intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI : BANG GIAO ĐẠI VIỆT VÀ TRUNG HOA DƯỚI THỜI LÊ - TRỊNH (1599 - 1786)

Chia sẻ: Phạm Đức Linh002 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

118
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bang giao Đại Việt với Trung Hoa dưới thời Lê - Trịnh là điển hình của bang giao Đại Việt thời phong kiến với sự hoàn thiện trong nghi thức, chính sách, nội dung bang giao. Chính bang giao là nhân tố góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, tạo thế ổn định để cho sự phát triển lâu dài, giành lại chủ quyền lãnh thổ bị xâm phạm. Nghiên cứu bang giao Đại Việt và Trung Hoa thời Lê - Trịnh để từ đó có sự tham chiếu cho cuộc đấu tranh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI : BANG GIAO ĐẠI VIỆT VÀ TRUNG HOA DƯỚI THỜI LÊ - TRỊNH (1599 - 1786)

  1. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 BANG GIAO ĐẠI VIỆT VÀ TRUNG HOA DƯỚI THỜI LÊ - TRỊNH (1599 - 1786) THE DIPLOMATIC RELATION OF DAI VIET UNDER LE - TRINH DYNASTY WITH CHINA (1599 - 1786) SVTH: Nguyễn Văn Sang, Lê Duy Tình Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hiền Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bang giao Đại Việt với Trung Hoa dưới thời Lê - Trịnh là điển hình của bang giao Đại Việt thời phong kiến với sự hoàn thiện trong nghi thức, chính sách, nội dung bang giao. Chín h bang giao là nhân tố góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, tạo thế ổn định để cho sự phát triển lâu dài, giành lại chủ quyền lãnh thổ bị xâm phạm. Nghiên cứu bang giao Đại Việt và Trung Hoa thời Lê - Trịnh để từ đó có sự tham chiếu cho cuộc đấu tranh giữ gìn độc lập chủ quyền, xây dựng đường lối, chính sách ngoại giao trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. ABSTRACT The diplomatic Relation of Dai Viet with China under Le - Trinh dynasty is the typical relation in feudal era for perfection in the rituals, policies, content of relations. Its relation is the main factor contributing to greater protection in the struggle for national independence, creating stable long-term development, regaining territorial sovereignty being violated. Studying the diplomatic Relation of Dai Viet with China under Le - Trinh dynasty which there is reference to the struggle to preserve the independence and sovereignty, to build guidelines and diplomatic policy in the current period is extremely essential. 1. Đặt vấn đề Ra đời từ sau thắng lợi của chiến tranh Nam - Bắc triều, yêu cầu ổn định, phát triển đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với chính quyền Lê - Trịnh. Bang giao trở thành sự lựa chọn tối ưu trên hành trình thực hiện mục tiêu ấy. Chính vì thế, trải qua hơn 200 năm tồn tại, chính quyền Lê - Trịnh đã thực thi chính sách bang giao hòa hiếu, chủ động đối với Trung Hoa, với các nghi thức, nội dung bang giao đúng đắn. Bang giao thời Lê - Trịnh đã góp vào sự ổn định của triều đại, của xã hội Đại Việt, góp phần to lớn bảo vệ sự phát triển của quốc gia, dân tộc. 2. Các nghi thức bang giao Sự trọng hay khinh trong quan hệ bang giao chính là ở nghi thức bang giao. Thời Lê - Trịnh, nghi thức ấy được chú trọng trở thành một bộ phận quan trọng của chính sách bang giao. Xét về đại lược, dù chưa có những định chế rõ ràng song nghi thức bang giao thời Lê - Trịnh đã dần hình thành với những nghi thức khác nhau như nghi thức đón tiếp sứ, nghi thức sách phong, nghi thức dụ tế. Trong việc đón sứ thần Trung Hoa thể hiện đường lối bang giao hòa hiếu và tinh thần tự tôn dân tộc. Chính quyền Lê - Trịnh đã có sự chuẩn bị, đón tiếp với những nghi 280
  2. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 thức trọng hậu nhất. Qua đó đã để lại ấn tượng tốt trong ký ức của sứ thần Trung Hoa về Đại Việt, thắt chặt thêm tình cảm giữa hai nước. Bảng 1. Đặc điểm giống và khác nhau của các nghi thức bang giao thời Lê - Trịnh Giống nhau Khác nhau - Đều diễn ra theo trình tự: - Khác nhau về mục đích của nghi thức: + Chuẩn bị để đón sứ: Quá trình này diễn ra + Đón, tiếp sứ nhằm thể hiện thái độ của Đại rất chu đáo có thể trước đó hàng tháng. Việt đối với sứ thần Trung Hoa khi sứ thần + Đón tiếp sứ và làm lễ: Đây là nội dung Trung Hoa sang Đại Việt để giải quyết các chính trong các nghi thức bang giao và cách vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước. hành lễ thống nhất chung cho tất cả các nghi + Sách phong: Nhằm đón nhận thụ phong từ thức ấy. Trung Hoa. + Thiết đãi và tiến sứ gồm thiết yến và ban + Nghi thức dụ tế: Thể hiện thái độ đối với các tặng phẩm ngoại giao cho sứ thần. vị vua đã mất. “Nguồn: Lịch triều hiến chương loại chí” 3. Nội dung bang giao Đại Việt - Trung Hoa thời Lê - Trịnh 3.1. Cầu phong Tầm quan trọng của sự thừa nhận từ Trung Hoa đối với Đại Việt là rất lớn. Yếu tố “chính thống” trong quan hệ bang giao với Trung Hoa sẽ tác động đến bối cảnh chính trị xã hội của Đại Việt. Nhận thức được điều đó, chính quyền Lê - Trịnh đã hiện thực hóa mong muốn thừa nhận sự chính thống thông qua hành động cầu phong. Không thành quy định cụ thể, cho nên cầu phong diễn ra không dựa trên sự quy định về thời gian mà nó xuất phát từ sự thay đổi của triều đại, triều vua. Vì vậy, giữa hai lần cầu phong có thể cách nhau hàng chục năm hoặc ngay trong năm. Thông thường, buổi đầu của triều đại mới, cầu phong được tiến hành như là một sự tuyên bố với Tru ng Hoa về sự ra đời của triều đại: “Nhà Lê buổi đầu trung hưng cầu phong luôn luôn” [2, tr.211]. Thực tế cho thấy, việc cầu phong còn diễn ra khi có sự thay thế của các vị vua ngay trong bản thân triều đại ấy: “Mùa hạ, tháng 4, (…) sang nhà Thanh báo tang Hy Tông và cầu phong” [1, tr.498]. Đây mới là mục đích quan trọng của việc cầu phong. Bởi vì, thông qua nghi thức đó vị vua mới lên ngôi sẽ được thừa nhận về sự cầm quyền của mình trên lãnh thổ Đại Việt từ phía Trung Hoa. Cầu phong diễn ra vào thời điểm chuyển giao triều vua hay triều đại nên mục đích của cầu phong nhằm nhận được sự thừa nhận về việc cầm quyền của vua Lê ở nước ta. Danh hiệu xin phong và được phong thường là An Nam quốc vương. Song do thể chế vua Lê - chúa Trịnh tồn tại song hành nên việc cầu phong không chỉ là sự công nhận về quyền hành của vua Lê mà còn cả chúa Trịnh. Chúa Trịnh thông thường được phong làm phụ chính vương. Dù đã được thừa nhận đến vậy, chúa Trịnh vẫn muốn được công nhận với chức phận “Phó quốc vương”. Hầu hết các triều vua Trung Hoa thừa nhận chúa Trịnh chỉ là người giúp vua Lê trị nước chứ không phải là người cai quản Đại Việt sau vua Lê. 281
  3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 3.2. Triều cống Triều Lê - Trịnh, phép triều cống định lệ 3 năm một lần. Nhưng do việc đi sứ nhiều phiền hà nên chính quyền Lê - Trịnh xin được đổi thành 6 năm và mỗi lần cống gộp cho cả lần trước. Nhưng lệ triều cống thời Lê - Trịnh đã có sự thay đổi so với quy định. Bảng 2. Thời gian giữa hai lần triều cống dưới thời Lê - Trịnh Thời gian giữa hai lần triều cống Số lần Tỷ lệ (%) TT 2 năm 1 2 6,9 3 năm 2 4 13,8 4 năm 3 3 10,3 5 năm 4 3 10,3 6 năm 5 7 24,1 7 năm 6 6 20,7 9 năm 7 2 6,9 12 năm 8 1 3,5 17 năm 9 1 3,5 “Nguồn: Việt sử cương mục tiết yếu; Đại Việt sử ký toàn thư” Theo bảng 3 số năm thực hiện theo định lệ ban đầu (3 năm) chỉ chiếm 13,8%. và số lần 6 năm triều cống cũng chỉ chiếm 24,1%. Như vậy, dưới hai triều Minh và Thanh, Đại Việt triều cống không đầy đủ mà thường chậm trễ 1 năm chiếm 20,7%, thậm chí chậm đến 11 năm (3,5%). Sự thay đổi đó xuất phát từ chính bối cảnh xã hội của Đại Việt trong hai thế kỷ XVII - XVIII. Hành trình đi sứ triều cống là một quá trình khó khăn và nó gắn với từng nội dung cụ thể của từng chặng đường trên hành trình đi sứ. Bảng 3. Hành trình đi sứ triều cống của sứ thần dưới thời Lê - Trịnh Trước khi đi sứ triều cống - Gửi thư sang Trung Hoa báo thời gian và địa điểm sang cống - Chuẩn bị và cho vận chuyển trước một số lễ vật cống - Xác định thành phần đi sứ - Tổ chức thiết đãi và ban ân điển cho sứ thần Trên đường đi triều cống và tại Trung Hoa - Làm lễ cúng dọc đường - Ở tại công quán để đợi tiến cống và vào tiến cống Khi về nước - Được ban chức tước, phẩm trật và ruộng đất - Nếu sứ thần chết sẽ được phong chức tước và ban ruộng thờ Đi sứ triều cống là một trách nhiệm to lớn, nắm giữ vận mệnh của quốc gia. Công việc đó gắn với nhiều khó khăn, nguy hiểm, vừa phải làm tròn nhiệm vụ triều cống, vừa 282
  4. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 khẳng định lòng tự tôn dân tộc. Vì vậy, việc đi sứ thành công hay không là tùy thuộc vào sự khéo léo, tài tình của chính sứ thần trên suốt hành trình đi sứ. 3.3. Giải quyết vấn đề nảy sinh giữa hai nước Bang giao là mối quan hệ giữa hai nước ở nhiều phương diện. Do đó, bang giao giữa Đại Việt - Trung Hoa không chỉ là việc lễ nghi mà còn bao hàm nhiều vấn đề khác mà việc giải quyết nó có thể tạo nên sự hòa bình, ổn định trong quan hệ hai nước. Thất bại trong cuộc chiến tranh Lê - Mạc, một bộ phận trong dòng họ Mạc và các cựu thần chạy sang Trung Hoa để tiếp tục ngọn cờ phục ngôi. Tại đây, họ bị nhà Thanh bắt. Vấn đề trao trả tù binh cho chính quyền Lê - Trịnh là cách để nhà Thanh tạo nên sự bình thường hóa trong quan hệ của hai nước. Việc trao trả tù binh họ Mạc cho chính quyền Lê - Trịnh là một bước quan trọng trong quan hệ bang giao giữa hai nước, là sự thừa nhận triều Lê - Trịnh từ phía Trung Hoa. Vấn đề quan trọng hơn hết trong quan hệ hai nước thời Lê - Trịnh là nhằm giải quyết các vấn đề biên giới. Nhiều vùng đất Đại Việt thời Lê - Trịnh bị nhà Thanh chiếm phải thông qua bang giao để đấu tranh đòi lại tiêu biểu trường hợp ba châu Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ: “Tháng giêng, sai bọn Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Thế Bá sang tuế cống nhà Thanh và tâu việc biên giới Hưng Hóa, Tuyên Quang” [1, tr.490]. Nhờ các sứ thần kiên quyết trong lời lẽ bang giao nên nhà Thanh đã trả lại ba châu đã mất và mỏ đồng Tụ Long: “Nhà Thanh trả lại mỏ đồng Tụ Long… Việc biên giới ổn định từ đó” [1, tr.514]. Giải quyết được vấn đề đó chính quyền Lê - Trịnh đã góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Ngoài ra, quan hệ hai nước còn nhằm hướng đến một giải pháp phù hợp cho cả hai bên. Nhiều lần Đại Việt và Trung Hoa đã phối hợp chung trong các vấn đề liên quan đến hai nước, tiêu biểu như đánh dẹp thổ phỉ và cướp biển dọc biên giới hai nước. Trong quá trình phối hợp, nếu quan quân lấy lý do làm việc chung mà quấy nhiễu dân chúng thì trị tội nặng theo quy định: “Thắng lấy danh nghĩa đuổi bắt dư đảng giặc, cho quân vào Tiên Yên, Hoành Bộ đòi cung đốn, nhân dân rất cực khổ. Triều đình gửi công văn cho tổng đốc Lưỡng Quảng tố cáo việc đó. Thắng bị xử chém” [1, tr.486]. Việc phối hợp đánh dẹp thổ phỉ, cướp dọc biên giới trên bộ và trên biển là những cử chỉ đẹp trong quan hệ bang giao của hai nước trong một thời gian dài. Mặc dù có những mâu thuẫn nảy sinh nhưng những vấn đề đó thông qua quan hệ bang giao đều được giải quyết. Bên cạnh đó, bang giao thời kỳ này còn là sự phối hợp chung của cả Đại Việt và Trung Hoa vì mục đích bảo vệ chủ quyền biên giới. 4. Chính sách bang giao của Đại Việt đối với Trung Hoa thời Lê - Trịnh 4.1. Chính sách hòa hiếu, chủ động, linh hoạt trong bang giao Đặt trong bối cảnh cần ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và vị thế nước nhỏ trước một đế chế Trung Hoa rộng lớn, chính quyền Lê - Trịnh luôn tỏ thái độ nhún nhường và đặc biệt thực thi chính sách bang giao mềm dẻo, linh hoạt. Ngay khi kết thúc chiến tranh, chính quyền Lê - Trịnh được thiết lập, Đại Việt đã chủ động sang cầu phong. Mặt khác, trong quan hệ với Trung Hoa, chính quyền Lê - Trịnh luôn tự xác định cho mình vị thế nước nhỏ nên đã chủ động hòa hiếu thông qua việc cầu 283
  5. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 phong, triều cống,... Đánh bại triều Minh, nhà Thanh ra đời trên đất Trung Hoa. Chính quyền Lê - Trịnh một mặt từ chối nhận sách phong của nhà Minh, phần nữa sang cầu phong triều Thanh. Sự linh hoạt trong cách hành xử của chính quyền Lê - Trịnh đối với Trung Hoa đã tạo tiền đề cho quan hệ hai nước sau này. Khi bang giao, Đại Việt phải theo định lệ tiến cống, mỗi lần như vậy rất tốn kém. Hoàn cảnh đó sứ thần chúng ta đã chủ động xin được đổi lệ ba năm thành sáu năm mới tiến cống, thậm chí nếu trong nước có việc thì có thể nhiều hơn thế. Các nghi lễ bang giao cũng được Đại Việt chủ động bỏ bớt chỉ giữ lại những nghi thức căn bản mà không làm mất đi sự trọng thể của quốc gia trong đón tiếp sứ. Chú trọng hoạt động bang giao và xác định được tầm quan trọng của bang giao, chính quyền Lê - Trịnh đã có sự chủ động linh hoạt, hòa hiếu trong chính sách bang giao. Nhờ đó, góp phần quan trọng tạo sự ổn định của đất nước dưới thời Lê - Trịnh. 4.2. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ khi bị xâm phạm Trong bang giao, chính quyền Lê - Trịnh luôn lấy sự hòa hiếu làm đầu. Thế nhưng, khi chủ quyền bị xâm phạm thì sẵn sàng đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền mà thành quả tiêu biểu là thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành lại mỏ đồng Tụ Long. Năm 1724, tổng đốc Vân Nam là Cao Kỳ Trác chiếm và đưa lính vào khai thác mỏ đồng Tụ Long. Hành động của nhà Thanh đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt. Để ngăn chặn, chúa Trịnh một mặt ra lệnh cho trấn thủ Tuyên Quang ra sức chống giữ. Mặt khác, chính quyền Lê - Trịnh cử các sứ thần sang tranh biện, vạch định việc biên giới. Trước những bằng chứng và lý lẽ của sứ thần Đại Việt, phía nhà Thanh không thể tự bào chữa cho mình. Do vậy, vua Ung Chính nhà Thanh: “đã hạ lệnh cho viên tổng đốc rút nhân viên đóng ở các xứ thôn Tà Lộ về, còn việc lập giới mốc sau sẽ bàn riêng, quốc vương nên bình tĩnh đợi sẽ phân xử” [3, tr.341 - 342]. Sau một thời gian, vấn đề mỏ đồng Tụ Long “tranh biện và bẻ lý mãi rồi lập đồng trụ làm mốc. Thế là việc biên giới mới được ổn định. Mỏ đồng Tụ Long lại thuộc về ta” [4, tr.161]. Bên cạnh đó, Đại Việt bằng những chính sách, hành động kiên quyết trong bang giao cũng đã đấu tranh giành lại ba châu Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ và nhiều vùng đất dọc hai bên biên giới. Thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành lại mỏ đồng Tụ Long đã khẳng định chính sách đúng đắn trong bang giao của chính quyền Lê - Trịnh, đồng thời khẳng định những giá trị lớn lao của bang giao Đại Việt trong sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chính quyền Lê - Trịnh bằng chính sách kiên quyết trong bang giao đã thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm của người cầm quyền đối với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự khôn khéo trong đường lối bang giao của dân tộc. 5. Kết luận Đặt trong bối cảnh xã hội nhiều biến động, với sự tác động của các nhân tố đến từ Đại Việt và Trung Hoa, chính quyền Lê - Trịnh đã hình thành đường lối bang giao phù hợp với thời cuộc. Chính đường lối ấy đã có vai trò to lớn trong việc định quốc, an dân, bảo vệ độc lập, chủ quyền, bảo vệ vương quyền của vua Lê - chúa Trịnh. Nhìn về bang giao Đại Việt thời Lê - Trịnh là cơ sở để có thể tham chiếu một số bài học kinh nghiệm. Đó là bài học về xây dựng quan hệ hữu nghị Việt - Trung, ngoại giao phải góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, phải nâng cao vị thế của dân tộc. 284
  6. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Xuân Bảng (2000), Việt sử cương mục tiết yếu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [2] Phan Huy Chú (2008), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 1, NXB Giáo dục [3] Lê Quý Đôn (1962), Kiến văn tiểu lục, NXB Sử học, Hà Nội. [4] Ngô Cao Lãng (1975), Lịch triều tạp kỷ, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [5] Ngô Sĩ Liên (2009), Đại Việt sử ký toàn thư, Toàn tập, NXB Văn hóa thông tin. 285
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2