Đề tài nghiên cứu khoa học: Các yếu tố quyết định kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 9
download
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là điều tra các yếu tố quyết định kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh bằng hệ thống học tập điện tử. Sử dụng tài liệu hiện có, chúng tôi bắt đầu bằng cách giới thiệu và thảo luận về một mô hình nghiên cứu minh họa các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của hệ thống học tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Các yếu tố quyết định kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÃ SỐ: SV2020-123 SKC 0 0 7 3 3 7 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TÊN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÃ SỐ ĐỀ TÀI: SV2020 - 123 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thanh Huyền TP Hồ Chí Minh, 10/2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TÊN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÃ SỐ ĐỀ TÀI: SV2020 - 123 Thuộc nhóm ngành khoa học: Kế toán SV thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: 18125CL3B, Khoa Đào tạo Chất lượng cao Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Kế toán Người hướng dẫn: TS.Đàng Quang Vắng TP Hồ Chí Minh, 10/2020
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT LỜI CẢM ƠN CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát .....................................................2 1.4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3 1.6. Bố cục bài nghiên cứu ........................................................................................3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...............................5 2.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................5 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây .................................................................6 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài .........................................................................6 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước .........................................................................7 2.3. Thực tế: Áp dụng vào lĩnh vực nghiên cứu .......................................................9 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................13 3.1. Khung nghiên cứu ............................................................................................13 3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ...............................................................18 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ...........................................................................18 3.3.1. Thống kê mô tả .............................................................................................18 3.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo ......................................................................18 3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)...............................................................18 3.3.4. Xây dựng mô hình hồi qui ........................................................................19 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................23 4.1. Phân tích thống kê mô tả ..................................................................................23 4.1.1. Phân tích thống kê tần số và biểu đồ .........................................................23 4.1.2. Thống kê trung bình ..................................................................................26 4.2. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha. ..................................................................30
- 4.2.1. Phân tích cronbach’s alpha thang đo các yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. ........................................................................................................30 4.2.2. Phân tích Cronbach’s alpha thang đo Kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. ......................33 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................34 4.3.1. Phân tích EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ........................................................................34 4.4. Phân tích nhân tố khám phá thang đo Kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến. ............................................................................................................38 4.5. Phân tích tương quan PEARSON ....................................................................43 4.6. Phân tích hồi quy đa biến. ................................................................................45 4.6.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ..........................................................45 4.6.2. Kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến số độc lập ...................................46 4.6.3. Kiểm tra phân phối chuẩn phần dư ...........................................................47 4.7. Kết quả hồi quy ................................................................................................49 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ.................................................53 5.1. Kết luận ............................................................................................................53 5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................53 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................54 5.3.1. Hạn chế ......................................................................................................54 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................55
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. So sánh đào tạo trực tuyến và truyền thống 10 Bảng 4.1. Thông tin cá nhân của người trả lời 26 Bảng 4.2. Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. 32 Bảng 4.3. Hệ số Cronbach’s alpha Kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. 34 Bảng 4.4. Tổng phương sai trích lần 1 35 Bảng 4.5. Tổng phương sai trích lần 2 36 Bảng 4.6. Tổng phương sai trích lần 3 36 Bảng 4.8. Phân tích nhân tố khám phá 38 Bảng 4.9. Diễn giải các biến quan sát sau khi xoay nhân tố 40 Bảng 4.10. Ma trận tương quan giữa các nhân tố 44 Bảng 4.11. Mô hình tóm tắt 45 Bảng 4.12. Kết quả ANOVA 46
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Hệ thống quản lý học tập 5 Hình 3.1 Khung quy trình nghiên cứu 14 Hình 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới Kết quả học tập qua việc sử dụng phương pháp học trực tuyến của sinh viên trường ĐH SPKT 15 Hình 4.1 Tỷ lệ giới tính của tổng thể tham gia khảo sát 24 Hình 4.2 Tỷ lệ về năm học của tổng thể tham gia khảo sát 25 Hình 4.3 Tỷ lệ về ngành học của tổng thể tham gia khảo sát 25 Hình 4.4. Biểu đồ Histogram 48 Hình 4.5. Biểu đồ P-P Plot 49
- DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BGDĐT: bộ giáo dục đào tạo CN may: Công nghệ may EFA : nhân tố khám phá TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh SPSS : Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thanh Huyền Mã số SV: 18125027 - Lớp: 18125CL3B Khoa: Đào tạo Chất lượng cao - Thành viên đề tài: Stt Họ và tên MSSV Lớp Khoa 1 Hoàng Thị Thu Hiền 18125020 18125CL3A Đào tạo Chất lượng cao 2 Nguyễn Thị Thu 18125028 18125CL3B Đào tạo Chất Hương lượng cao - Người hướng dẫn: TS. Đàng Quang Vắng 2. Mục tiêu đề tài: Ở đề tài này nhóm đặt ra mục tiêu xem xét các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh. Từ đó đóng góp ý kiến nhằm cải thiện chất lượng học tập giúp cho việc giáo dục trực tuyến ngày càng phát triển tốt hơn. 3. Tính mới và sáng tạo: Bài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đo lường và cung cấp thêm những kết quả thực nghiệm về mối quan hệ của các nhân tố học trực tuyến và sinh viên ở trường Đại
- học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh có tác động đến sinh viên ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, sẽ cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm cho thấy tình hình phát triển chung của hệ thống học trực tuyến ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này không những rất hữu ích với các chủ thể ứng dụng phần mềm trực tuyến, mà còn tác động trực tiếp đến tầm hiểu biết của sinh viên hiện nay. 4. Kết quả nghiên cứu: Đã hoàn thành được phần giới thiệu về các yếu tố quyết định kết Giới thiệu nghiên cứu Báo cáo quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở ĐH SPKT TP.HCM Đã đưa ra một số nhận định tổng quan cho nghiên cứu về các yếu tố Tổng quan nghiên cứu Báo cáo quyết định kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở ĐH SPKT TP.HCM Đã nghiên cứu được lý thuyết thích hợp cho báo cáo về các yếu Nghiên cứu lý thuyết Báo cáo tố quyết định kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở ĐH SPKT TP.HCM 5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như kết quả học tập trong giáo dục trực tuyến ở trường đại học. Từng bước giúp người học tiếp cận và dễ dàng có cái nhìn đúng đắn về khóa học trực tuyến cũng giống như học trực tiếp. 6. Công bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
- Ngày tháng năm SV chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (kí, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): Ngày tháng năm Người hướng dẫn (kí, họ và tên)
- LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị. Đặc biệt hơn nữa là sự hợp tác của cán bộ giáo viên và sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp. Trước hết, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Đàng Quang Vắng– người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn nhóm em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học, cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong trường và ngoài trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn! TP.Hồ Chí Minh,10/2020
- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Việt Nam hiện nay, có gần 100 triệu dân và hơn 20 triệu học sinh, sinh viên cùng khoảng 2 triệu nhà giáo các cấp học với tốc độ phổ biến và sự thâm nhập thiết bị thông minh cũng tăng rất nhanh trong những năm qua. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự ra đời của mạng Internet, đem lại cho con người nhiều ứng dụng tiện ích. Hiện nay việc giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc đại học đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc, không chỉ bởi riêng chuyên gia trong ngành mà đối với cả những sinh viên đang trực tiếp học tập tại trường. Các phương pháp giáo dục ngày càng đa dạng, ngoài cách dạy truyền thống thì còn có cả học qua Internet hay còn gọi là học trực tuyến. Học trực tuyến là một thuật ngữ quen thuộc trong thời gian gần đây. Học trực tuyến đã được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. “Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận định rằng sẽ có một sự bùng nổ trong lĩnh vực E-Learning và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công của các hệ thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp học trực tuyến tại nhiều quốc gia như: Mỹ, Anh, Nhật,…” Trong đó, học trực tuyến trở thành một giải pháp của giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực cho xã hội. Đối với Việt Nam, đây còn là một hình thức tiến hành công nghiệp hóa giáo dục theo hướng phát triển. Học trực tuyến đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai học trực tuyến trong giáo dục đào tạo là một hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục thế giới. Học trực tuyến là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của phương tiện điện tử, internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đễn những người học ở bất kì nơi nào, tại bất kì thời điểm nào. Với các công cụ đào tạo truyền thống phong phú, người học trực tuyến và các buổi thảo luận trực tuyến, học trực tuyến giúp mở rộng cơ hội tiếp cận với các khóa học và đào tạo. Người học trực tuyến có thể chủ động chọn những kiến thức phù hợp với mình so với hình thức tiếp thu thụ động trên lớp. Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh cũng áp dụng mô hình học trực tuyến vì vậy nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Các yếu tố quyết định kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh” để hiểu rõ hơn. Và việc học tập trên các thiết bị thông minh là vô cùng quan trọng và thật sự cần thiết trong 1
- thời đại công nghệ số cũng như khắc phục được những khó khăn từ đại dịch Covid-19 hay thiên tai gây ra. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu chính của nghiên cứu này là điều tra các yếu tố quyết định kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh bằng hệ thống học tập điện tử. Sử dụng tài liệu hiện có, chúng tôi bắt đầu bằng cách giới thiệu và thảo luận về một mô hình nghiên cứu minh họa các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của hệ thống học tập. - Khảo sát các yếu tố quyết định kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến của trường đại học và tìm hiểu một số yếu tố tác động đến kết quả này. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu trên, chúng đặt ra 02 câu hỏi sau cho bài nghiên cứu: - Thứ nhất, trong mối quan hệ đa biến, những nhân tố nào có tác động đến kết quả học tập trong giáo dục trực tuyến? Nếu có, tác động đó là tác động cùng chiều hay ngược chiều? Độ lớn của các tác động như thế nào? Nhân tố nào có tác động lớn đến kết quả học tập của sinh viên qua giáo dục trực tuyến? - Thứ hai, từ các kết quả nghiên cứu trên, những kiến nghị, giải pháp nào được đưa ra để đảm bảo ổn định kết quả học tập trong giáo dục trực tuyến? 1.3. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát - Trong nghiên cứu này, mô hình phương trình cấu trúc được áp dụng để kiểm tra các yếu tố quyết định kết quả học tập của sinh viên ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh qua khóa học trực tuyến. Các biến độc lập có trong nghiên cứu là giảng viên, cấu trúc khóa học, phản hồi của giảng viên, động lực, phong cách học tập, sự tương tác, phương pháp học tập là những yếu tố quyết định kết quả học tập của sinh viên qua việc học trực tuyến. - Đối tượng khảo sát: 200 sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 2
- 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này tiến hành khảo sát các yếu tố quyết định kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát các sinh viên đã học trực tuyến tại Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Mình bằng một bảng câu hỏi có cấu trúc. Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 năm mức độ với 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý. Bảng câu hỏi được tiến hành hỏi thử qua 15 sinh viên để đánh giá tính dễ hiểu , cách diễn đạt từ ngữ. - Để thực hiện đề tài nhóm tôi đã sử dụng phương pháp định tính và định lượng. Từ kết quả nghiên cứu định tính xây dựng bảng câu hỏi khảo sát có tính kế thừa thang đo của những nhân tố đã nghiên cứu. Kết quả dữ liệu sau khi khảo sát chính thức chúng tôi đánh giá độ tin cậy dữ liệu bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp công cụ EFA nhằm khám phá phân tích các nhân tố trong mô hình. Sau đó sử dụng dụng cụ mô hình hồi quy đa biến để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường ĐH.SPKT. 1.6. Bố cục bài nghiên cứu Bố cục bài nghiên cứu bao gồm 05 chương chính như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Trình bày tính cấp thiết của đề tài, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu về cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu về kết quả học tập trong giáo dục trực tuyến ở trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh. Chương này đưa ra một số khái niệm, cơ sở lý thuyết trong việc nghiên cứu về các yếu tố quyết định kết quả học tập sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả cũng xác định các nhân tố quyết định kết quả học tập sinh viên trong giáo dục trực tuyến Việt Nam nói chung. 3
- Trên cơ sở các nhân tố đó, tác giả đưa ra những bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu trước về tầm quan trọng của giáo dục trực tuyến ở Việt Nam trong thế hệ 4.0. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Từ việc xác định các yếu tố tố quyết định kết quả học tập sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh trong chương 2, đưa ra quy trình thực hiện nghiên cứu định lượng trong bài nghiên cứu. Cụ thể, nhóm sẽ xác định các giả thuyết nghiên cứu; cách thức thu thập dữ liệu (bao gồm nguồn dữ liệu sử dụng); xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng (với các biến số trong mô hình); cách xác định, tính toán/ đo lường các biến số nghiên cứu định lượng; tổng quan các phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng trong bài nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đối với các tố quyết định kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục trực tuyến ở trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, đưa ra các kết luận về việc chấp nhận/bác bỏ những giả thuyết đã đặt ra trước đó, đồng thời cũng đưa ra các nhận định về tác động của việc giáo dục trực tuyến ở Việt Nam Chương 5: Kết luận, gợi ý chính sách, giải pháp của đề tài nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo Chương này sẽ tóm tắt về việc thực hiện nghiên cứu trong bài nghiên cứu, kết luận tổng quát về các kết quả nghiên cứu đã đạt được. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất nhằm thúc đẩy tầm quan trọng của việc giáo dục trực tuyến cho sinh viên Việt Nam nói chung. Ngoài ra, chương này cũng sẽ chỉ ra những giới hạn trong nghiên cứu và đưa ra các hướng nghiên cứu mở rộng trong các nghiên cứu tiếp theo. 4
- CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Cơ sở lý thuyết Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về học trực tuyến. Hiểu theo nghĩa rộng, học trực tuyến là thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập và đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin (nguồn: bản tin ĐHQG Hà Nội). Theo quan điểm hiện đại, học trực tuyến là sự phân phát nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng máy tính, mạng vệ tinh, mạng internet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video Người học Người quản trị hệ thống Người học Người dạy Hệ thống quản lý học tập Người học Công cụ xây dựng nội dung học tập Người học Nguồn: VVOB, 2010 Hình 2.1 Hệ thống quản lý học tập Trên thực tế, học trực tuyến đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức; thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực học trực tuyến đã ra đời. Nhiều hình thức đào tạo bằng học trực tuyến được hình thành như: Đào tạo dựa trên công nghệ, đào tạo dựa trên máy tính, đào tạo dựa trên web; đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa. 5
- Một hệ thống học trực tuyến bao gồm 3 phần chính: Hạ tầng truyền thông và mạng (bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng hay học viên, thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông); hạ tầng phần mềm (gồm các phần mềm LMS, LCMS, Authoring Tools...); nội dung đào tạo hạ tầng thông tin (gồm nội dung các khoá học, các chương trình đào tạo, các coursewar. Theo khảo sát của tác giả cho thấy, hiện nay có 2 hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học qua hệ thống đào tạo trực tuyến phổ biến: Giao tiếp đồng bộ và giao tiếp không đồng bộ. Giao tiếp đồng bộ là giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập tại cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video… Giao tiếp không đồng bộ là người truy cập không nhất thiết phải truy cập tại cùng một thời điểm, ví dụ như: tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc trưng của giảng dạy theo mô hình học trực tuyến là học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu của Kayode C.V. Ekwunife-Orakwue, Tian-Lih Teng (2014) Nghiên cứu này đó lường mức độ tương tác của sinh viên trong môi trường học tập trực tuyến và kết hợp tác động đến kết quả học tập của sinh viên. Được đo lường bằng mức độ hài lòng và điểm số của sinh viên. Được đo lường như tương tác của sinh viên với các sinh viên khác (tương tác của sinh viên), các công nghệ được sử dụng (tương tác về công nghệ sinh viên), người hướng dẫn (tương tác với giáo viên) và nội dung khoá học. Dữ liệu thu thập được từ 342 học sinh trực tuyến từ năm 2010 đến năm 2013. Các kết quả chỉ ra rằng tương tác về nội dung học có ảnh hưởng lướn đến kết quả học tập của học sinh so với các hình thức khác. Nghiên cứu của J.B.Arbaugh (ngày 1 tháng 12 năm 2000) Trong khi số lượng các khóa học đại học qua Internet đang tăng lên nhanh chóng, những kiến thức làm cho các khóa học, kinh nghiệm học tập hiệu quả cho sinh viên vẫn còn hạn chế. Do đó, tác giả đã thực hiện một nghiên cứu kiểm tra các tác động của các đặc điểm công nghệ, sư phạm và sinh viên đối với sinh viên học trong các khóa học MBA dựa 6
- trên Internet. Trong những đặc điểm này, tác giả thấy rằng chỉ những người phản ánh những nỗ lực của người hướng dẫn để tạo ra một môi trường lớp học tương tác có liên quan đáng kể đến việc học tập của sinh viên. Các đặc điểm khác như dễ sử dụng của gói phần mềm khóa học, tính linh hoạt của môi trường lớp học trực tuyến và lượng thời gian sinh viên đăng nhập vào khóa học Trang web không liên quan đáng kể đến việc học của sinh viên. Những phát hiện này cho thấy rằng trong một số mức độ tinh vi công nghệ có thể quan trọng, thì chuyên môn giảng dạy có thể là tiêu chí chính để giảng dạy thành công trong môi trường lớp học trực tuyến. Do đó, giáo viên hướng dẫn có thể cần dành nhiều thời gian hơn để phát triển và trau dồi các kỹ năng giảng dạy như làm việc đồng thời với một số nhóm sinh viên nhỏ hơn, phát triển các câu hỏi thảo luận thú vị và thúc đẩy sự thân mật. Để hỗ trợ sự phát triển của khoa này, các trường có thể sẽ cần đầu tư cơ sở hạ tầng đáng kể để đảm bảo rằng các khóa học trực tuyến của họ có lợi cho giảng dạy và công nghệ cho việc học của sinh viên. Nghiên cứu của William A. Drago, Richard J. Wagner (2004) Sinh viên ưa thích phong cách học tập đa dạng và người hướng dẫn phải thiết kế và cung cấp các khóa học để đáp ứng nhu cầu của những sinh viên đó. Nghiên cứu này nghiên cứu bốn phong cách học tập sinh lý của thị giác, âm thanh, đọc ‐ viết và động học khi chúng áp dụng cho giáo dục trực tuyến. Các phát hiện cho thấy sinh viên trực tuyến có nhiều khả năng học tập hình ảnh và đọc ‐ viết mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, người học đọc viết và sinh viên mạnh ở cả bốn kiểu học có khả năng đánh giá hiệu quả khóa học thấp hơn so với các sinh viên khác trong khi những người học và học sinh không biết đọc bất kỳ phong cách học nào có khả năng đánh giá hiệu quả khóa học cao hơn những học sinh khác. Không thể phủ nhận giáo dục trực tuyến đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, hiện nay có 8 quốc gia đang dẫn đầu thế giới về giáo dục trực tuyến là: Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc, Malaysia, Australia và Nam Phi. 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu An, Nguyễn Thị Ngọc Thứ, Đinh Thị Kiều Oanh, Nguyễn Văn Thành (2016) 7
- Các phương pháp phân tích chính của nghiên cứu này là Phân tích Yếu tố Khám phá (EFA). Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 561 sinh viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hai yếu tố ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên là yếu tố bản thân sinh viên và yếu tố năng lực giảng viên. Trong đó, các yếu tố thuộc về sinh viên bao gồm kiến thức tiếp thu được sau quá trình học tập, động cơ học tập, động lực bản thân của sinh viên năm nhất, năm hai đại học ảnh hưởng đến kết quả học tập cao hơn yếu tố năng lực. cho các giảng viên Nghiên cứu của Lê Hiếu Học, Đào Trung Kiên (năm 2016) Hệ thống học trực tuyến đóng một vai trò quan trọng trong việc chia sẻ chuyển giao tri thức, đặc biệt là trong các tổ chức giáo dục, chẳng hạn như các trường đại học. Nếu một trường đại học muốn thúc đẩy sinh viên sử dụng hệ thống học trực tuyến thành công, các nhà quản lý của trường đó cần phải tìm hiểu các yếu tố thiết yếu có tác động như thế nào đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống học trực tuyến của sinh viên. Để làm như vậy, nghiên cứu này được thiết kế để đo lường tác động của rào cản và yếu tố hỗ trợ đến quá trình chấp nhận sử dụng hệ thống học trực tuyến của sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST). Từ 205 câu trả lời phù hợp của sinh viên đã tham gia các khóa học học trực tuyến tại ĐHBKHN, kết quả cho thấy ý định sử dụng hệ thống học trực tuyến của sinh viên bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố chính bao gồm (1) cảm nhận hiệu quả; (2) tính hữu ích được cảm nhận; (3) sự tiện lợi; và (4) các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật. Mặc dù thực tế là ba yếu tố đầu tiên có tác động tích cực, nhưng các “rào cản kỹ thuật” lại có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng hệ thống học trực tuyến của học sinh. Như vậy, theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, thị trường giáo dục đào tạo trực tuyến tại Việt Nam có nhiều tiềm năng, với quy mô lớn cùng tốc độ tăng trưởng doanh thu hơn 40% mỗi năm, ước tính quy mô thị trường không dưới 2 tỷ USD. Do đó, không chỉ các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư ở châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore. Thống kê đến hết năm 2016, Việt Nam đã có 309 dự án đầu tư vào giáo dục và đào tạo với tổng số vốn đăng ký hơn 767 triệu USD. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5316 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2194 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang
63 p | 1814 | 382
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 924 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1944 | 221
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 674 | 182
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 519 | 74
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa
27 p | 395 | 60
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 331 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp về việc giết mổ gia súc gia cầm thủ công tự phát trên địa bàn thành phố Thủ Dầu một hiện nay
22 p | 236 | 38
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 295 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam
105 p | 49 | 18
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 167 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ: Đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn ở tỉnh Bạc Liêu
97 p | 73 | 8
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 134 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu các hệ chi đo trong phòng thí nghiệm xử lý hạt nhân
90 p | 87 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn