Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam từ năm 2008 tới 2015
lượt xem 59
download
Đề tài trình bày về các nội dung: Lý thuyết chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế ở Việt Nam, chuyển dịch trong nội bộ ngành, đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam từ năm 2008 tới 2015
- MỤC LỤC I Lý thuyết chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế...................................2 II Xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế ở Việt Nam.........................................3 1.Tốc độ tăng trưởng theo GDP và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế 3 2. Cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế......................................................4 3.Cơ cấu lực lượng lao động phân theo ngành kinh tế...................................9 4.Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo ngành kinh tế........................11 5.Xu thế mở của nền kinh tế Việt Nam.........................................................13 5.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2008 đến 2015.........13 5.2 Các nhóm hàng hóa trong xuất –nhập khẩu của Việt Nam...................14 5.2.1 Các nhóm mặt hàng xuất khẩu chính..............................................14 5.2.2 Các nhóm mặt hàng nhập khẩu chính.............................................15 6. So sánh với các nước trên thế giới..............................................................17 6.1 So sánh về GDP theo ngành kinh tế của một số nước..........................17 6.2 So sánh về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế.....................................18 6.3 Giải pháp.................................................................................................19 III Chuyển dịch trong nội bộ ngành....................................................................20 1. Khu vực I......................................................................................................20 1.1 Tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 20082015..........................20 1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá trị sản xuất..............22 1.2.1 Chuyển dịch giữa ba nhóm ngành : nông nghiệp thuần,Lâm nghiệp,thủy sản...................................................................................................22 1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành nông nghiệp thuần......25 1.2.3 Chuyển dịch trong nội bộ ngành lâm nghiệp..................................28 1.2.4 Chuyển dịch trong nội bộ ngành thủy sản......................................29 2. Khu vực II....................................................................................................29 2.1 Tăng trưởng kinh tế ngành công nghiệp...............................................29 2.2 Chuyển dịch nội bộ ngành công nghiệp theo giá trị sản xuất.............31 3. Chuyển dịch nội bộ ngành dịch vụ năm 20082015...................................32 3.1 Tăng trưởng kinh tế ngành dịch vụ.......................................................32 3.2 Chuyển dịch nội bộ ngành dịch vụ theo giá trị sản xuất.....................35 III Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta....................37 IIII Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam.......................38 1
- I Lý thuyết chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu kinh tế :là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau,tác động qua lại với nhau trong không gian và thời gian nhất định trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng,cả về số lượng lẫn chất lượng phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế gồm cơ cấu ngành kinh tế,cơ cấu vùng kinh tế,cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế,thể hiện mối quan hệ hữa cơ và sự tác động qua lại về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Phân ngành kinh tế ở Việt Nam chia thành ba khu vực khu vực I : nông lâm ngư ngiệp;khu vực II : công nghiệp ; khu vực III dịch vụ. Trong chuyển dịch ngành kinh tế có các biểu hiện là : +thay đổi tỷ trọng các ngành trong tổng thể nền kinh tế +thay đổi tỷ trọng trong nội bộ ngành +thay đổi vị trí mối quan hệ giữa các ngành +thay đổi số lượng ngành. Yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế +Do yêu cầu tất yếu của việc nâng cao sức cạnh tranh chủ động hội nhập kinh tế khu vực quốc tế. +yêu cầu của việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa 2
- +yêu cầu tất yếu của sự ngiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. II Xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế ở Việt Nam Năm 2008 là năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu việt nam không nằm khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của nó.Từ năm 2008 tới nay bước qua khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế nền kinh tế ta có những chuyển dịch rõ rệt.Bài luận sẽ bàn về sự chuyển dịch ngành kinh tế ở Việt Nam từ năm 2008 tới nay Sự chuyển dịch ngành kinh tế ở việt nam từ năm 2008 tới năm 2015 có sự chuyển biến với 4 xu hướng chuyển dịch là : • Giảm tỷ trọng NN, tăng tỷ trọng CNvà DV • Tốc độ tăng của ngành DVcó xu thế nhanh hơn tốc độ tăng của CN • Tăng dần tỷ trọng các ngành sản phẩm có dung lượng vốn cao • Xu thế “mở” của cơ cấu kinh tế Chúng ta sẽ làm rõ các xu hướng qua các số liệu về cơ cấu kinh tế việt nam theo nhóm ngành số liệu từ năm 2008 tới nay; độ tăng trưởng theo GDP và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế;số liệu về lao động và vốn theo các ngành kinh tế,số liệu về xuất nhập khẩu của Việt Nam và so sánh với các nước trên thế giới. 1.Tốc độ tăng trưởng theo GDP và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng theo GDP và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế (Đơn vị %) (Nguồn tổng cục thống kê) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 3
- GDP 6,31 5,23 6,78 5,89 5,25 5,42 5,98 6,68 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,07 1,83 2,78 4,01 2,68 2,64 3.49 2,41 Công nghiệp và xây dựng 6,33 5,52 7,70 5,53 5.75 5,43 7,14 9,64 Dịch vụ 7,18 6,63 7,52 6,99 5.9 6,57 5,96 6,33 Nhận xét: Tăng trưởng của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm nhanh qua từng năm.Năm 2008 là 4.07%,năm 2009 giảm mạnh xuống còn 1.83% sau đó tăng trong 2 năm tiếp theo 2010 1,83%,năm 2011 4,01%.tăng trưởng nông nghiệp trong năm 2012,2013 giảm mạnh xuống còn 2.68%(2012) và 2.64%(năm 2013) nhưng 2014 tăng lên 3.49% và giảm xuống 2.41% năm 2015.Tăng trưởng ngành nông nghiệp không ổn định hìn chung có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng không ổn định năm 2009 giảm từ 6,33% năm 2008 xuống 5,52% nhưng 2010 tăng lên 7,7% và giảm trong năm 2011 (5.53%),tăng nhẹ trong năm 2012(5.75%) giảm xuống trong năm tiếp theo 2013(5.43%),2014 và 2015 có sự tăng mạnh trở lại năm 2014 là 5,96% năm 2015 là 6.33%. Tăng trưởng ngành dịch vụ cũng không ổn định,bị sụt giảm nguyên nhân từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với sự sụt giảm từ các hoạt động tài chính ngân hàng năm 2009 giảm từ 7.18 năm 2008 xuống còn 6.63 năm 2009 và tăng lên trong năm 2010 (7.52%) đặc biệt giảm mạnh trong năm 2011(6.99%) và năm 2012 còn 5.9% năm 2012.Ngành dịch vụ được phục hồi tăng lên trong năm tiếp 6.57% năm 2013,giảm trong năm 2014 còn 5.96% và 2015 tăng lên 6.33%. Trong khoảng thời gian từ năm 2008 tới năm 2015 nền kinh tế thế giới nói chung và việt nam nói riêng có sự biến động mạnh từ cuộc khủng hoảng kinh tế 4
- toàn cầu năm 2008.Giá trị gia tăng của ba ngành kinh tế cơ bản là ngành Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ trong những năm qua còn quá thấp so với chỉ tiêu đề ra: Giá trị gia tăng bình quân trong 4 năm của ngành Công nghiệp, Xây dựng đạt 5,99%/năm, trong khi chỉ tiêu kế hoạch là 7,8 – 8%/năm. Cùng với đó, ngành dịch vụ tăng bình quân là 6,53%/năm so với chỉ tiêu kế hoạch là 7,8 – 8%/năm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 là 5,25%, không những thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch mà còn là năm có mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 14 năm qu 2. cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế Bảng 2: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế Đơn vị: % Khu vực 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 kinh tế Nônglâm thủy hản 21,99 20,91 20,58 22,01 19.7 18.38 18.12 17 sản Công nghiệp 39,91 40,24 41,09 40,2 38.6 38.31 38.5 39.6 Dịch vụ 38.1 38,85 38,33 37,79 41.7 43.31 43.38 43.4 (Nguồn tổng cục thống kê) Nhận xét: Kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay được thể hiện trên một số điểm. Việt Nam xuất phát từ nông nghiệp đi lên, do vậy, sự chuyển dịch rõ nhất trong thời gian qua là tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành nông, lâm nghiệp 5
- thủy sản giảm xuống còn là tỷ trọng của 2 nhóm ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng lên. Tỷ trọng nghành công nghiệp,dịch vụ luôn cao hơn ngành nông nghiệp Trong giai đoạn này nền kinh tế có sự chuyển dịch nhưng khá chậm. Tỷ trọng ngành Nông nghiệp liên tục giảm qua các năm 2008,2009,2010.tới năm 2011 tăng trở lại sau đó liên tục giảm.năm 2008 là 21.99 năm 2009 là 20.91 năm 2010 là 20.58 .năm 2011 tăng lên 22.01năm tỷ trọng khu vực I giảm liên tục trong 3 năm tiếp theo 2012 là 19.7%,2013 là 18.38%,năm 2014 là 18.12%,năm 2015 là 17%. Tỷ trọng ngành công nghiệp có sự biến động nhẹ qua các năm.Tăng tỷ trọng công nghiệp trong hai năm từ 39.91% năm 2008 tới năm 2009 (40.24%),2010 (41.09%) và giảm và biến động nhẹ trong các năm tiếp 2011 là 40.2%,2012 giảm còn 38.6%,năm 2013 38.31%,năm 2012 tăng lên là 38.5%,năm 2015 là 39.6%. Tỷ trọng ngành dịch vụ biến động trong các năm 2008 tới 2011 và tăng nhanh trong năm 2012,2013.tăng chậm trong năm 2014,2015.năm 2008 là 38.1 năm 2009 tăng chậm lên 38.85 và giảm trong năm 2010(38.33%) ,2011(37.79) năm 2012 tăng nhanh lên 41.7 tăng liên tục tới năm 2015 là 43.4 Tốc độ tăng của ngành dịch vụ có xu thế nhanh hơn công nghiệp xây dựng.nhìn vào số liệu trong bảng ta có thể thấy rõ điều ấy.Độ tăng lớn nhất của tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế là 1.6%(năm 2011 tới 2012) ,của dịch vụ là 3.91(năm 2011 tới 2012). Trong giai đoạn này ta thấy được sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I tăng tỷ trọng khu vực II,III nhưng sự chuyển dịch còn khá chậm và so với thế giới thì tỷ trọng ngành dịch vụ vẫn còn khá thấp,nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. 6
- Thành tựu: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam có thể nói là đã đi đúng xu hướng phát triển của thế giới: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ Nhóm ngành nông nghiệp vẫn đảm bảo tăng trưởng trong GDP, nhưng trong cơ cấu ngành kinh tế thì đã dần giảm bớt Tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp xây dựng tăng lên phù hợp với tư duy chiến lược.. Công nghiệp xây dựng nhờ đó đã có sự phát triển liên tục với tốc độ cao, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, trở thành động lực và đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Thời gian qua, do phải tập trung cao vào việc thực hiện mục tiêu ưu tiên, nên việc triển khai thực hiện việc tái cơ cấu chưa được nhiều, cần phải đẩy mạnh trong thời gian tới Tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ trong GDP đã tăng lên và đã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 nhóm ngành. Việc gia tăng tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ như trên phù hợp với chủ trương mở cửa sâu rộng hơn theo cam kết hội nhập với các nước trong khu vực cũng như thế giới Hạn chế: Tuy rằng đạt được những thành tựu nhất định trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhưng trong khu vực tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP của Việt Nam khá thấp, đứng thứ 6/11 nước. So với thế giới thì còn thấp hơn rất nhiều. Mặc dù định hướng đúng xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam rất chậm chạp, chưa tạo ra được nhiều ảnh hưởng tích cực sâu sắc đến nền kinh tế. Sự chuyển dịch nhanh hay chậm của 7
- cơ cấu nhóm ngành trong GDP phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Trong đó ảnh hưởng không nhỏ là cơ cấu lao động và cơ cấu vốn đầu tư. Thời gian qua do còn tập trung vào nhiều mục tiêu kinh tế khác, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Chuyển dịch cơ cấu chưa tạo được nền tảng vững chắc cho kinh tế vĩ mô và phát triển trong dài hạn. Nguyên nhân: Cơ cấu đầu tư bất hợp lý, không chú trọng đầu tư theo chiều sâu Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành chưa diễn ra theo 1 quy hoạch Trình độ công nghệ thấp Môi trường ngành dịch vụ thiếu tính cạnh tranh lành mạnh Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển Thiếu đội ngũ lao động có chuyên môn, trình độ, tay nghề cao. 3. cơ cấu lực lượng lao động theo ngành kinh tế Bảng 3 cơ cấu lực lượng lao động theo ngành kinh tế (đơn vị %) 8
- Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Quý II 2015 Khu vực 100 100 100 100 100 100 100 100 kinh tế Nông, lâm 52.3 51.5 49.5 48.4 47.4 46.8 46.3 44.7 nghiệp và thủy sản Công nghiệp 19.3 20 20.9 21.3 21.2 21.2 21.4 22.1 và xây dựng Dịch vụ 28.4 28.4 29.6 30.3 31.4 32 32.2 33.2 ( Nguồn niên giám thống kê bộ kế hoạch đầu tư) Nhận xét Có sự di chuyển lực lượng lao động từ khu vực I sang khu vực II,III lực lượng lao động trong nhóm ngành nông nghiệp vẫn chiếm nhiều nhất bình quân 8 năm này là 48.36% nhưng có xu hương giảm qua các năm.năm 2008 là 52.3% năm 2014 còn 46.3%. Lực lượng lao động ở khu vực dịch vụ có xu hướng tăng chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu lao động bình quân 8 năm là 30.69%.Tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ liên tục tăng nhưng tăng chậm. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp có xu hướng tăng nhẹ chỉ giảm nhẹ trong năm 2012 và 2013 từ 21.3%(2011) xuống 21,2%.nói chung sự di chuyển lao động còn khá chậm chạp. Nhìn vào cơ cấu lao động ta thấy nền kinh tế nước ta vẫn còn lạc hậu và phụ thuộc vào nông nghiệp khi mà gần một nửa lao động làm trong khu vực I và sự di chuyển lao động còn khá chậm chạp chưa theo kịp xu thế hiện đại. 9
- 4. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế Bảng 4: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế (đơn vị tỷ đồng) (Nguồn niên giám thống kê bộ kế hoạch đầu tư) Nhận xét Tỷ lệ vốn đầu tư cho ngành nông lâm ngư ngiệp rất thấp trung bình đạt 5.8%/năm.liên tục giảm từ năm 2010 tới 2013 tăng ít trong năm 2014 từ 5.82 lên 6.03.Tỷ lệ vốn đầu tư cho ngành này rõ ràng không tương xứng với đóng góp gdp mà ngành này mang lại,tỷ lệ vốn đầu tư còn quá thấp và không tương xứng. Tỷ lệ vốn đầu tư cho ngành công nghiệp rấttổng vốn đầu tư trung bình đạt 42.8%/năm con số này khá cao. Tỷ lệ vốn đầu tư cho dịch vụ ở mức cao trên 50% vốn.trung bình chiếm 51.4%/năm trong tổng vốn đầu tư. 5.Xu thế mở của nền kinh tế Việt Nam 5.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2008 đến 2015 Bảng 5 Số liệu xuất – nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2008 tới nay Năm Tổng xuất Xuất khẩu Nhập khẩu GDP Tính mở nhập khẩu (Triệu USD) (Triệu USD) (Tỷ USD) trong (Triệu USD) chuyển 10
- dịch 2008 143 399 62 685 80 714 99130 144,6% Mở 2009 127 045 57 096 69 949 106010 119,8% Mở 2010 157 075 72 237 84 839115930 135,5% Mở 2011 203 656 96 906 106 750 135540 150,2% Mở 2012 228 310 114 529 113 780 155820 146,52% Mở 2013 264 066 132033 132033 171220 154,2% Mở 2014 298 067 150217 147850 186200 160,1% Mở 2015 327 920 162250 165670 204000 160,7% Mở (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Biểu đồ 1: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóavà cán cân thương mại giai đoạn 20062015 5.2 Các nhóm hàng hóa trong xuất – nhập khẩu của Việt nam 5.2.1Các nhóm mặt hàng xuất khẩu chính Điện thoại các loại & linh kiện 11
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện Hàng dệt may Giày dép các loại Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng Gỗ & sản phẩm gỗ4.7. Phương tiện vận tải và phụ tùng Hàng thủy sản Cà phê Túi xách, ví, va li, mũ và ô 5.2.2 Các nhóm mặt hàng nhập khẩu chính Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: Việt Nam nhập khẩu máy móc thiết bị và phụ tùng chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc, tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc; Nhật Bản, Đài Loan,… Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện Nhóm hàng nguyên, phụ liệu dệt may, da, giày (gồm bông, vải, xơ sợi dệt các loại và nguyên phụ liệu dệt may, da giày khác) Điện thoại các loại và linh kiện Sắt thép các loại Chất dẻo nguyên liệu Kim loại thường khác Sản phẩm chất dẻo 12
- Sản phẩm hóa chất Xăng dầu các loại. Biểu đồ 2: Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước Nhập khẩu 13
- Xuất khẩu Nguồn: Tổng cục Hải quan Nhận xét Dựa vào số liệu về xuất nhập khẩu ta thấy nền kinh tế việt nam là nền kinh tế mở.Từ năm 2008 tới năm 2011 chúng ta nhập siêu,nhập với những mặt hàng chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng.năm 2012 tới năm 2014 chúng ta xuất siêu với mặt hàng xuất khẩu chính là hàng dệt may,dày dép Cà phê, Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện. Kể từ khi thực hiện đổi mới kinh tế vào năm 1986 Việt Nam đã luôn tích cực và chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã ở mức hơn 160% GDP. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký giai đoạn 1988 2014 đạt hơn 290 tỷ USD, còn vốn FDI thực hiện trong cùng thời kỳ là hơn 124 tỷ USD. Sự gia tăng quy mô thương mại và đầu tư nói trên đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của Việt Nam theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp có năng suất thấp, đồng thời tăng tỷ trọng của các ngành công 14
- nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn, chẳng hạn như các ngành dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, chế biến nông thuy sản…, từ đó góp phần cải thiện tốc độ ̉ tăng trưởng GDP và mức thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của chúng ta còn chậm. Số lượng lao động tuyệt đối làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp hơn một thập kỷ qua không giảm, mà luôn xoay quanh mức 24 triệu người. Một trong những nguyên nhân khiến quá trình chuyển dịch lao động từ nông lâm ngư nghiệp sang các ngành khác diễn ra chưa mạnh như mong muốn là do chúng ta chưa tập trung đúng mức cho việc phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động để kéo người nông dân ra khỏi nông thôn nhiều hơn nữa, trong khi lại đầu tư nhiều cho các ngành khai khoáng, lọc dầu, luyện thép… là những ngành thâm dụng vốn. Nhưng thách thức lớn hơn là sự tăng chậm của vốn đầu tư nói chung trong giai đoạn gần đây. Nếu như trong giai đoạn 2005 2010, tổng vốn đầu tư toàn xã hội theo giá so sánh năm 2010 tăng từ mức 447.000 tỷ đồng lên mức 830.000 tỷ đồng, thì đến năm 2014 con số đạt được chỉ là 957.000 tỷ đồng, tức là có sự gia tăng rất chậm trong giai đoạn từ 2010 đến nay. Sự tăng trưởng chậm của vốn đầu tư toàn xã hội là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và tốc độ tăng việc làm của cả nước liên tục giảm từ năm 2011 là 2,66%, năm 2012 là 2,13%, năm 2013 là 1,53% và năm 2014 chỉ 1,03%. Điều này đã và đang khiến tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc làm bị ảnh hưởng mạnh và khả năng vượt qua các thách thức (tạo việc làm cho lao động bị mất việc tại các ngành không có lợi thế như ngành chăn nuôi) khi tham gia vào hội nhập cũng bị suy giảm theo. 15
- 6. So sánh với các nước trên thế giới 6.1 So sánh về cơ cấu gdp theo ngành kinh tế của một số nước Ở thời điểm hiện tại, khi mà các nước công nghiệp phát triển đã chuyển sang giai đoạn khu vực dịch vụ chiếm phần l ớn nh ất trong c ơ c ấu kinh t ế qu ốc gia và đóng góp phần lớn nhất cho mức tăng trưởng GDP hàng năm, thì cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam vẫn chủ yếu phản ánh tình trạng của một nền kinh tế kém phát triển. Đối với các nước OECD, từ hàng thập kỷ qua, tỷ phần của khu vực dịch vụ đã lớn hơn của cả hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp cộng lại. Nhiều nước đang phát triển xung quanh, khu vực nông nghiệp cũng đã giảm xuống chỉ còn chừng trên dưới 10% tổng GDP. Bảng 6: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của một số nước (%) T Nước Nông nghiệp Công Dịch vụ T nghiệp 1 Việt Nam 21,8 40,0 38,2 2 Nhật Bản 1,0 32,1 66,4 3 Đài Loan 1,9 30,9 67,2 4 Hàn Quốc 4,0 41,4 54,1 5 Malaysia 8,0 49,6 41,9 6 Thái Lan 10,0 40,0 49,8 7 Philippin 15,0 31,2 53,6 16
- 8 Trung Quốc 15,0 52,2 32,9 6.2 so sánh về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Mức độ lạc hậu về cơ cấu còn thể hiện rất rõ qua cơ cấu lao động khi so sánh với một số nước trong vùng có cùng điểm xuất phát từ một nước nông nghiệp khi bắt đầu tiến hành CNH. Nếu coi mức độ giảm bớt tỷ trọng lao động nông nghiệp như là một trong những chỉ số căn bản quan trọng phản ánh mức độ tiến triển của CNH, thì Việt Nam hiện tại còn thua kém các nước mới công nghiệp hóa Đông Á ở thời điểm hơn 50 năm về trước (bảng 3). Tình trạng cơ cấu này cho phép tiếp tục có sự chuyển dịch lớn nguồn lao động từ khu vực nông nghiệp (và dịch vụ chất lượng thấp) sang khu vực công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Bảng 7: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của một số nước (%) TT Nước Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1 Việt Nam 67,2 12,5 20,3 2 Nhật Bản 45,2 26,6 28,2 3 Đài Loan 56,0 20,8 23,3 4 Hàn Quốc 57,2 18,0 24,8 Nguồn tổng cục hải quan 6.3. Giải pháp Tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở nước ta 17
- trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Kết quả là, tất cả các ngành kinh tế đều phát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ cần phát triển nhanh hơn, biểu hiện là tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình chuyển biến căn bản về phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Xoá bỏ tình trạng chia cắt về thị trường giữa các vùng; xoá bỏ tình trạng tự cung tự cấp, đặc biệt là tự cung, tự cấp về lương thực của từng vùng, từng địa phương. Mỗi địa phương cần đặt mình trong một thị trường thống nhất, không chỉ là thị trường cả nước mà còn là thị trường quốc tế, trên cơ sở đó xác định những khả năng, thế mạnh của mình để tập trung phát triển, tham gia vào quá trình phân công và hợp tác lao động có hiệu quả. Tập trung đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, giảm đầu tư cho các ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình phân công lao động xã hội, là quá trình chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là giải pháp vừa cấp bách, vừa triệt để để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay, đồng thời là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH. III Chuyển dịch trong nội bộ ngành 1 khu vực I 18
- 1.1 Tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 2008 – 2015 Số liệu thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 20082015 thể hiện tính không ổn định. Năm 2008 tăng trưởng nông nghiệp đạt 4,07% và cũng là năm tăng mạnh nhất trong giai đoan này, sau đó giảm mạnh vào năm 2009 còn 1,83% và tiếp tục tăng lên năm 2010, 2011( đạt 4,01%), rồi lại giảm năm 2012, tăng lên năm 2013, 2014 rồi giảm năm 2015( còn 2,41%). Cụ thể được phản ánh ở biểu đồ sau: Bảng 8: Tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 2008 – 2015 (Đơn vị %) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng 4,07 1,83 2,78 4,01 2,68 2,64 3.49 2,41 trưởng GDP(%) Đóng góp 21,99 20,91 20,5 22,0 19.7 18.3 18.1 17 trong GDP(%) Biểu đồ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 2008 – 2015 Trong giai đoạn 20082015 cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sản trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần từ 22,1% xuống còn 17% (trừ năm 2011 đạt mức 22,01%). Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm dần là phù hợp với khuynh hướng phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hóa của nước ta. Xu thế biến đổi chung về tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp giai đoạn 20082015 là, sau khi gia nhập WTO vào năm 2007 và ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) với một số quốc gia thì tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam đã giảm đi do tác động tiêu cực của giá cả thị trường thế giới về vật tư và sản phẩm (giá vật tư tăng nhanh, trong khi giá nông sản không tăng hoặc giảm, tạo ra giá cánh kéo bất lợi cho sản xuất nông nghiệp) và gia tăng các rào cản thương mại về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam. 19
- 1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá trị sản xuất 1.2.1. Chuyển dịch giữa 3 nhóm chuyên ngành:nông nghiệp thuần, lâm nghiệp, thủy sản Cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá trị giữa 3 nhóm chuyên ngành: nông nghiệp thuần, lâm nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 20082015 được phản ánh qua bảng: Bảng 9: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp thời kỳ 2008 2015 (giá hiện hành) Năm GTSX toàn Nông Cơ cấu Thuỷ sản Cơ cấu Lâm Cơ cấu ngành NN nghiệp (%) ( tỷ đồng) (%) nghiệp (%) (tỷ đồng) thuần (tỷ đồng) (tỷ đồng) 2008 326.505 257.251 78,79 58.409 17,89 10.845 3,32 2009 346.786 272.378 78,54 61.756 17,81 12.652 3,65 2010 407.647 319.047 78,27 74.102 18,18 14.498 3,55 2011 558.284 441.569 79,10 99.432 17,81 17.283 3,09 2012 638.386 495.592 77,63 121.936 19,1 20.840 3,27 2013 658.779 503.556 76,44 131.227 19,92 23.996 3,64 2014 696.969 520.500 74,68 148.931 21,37 27.538 3,95 2015 712.460 533.615 74,90 147.911 20,76 30.934 4,34 (Nguồn: Số liệu thông kê Tổng cục thống kê 20082015) Về giá trị sản xuất toàn ngành và các chuyên ngành. Trong giai đoạn 2008 2015, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp theo giá hiện hành đã tăng 2,18lần, từ 326,5ngàn tỷ đồng lên 712,5 ngàn tỷ đồng. Trong đó, chuyên ngành nông nghiệp thuần tăng 2,07 lần, từ 257,2 ngàn tỷ lên 533,6 ngàn tỷ; lâm nghiệp tăng 2,85 lần, từ 10,8ngàn tỷ lên 30,9 ngàn tỷ; thủy sản tăng 2,53 lần, từ 58,4 ngàn tỷ lên 147,9 ngàn tỷ VNĐ, phản ánh chuyên ngành nông nghiệp thuần có giá trị sản xuất cao 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới”
87 p | 308 | 122
-
Đề tài "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá"
26 p | 259 | 82
-
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu lao động Hương Thuỷ
35 p | 210 | 53
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu công nghiệp-khu chế xuất TP.HCM đến năm 2020
51 p | 211 | 39
-
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ trước năm 1985-1988 tới nay.
38 p | 127 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
169 p | 22 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
115 p | 11 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng
112 p | 22 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đăk Lăk
133 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
115 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Buôn Ma Thuột
93 p | 5 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
119 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
116 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
133 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
97 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng theo hướng bền vững
109 p | 3 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội đến năm 2020
108 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn