 544 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Đồng Đậu (Lần 1)
29 p | 68 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Lần 2)
30 p | 73 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Lần 1)
56 p | 54 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi (Lần 1)
17 p | 41 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn